Mãnh tướng nào đã giúp Thục Hán kéo dài cơ đồ thêm 20 năm?

Lưu Bị trước khi qua đời đã thăng chức cho một vị tướng. Người này không nổi tiếng như “ngũ hổ tướng”, nhưng lại có vai trò vô cùng lớn sau này.

Mãnh tướng nào đã báo thù cho Quan Vũ, giúp Thục Hán thoát họa diệt vong?

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị là người gặp nhiều gian nan, vất vả nhất trong hành trình lập quốc. Cuối đời, Lưu Bị đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến thất bại nặng nề ở Di Lăng, khiến 70 vạn quân bỏ mạng trong tức tưởi. Sau sự việc đó, Thục Hán gần như suy kiệt, Lưu Bị dằn vặt tự trách rồi sinh bệnh nặng, mất ở thành Bạch Đế.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lưu Bị đã đặc biệt bí mật thăng chức cho một vị tướng. Người này về sau đã giúp ông giữ vững cơ nghiệp của Thục Hán thêm 20 năm. Nhân vật được nói đến chính là Vương Bình (? – 248). Ông là một vị tướng từng phục vụ Tào Tháo, được đánh giá là bậc thầy phòng ngự thời Tam Quốc.

Manh tuong nao da giup Thuc Han keo dai co do them 20 nam?

Vương Bình tự là Tử Quân, quê ở huyện Đãng Cư, quận Ba Tây. Ông đi theo Đỗ Hoạch từ trẻ, sau đó đến Lạc Dương và được Tào Tháo thu nhận. Thế nhưng, đến năm 219 thì Vương Bình bỏ Tào để hàng Lưu Bị và nhận chức tướng nha môn, Bì tướng quân từ đó.

Lưu Bị đánh giá rất cao Vương Bình vì ông là người am hiểu địa hình Hán Trung. Sinh thời, người đứng đầu Thục Hán hậu đãi vị tướng này rất tốt. Cuối cùng cách nhìn người của Lưu Bị đã đúng, Vương Bình chính là người giúp Thục Hán kéo dài cơ đồ về sau.

Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng, năm 228, Gia Cát Lượng bắt đầu chiến dịch bắc phạt lần thứ nhất để đánh Tào Ngụy. Bấy giờ, Gia Cát Lượng sai Mã Tắc làm chánh tướng, Vương Bình là phó tướng. Trước khi mất, Lưu Bị từng dặn Gia Cát Lượng không nên dùng Mã Tắc. Ông nhận định người này chỉ giỏi khoác lác, cố chấp và rất ngạo mạn. Đáng tiếc Khổng Minh lại không nghe theo di ngôn đó. Cuối cùng lần ấy Mã Tắc bỏ qua lời khuyên của Vương Bình, để mất vùng đất chiến lược Nhai Đình.

Manh tuong nao da giup Thuc Han keo dai co do them 20 nam?-Hinh-2

Để sửa sai cho Mã Tắc, Vương Bình đã phải thống lĩnh các cánh quân chiến đấu, cố thủ không rút. Để ngăn tình trạng vỡ trận, Vương Bình đã lập tức chỉnh đốn đội ngũ, thu thập tàn quân của Mã Tắc sau đó mới rút lui về nước. Bấy giờ nhà Tào Ngụy nghi Thục Hán có phục binh nên mới không dám tiến đánh, nhờ đó quân Thục Hán thoát được cảnh thương vong lớn.

Sau trận Nhai Đình đó, loạt tướng lớn nhà Thục Hán như Mã Tắc, Trương Hưu, Lý Thịnh đều bị xử tội chết, Hoàng Tập thì mất binh quyền, chỉ có Vương Bình được trọng thưởng. Ông lên làm tham quân, thống lĩnh 5 quân, đảm nhận cả chức Đương doanh sự, Thảo khấu tướng quân và nhận sắc phong Đình hầu.

