“Mảnh ghép còn thiếu” của Ukraine để đạt được ưu thế trên không trước Nga

Tiêm kích F-16 nằm trong số những vũ khí quan trọng nhất được hỗ trợ cho Ukraine tính đến nay giữa bối cảnh các lực lượng của Kiev đang chiến đấu với quân đội Nga.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022, Kiev đã kêu gọi phương Tây cung cấp cho nước này các chiến đấu cơ hiện đại. Việc lô tiêm kích F-16 đầu tiên được chuyển giao và triển khai ở Ukraine, do Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo ngày 4/8, được cả Kiev và các bên hỗ trợ nước này hoan nghênh.

“Manh ghep con thieu” cua Ukraine de dat duoc uu the tren khong truoc Nga

Tiêm kích F-16. Ảnh: Reuters
Ukraine cần bao nhiêu tiêm kích để cân bằng với Nga?

Tổng thống Zelensky hồi tháng 5 nói với AFP rằng Ukraine cần 120 - 130 tiêm kích F-16 cũng như các chiến đấu cơ tiên tiến khác để đạt được "sự cân bằng" với Nga.

"Tại sao tôi lại nói là 120 và 130? Đó là con số để bảo vệ bầu trời trước 300 chiến đấu cơ. Đây là số lượng máy bay chiến đấu Nga đã sử dụng để đối phó với Ukraine", ông Zelensky cho hay.

Tuy nhiên, các đối tác của Ukraine cho đến nay chỉ cam kết cung cấp cho Kiev 100 tiêm kích F-16 và có thể được chuyển giao thành nhiều đợt trong một vài năm sau các đợt huấn luyện kéo dài cho phi công.

Ngày 4/8, Tổng thống Zelensky không tiết lộ có bao nhiêu tiêm kích F-16 được cung cấp nhưng các nhà báo AFP cho biết ít nhất 2 tiêm kích F-16 tại một vị trí ở Ukraine vẫn chưa được tiết lộ vì các lý do an ninh.

Ukraine chủ yếu phụ thuộc các tiêm kích MiG-29 và Su-27 thời Liên Xô. Kiev ngày càng gặp khó khăn trong việc bảo trì bởi các phương tiện này cần các thành phần do Nga sản xuất và thiếu số lượng cũng như năng lực để ngăn cản các tiêm kích của Moscow ngoài không phận Ukraine.

"Ukraine có thể nhận được các trang thiết bị từ các quốc gia khá trung lập như Azerbaijan nhưng việc này cũng có những hạn chế nhất định", một chuyên gia phương Tây làm việc trong ngành quốc phòng nhận định với AFP.

Tại sao Ukraine muốn tiêm kích F-16?

Ukraine coi các tiêm kích phương Tây tiên tiến đóng vai trò quan trọng để giúp quân đội nước này, vốn bị áp đảo về lực lượng và vũ khí, đối phó với các lực lượng trên không và trên mặt đất của Nga.

"Các khả năng của F-16 giúp Ukraine khiến nhiều mục tiêu của Nga gặp rủi ro hơn, đồng thời giành được nhiều lợi thế hơn trong xung đột cũng như trên bàn đàm phán", báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho hay vào tháng 6/2024.

"Mảnh ghép còn thiếu để đạt được ưu thế trên không của Ukraine là khả năng tấn công trên không, điều mà các tiêm kích F-16 bắt đầu mang đến cho họ", báo cáo trên nhận định.

Các tiêm kích F-16 cũng giúp tăng cường phòng không Ukraine trước các cuộc tấn công của Nga bằng cách đánh chặn tên lửa và UAV, cũng như nhắm vào các chiến đấu cơ của Nga tấn công các vị trí của Ukraine trong những tháng gần đây.

Báo cáo của CSIS cho thấy tính quyết định của tiêm kích F-16 phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm loại vũ khí được cung cấp cho máy bay, mức độ thành thạo của phi công và những giới hạn sử dụng của phương Tây đối với việc sử dụng F-16 ở Ukraine.

Thậm chí với những lợi thế nhất định của mình, các tiêm kích trên vẫn sẽ phải hoạt động trong một không phận cạnh tranh dữ dội.

Các phi công điều khiển tiêm kích F-16 sẽ phải đối mặt với nhiều lớp phòng không mạnh mẽ của Nga, khiến cho họ hạn chế về các lựa chọn trong việc tấn công các vị trí của đối phương, nhà quan sát Justin Bronk thuộc tổ chức nghiên cứu RUSI cho hay.

