Masan mua thêm cổ phần The CrownX, tăng sở hữu lên 84,9%

(Vietnamdaily) - Ngày 1/7/2021, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) công bố tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX (TCX) - công ty con trong mảng kinh doanh hàng tiêu dùng-bán lẻ (TCX là công ty mẹ của VCM và MCH).
 

Theo đó, MSN tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX từ 80,2% lên 84,9% qua việc mua lại cổ phần thứ cấp từ một cổ đông khác của The CrownX.

Masan tin tưởng giao dịch này đã sử dụng tối ưu lượng tiền mặt của Công ty và kỳ vọng vào quỹ đạo lợi nhuận và tăng trưởng của The CrownX.

Alibaba Group và Baring Private Equity Asia không tham gia vào giao dịch này. Ban điều hành cho biết vẫn đang có kế hoạch huy động thêm 300-400 triệu USD vốn đầu tư vào The CrownX trong nửa cuối năm 2021.

Masan mua them co phan The CrownX, tang so huu len 84,9%
 

Về hoạt động kinh doanh của VinCommerce (VCM), công ty đạt điểm hòa vốn ở cấp độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT) trong tháng 6/2021 và ban lãnh đạo đặt mục tiêu VCM sẽ có EBIT dương trong 6 tháng cuối năm 2021.

VCM đạt mục tiêu sẽ mở tổng cộng 300-500 cửa hàng mới trong năm 2021. Ban lãnh đạo kỳ vọng các cửa hàng mới sẽ đạt điểm hòa vốn ở cấp độ EBITDA sau 6-12 tháng hoạt động.

Đối với các cửa hàng kiosk Phúc Long nằm trong các cửa hàng WinMart+, tính đến cuối tháng 6, đã có 50 kiosk đang hoạt động. Masan đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 thì con số này sẽ tăng lên 1.100 kiosk. Các kiosk Phúc Long được kỳ vọng sẽ giúp cho WinMart+ cải thiện đáng kể biên lợi nhuận.

Còn với Masan Consumer Holdings, công ty tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số về cả doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2021, tốt hơn nhiều so với tình hình khó khăn chung của cả ngành FMCG.

Năm thứ 7 liên tiếp Masan Group trả cổ tức bằng tiền mặt

(Vietnamdaily) - Sáng 30/6, Tập đoàn Masan và hai công ty thành viên niêm yết là Masan Consumer và Masan MEATLife cùng tổ chức Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) 2020.

Nam thu 7 lien tiep Masan Group tra co tuc bang tien mat
 Đại hội cổ đông Masan Group.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là dẫn đầu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc chứ không chỉ giới hạn ở một vài địa phương. Thay vì chỉ ở mức 8% hiện nay, kênh mua sắm hiện đại dự kiến sẽ chiếm 30% toàn ngành bán lẻ vào năm 2025 và Masan có thể gia tăng quy mô này lên đến 50%".

Masan đặt mục tiêu lãi tối thiểu 5.000 tỷ, cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45%

(Vietnamdaily) - Năm 2021, Masan Consumer lên kế hoạch lãi ròng tối thiểu 5.000 tỷ đồng, tăng 11-22% so năm 2020.

Theo tài liệu công bố, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2021 với doanh thu thuần từ 27.000 - 30.500 tỷ đồng, tăng tối đa 31% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty trong khoảng 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng tối đa 22%.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%
 Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Masan Consumer

HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2021 và uỷ quyền cho HĐQT tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hoá dòng tiền để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Trong năm 2020, Masan Consumer thực hiện được 23.343 tỷ doanh thu thuần và 4.520 tỷ lợi nhuận sau thuế. Công ty quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 45% cho cổ đông và được chia thành nhiều đợt.

HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2021 là 0 đồng nhưng năm 2021 sẽ không quá 2 tỷ đồng.

Masan Consumer tiếp tục trình cổ đông kế hoạch phát hành tối đa 1% cổ phần ESOP với giá 70.000 đồng/cp trong năm 2021 hoặc 4 tháng đầu năm 2022.

Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%-Hinh-2
 

Về tình hình kinh doanh năm 2020, tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan Consumer là 42,5 %, thấp hơn so với mức 43% năm 2019, do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp.

Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 4.026 tỷ đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng, tiếp thị.

Masan Consumer dự kiến năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.

Dự đoán giá nguyên liệu đầu vào chủ chốt của Masan trong năm 2021 sẽ tăng cao. Do đó, sẽ tác động xấu dẫn đến biên lợi nhuận giảm trong những ngành kinh doanh của Masan. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.

Dự kiến năm 2021, ngành nước tăng lực của công ty sẽ đạt 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ uống của Masan.

Tin mới