Masan lên kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng, phát hành 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi

(Vietnamdaily) - Masan vừa lên kế hoạch kinh doanh cho năm nay với mức lợi nhuận giảm đến 32% dù cho doanh thu tăng 13%.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Masan (MSN), công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu 90.000 - 10.0000 tỷ đồng, tăng 1,5% - 12,8% so với thực hiện 2021.

Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 6.900 - 8.500 tỷ đồng, giàm từ 15,8% - 31,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông là từ 4.800 - 6.200 tỷ đồng, giảm từ 27,6% - 44%.

Mức cổ tức cho năm 2021 là 12% bằng tiền mặt, đã tạm ứng cho cổ đông trước đó. Việc tạm ứng cổ tức cho năm 2022, HĐQT trình cổ đông cho phép ủy quyền cho Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền, quyết định tỷ lệ tạm ứng cổ tức cụ thể, thời gian, phương thức chi trả và các vấn đề khác liên quan đến tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Masan len ke hoach doanh thu 10.000 ty dong, phat hanh 500 trieu USD trai phieu chuyen doi
 

Masan Group dự kiến phát hành 142,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược hoặc chứng khoán chuyên nghiệp với tỷ lệ 12%. Giá bán sẽ không thấp hơn trị giá sổ sách theo BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của công ty.

Số cổ phiếu trên sẽ bạn hạn chế chuyển nhượng 3 năm với nhà đầu tư chứng khoán đầu tư chiến lược và 1 năm với bên chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện trong năm 2022 hoặc trước ĐHĐCĐ thường niên 2023. Tổng giá trị theo mệnh giá 1.423 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ phát hành 5,9 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên, chiếm tỷ lệ 0,5% số đang lưu hành. Giá bán là 10.000 đồng, chỉ bằng 6,6% giá cổ phiếu MSN khi kết phiên ngày 7/4. Số ESOP trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Ngoài phát hành cổ phiếu, Masan Group cũng dự kiến phát hành 500 triệu USD chuyển đổi ra thị trường quốc tế với giá 100.000 USD hoặc bội số của 1.000 USD.

Kỳ hạn của lô trái phiếu này là 5 năm, giá chuyển đổi không thấp hơn giá trị sổ sách một cổ phần theo BCTC hợp nhất năm 2021. Thời gian dự kiến phát hành là năm 2022 hoặc 2023 và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore.

Mục đích phát hành trái phiếu để thực hiện đầu tư dự án của công ty, góp vốn vào công ty con, bổ sung vốn cho các hoạt động và cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài. Để có cổ phiếu chuyển đổi cho lô trái phiếu trên, công ty tự kiến phát hành 59 triệu cổ phiếu (5% số đang lưu hành) cho các trái chủ của công ty.

Masan lên kế hoạch cho Phúc Long và Mobicast như nào sau khi thâu tóm?

(Vietnamdaily) - Năm 2022, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất từ 90 nghìn tỷ - 100 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22-36% so mức 74,2 nghìn tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.

Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) cho biết, trong năm 2021, doanh thu từ các mảng kinh doanh phục vụ người tiêu dùng (không bao gồm mảng thức ăn chăn nuôi và MHT) đóng góp 68% vào tổng doanh thu và dự kiến sẽ tăng lên 85% trong năm 2022.

Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh chính (loại trừ các khoản lãi/lỗ 1 lần và mảng thức ăn chăn nuôi) ước tính sẽ trong khoảng 5 nghìn - 7 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 32%-84% so mức 3,8 nghìn tỷ đồng năm 2021.

Vì sao giá mục tiêu cổ phiếu MSN được dự phóng ở vùng 200.000 đồng?

(Vietnamdaily) - Báo cáo của HSBC nhận định, Masan đạt kết quả vượt trội ở nhiều phương diện như số lượng điểm bán WinMart/WinMart+ được mở mới, cải thiện biên lợi nhuận và tăng tốc doanh số kênh online.  

Về phía Masan Consumer Holdings (MCH), động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm. Ngành gia vị và thực phẩm tiện lợi của MCH đạt kết quả kinh doanh nổi bật, gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng 

Ngoài HSBC, PetroVietnam Securities và Japan Securities dự phóng giá cổ phiếu MSN lần lượt là 197.000/ cổ phiếu và 195.000/cổ phiếu. 

Tin mới