"Điều tiêm kích F-16 có thể tác động đến cuộc giao tranh mặt đất là việc nó cung cấp sự bảo vệ trên không để ngăn các trực thăng tấn công và máy bay ném bom của Nga hoạt động trong vùng lãnh thổ Ukraine kiểm soát", chuyên gia Bronk nói với AFP.

Những rủi ro tiêm kích F-16 phải đối mặt

Việc vận chuyển tiêm kích F-16 diễn ra khi các lực lượng của Nga tăng cường tấn công các phương tiện trên không của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow đã phá hủy ít nhất 6 máy bay của Ukraine và 1 trực thăng trong các cuộc không kích ở 3 căn cứ riêng trong tuần này.

Sau các cuộc không kích, các chỉ huy cấp cao của lực lượng không quân Ukraine đối mặt với chỉ trích bởi các chiến đấu cơ của họ dường như được đỗ ngoài trời mà không có sự bảo vệ phù hợp.

Báo cáo của CSIS cho biết ước tính, quy mô phi đội hiện nay của Ukraine là chỉ bao gồm 69 chiến đấu cơ vào tháng 3/2023.

Các nhà chức trách Ukraine từ chối bình luận về những tổn thất của lực lượng không quân.

"Khi Ukraine chờ đợi tiêm kích F-16, câu hỏi về việc đảm bảo sự an toàn cho chúng trên mặt đất vẫn là một vấn đề", tổ chức nghiên cứu Defense Express cho hay.

Các tiêm kích F-16 cũng yêu cầu các đường băng phải được bảo trì cẩn thận và các phi công được đào tạo bài bản. Một số bài báo trước đó đã đề xuất ý tưởng đặt các tiêm kích F-16 bên ngoài biên giới Ukraine. Kiev chưa chính thức bình luận về nơi sẽ đặt các tiêm kích F-16.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine đã nhận được nhiều trang thiết bị quân sự từ phương Tây. Sự hỗ trợ này giúp Kiev cải thiện kho vũ khí, song cũng gia tăng những thách thức hậu cần trong việc duy trì nhiều hệ thống. 

Mỹ tuyên bố đáng sợ về cuộc chiến của NATO với Nga

Chính sách nguy hiểm của phương Tây đối với Ukraine có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Liên minh Bắc Đại Tây Dương và Nga, Dominic Sansone, người phụ trách chuyên mục của ấn phẩm The American Conservative của Mỹ viết.

My tuyen bo dang so ve cuoc chien cua NATO voi Nga

Cuộc chiến ở Ukraine ngày càng trầm trọng. Ảnh Getty

"Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chính sách phương Tây sẽ dẫn đến sự đối đầu trực tiếp giữa Nga và thành viên NATO, thậm chí có thể là Mỹ", ông lưu ý.

Đức bí mật gửi 'gói vũ khí khổng lồ' tới Ukraine

Một lô hàng bao gồm xe tăng, xe bọc thép và hệ thống phòng không đã đến vào đầu tháng 7, một hãng tin Đức đưa tin.

Duc bi mat gui 'goi vu khi khong lo' toi Ukraine

Chính phủ Đức đã bí mật chuyển một gói viện trợ mới cho Ukraine vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, tờ báo Bavarian Munchner Merkur đưa tin. Tờ báo gọi lô hàng này là "khổng lồ", nói thêm rằng nó được thực hiện một cách bí mật và "phần lớn không bị phát hiện".

Ukraine gây áp lực lên phòng không Nga để chuẩn bị tiếp nhận F-16

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), không quân Ukraine đang cố gắng tấn công các hệ thống phòng không của Nga và các khu vực biên giới để đảm bảo việc tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-16 một cách an toàn nhất có thể.

ISW trích dẫn tuyên bố của ông Oleksandr Syrskyi, Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết, lực lượng Ukraine đã phá hủy 20 bệ phóng S-300 và 15 trạm radar của Nga thời gian qua.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, ngày 8/7, ông Oleksandr Syrskyi đã công bố một đoạn video cho thấy lực lượng Ukraine sử dụng bom chùm để nhắm vào các hệ thống phòng không của Nga ở phía đông khu định cư Mangush, vùng Donetsk.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.