Manh tuong nao da giup Thuc Han keo dai co do them 20 nam?-Hinh-3

Vương Bình từ đó được coi trọng hơn hẳn. Ông là trụ cột của quân Thục sau này. Đến cả Gia Cát Lượng sau khi qua đời cũng để lại di ngôn rằng Vương Bình, Liêu Hóa, Mã Đại, Trương Dực và Trương Ngực là các đại trung thần mà Thục Hán phải giữ lại và trọng dụng.

Năm 234, Vương Bình lên làm Hậu điển tướng quân, An Hán tướng quân, phò trợ Xa kị tướng quân Ngô Đài, trấn thủ Hán Trung, nhận cả chức Thái thú Hán trung.

Manh tuong nao da giup Thuc Han keo dai co do them 20 nam?-Hinh-4

Năm 244, 100.000 quân của Tào Sảng tiến đánh Thục Hán. Khi đó quân Thục chỉ có chưa đến 30.000 ở khu vực Hán Trung mà thôi. Thay vì để quân cố thủ chờ viện binh, Vương Bình cho rằng cần phải đánh chặn ngay lối vào, đồng thời chờ viện binh đến. Chính sách đúng đắn này của ông đã giúp Thục Hán không bị mất cửa ải, kéo dài thêm được 20 năm.

Một lần nữa thực tế chứng minh suy nghĩ và quyết định của Lưu Bị trước đó hoàn toàn chính xác. Vương Bình quả thực là viên tướng tài năng, bảo vệ được Thục Hán trước cả Đông Ngô lẫn Tào Ngụy. Cuộc chiến chống lại Đông Ngô của ông phần nào như báo thù cho Quan Vũ, xả giận cho Lưu Bị.

Nếu Lưu Bị đánh bại Tôn Quyền, mối thù Đông Ngô có được báo?

Ngay cả khi Lưu Bị thâu tóm toàn bộ Đông Ngô và thậm chí là bắt được Tôn Quyền, mối thù của Quan Vũ cũng khó mà được báo vì những lý do sâu xa dưới đây.

Năm 220, Quan Vũ vong mạng trong tay Đông Ngô. Không lâu sau đó, Lưu Bị vì nóng lòng muốn báo thù cho vị tướng này nên đã khởi binh phạt Ngô.

Không ngờ rằng quân Thục Hán lại thảm bại tại Di Lăng. Lưu Bị sau đó cũng u sầu mà qua đời.

Mạnh nhất Tam Quốc, sao Tào Ngụy hiếm khi tấn công Thục Hán?

Lý do gì khiến chính quyền Tào Ngụy không chủ động xuất quân đánh Thục Hán mà lại để Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt mang quân đến tấn công?

Với Lưu Bị, mùa đông năm Kiến An thứ hai mươi tư (năm 219) là mùa đông lạnh giá nhất trong cuộc đời ông.

Vào cuối năm đó, Quan Vũ, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bị đánh bại và chết trong trận Kinh Châu. Không chỉ thế, Kinh Châu – mảnh đất chiến lược tốn bao công sức mới có được cũng mất về tay của Tôn Quyền.

Có 4 con trai, vì sao Lưu Bị phải chọn A Đẩu kế vị?

Không ít người cho rằng Lưu Bị chỉ có một con trai là A Đẩu (Lưu Thiện). Vì vậy, bất kể A Đẩu không có tài năng gì nổi bật, Lưu Bị vẫn buộc phải giao cơ nghiệp cho người này.

Tam Quốc – thời kỳ đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc với những cuộc chiến tranh liên miên giữa 3 thế lực chính là Ngụy, Thục, Ngô – vẫn còn là đề tài hấp dẫn đến tận ngày nay. Trong đó, một trong những sự kiện nổi bật gây nhiều tranh cãi nhất là việc Lưu Bị chọn A Đẩu làm người kế vị.

Chinh chiến vất vả hơn 60 năm, Lưu Bị mới chiếm được đất Thục để làm cơ sở tranh thiên hạ với nước Ngụy của Tào Tháo và nước Ngô do Tôn Quyền lãnh đạo. Tuy nhiên cơ nghiệp cả đời của Lưu Bị lại bị người con trai A Đẩu dễ dàng đánh mất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới