Masan chi gần 300 tỷ đồng bước chân vào lĩnh vực viễn thông

(Vietnamdaily) - Theo thông tin từ Masan Group (MSN), công ty của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang mua lại nhà khai thác mạng di động ảo, tích hợp mảnh ghép chiến lược vào hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life".
 
 

Sáng 21/9, Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của CTCP Tập đoàn Masan đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast (Mobicast/Reddi) với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Là công ty start-up trong lĩnh vực mạng di động ảo (MVNO), Mobicast sở hữu thương hiệu mạng Reddi tích hợp hoàn chỉnh các dịch vụ viễn thông.

Các MVNO như Reddi cung cấp dịch vụ di động nhưng không sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông. Do đó, MVNO hợp tác với các nhà khai thác mạng di động truyền thống (MNO) như Viettel, Vinaphone,... để sử dụng các dịch vụ truyền dẫn dựa trên phổ tần sóng điện từ cùng với cơ sở hạ tầng mạng di động của MNO để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người tiêu dùng.

Masan chi gan 300 ty dong buoc chan vao linh vuc vien thong
 

Đây là một mô hình hợp tác win – win: các MNO được hưởng lợi nhờ công suất sử dụng mạng gia tăng, trong khi đó các MVNO có mô hình kinh doanh tinh gọn nhờ tận dụng hạ tầng mạng truyền dẫn và thu phát sóng đã có sẵn. Trên thế giới, MVNO là mô hình kinh doanh viễn thông rất phổ biến. Ví dụ như tại Anh, gần 20% thị phần trong tổng thị trường di động thuộc về các nhà mạng MVNO.

Masan hiện đang sở hữu các nền tảng tiêu dùng từ các công ty thành viên và liên kết như VinCommerce, Techcombank và Phúc Long. Công ty cho biết để phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số, Masan cần có giải pháp để tích hợp sản phẩm và dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng.

Việc mở rộng sang lĩnh vực viễn thông là bước đầu để Masan số hóa hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life" và mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online. "Point of Life" là hệ sinh thái tiêu dùng duy nhất phục vụ từ nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính đến dịch vụ số. Đây là những dịch vụ thiết yếu chiếm 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt.

Tổng giám đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết: "Tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến online nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, có tần suất sử dụng hàng ngày cho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2025. Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa "Point of Life", từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất.

Dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, "Point of Life" đã có tất cả các mảng ghép chiến lược cần thiết để thu hút người tiêu dùng với chi phí hiệu quả. Từ đó, giúp người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ và sản phẩm với chi phí rẻ hơn so với hiện tại. Đây chính là mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng nền tảng này."

Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh thúc đẩy giá mục tiêu MSN

(Vietnamdaily) - Theo thống kê đến nay cho thấy cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) đã tăng gấp rưỡi từ đầu năm. Nếu tính trong vòng 1 năm qua, mức tăng xấp xỉ ngưỡng 150%.
 
 

Kỳ vọng tăng trưởng từ các công ty tiêu dùng thiết yếu

HSC nhận định triển vọng kinh doanh nửa cuối năm 2021 của MSN sẽ càng khả quan hơn so với nửa đầu năm. HSC đã điều chỉnh lợi nhuận dự kiến của MSN trong năm 2021 tăng 28,6% đạt mức 3.315 tỷ đồng (tăng 168% so với cùng kỳ năm trước) và nâng 15,4% giá mục tiêu lên 154.600đ.

MSN đảo chiều, CTCP Masan và Hoa Hướng Dương muốn gom 3 triệu cổ phiếu

(Vietnamdaily) - MSN đảo chiều, CTCP Masan và Hoa Hướng Dương liền đăng ký gom vào 3 triệu cổ phiếu nhằm tổng tăng sở hữu lên gần 51%.

CTCP Masan vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) trong thời gian từ 26/8 đến 24/9 nhằm mục đích tăng sở hữu.

Hiện CTCP Masan đang nắm giữ hơn 370,5 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 31,38% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của MSN. Nếu giao dịch thành công, CTCP Masan sẽ tăng sở hữu lên hơn 372,5 triệu cổ phiếu, chiếm 31,55%.

Tin mới