Mảng diêm của Diêm Thống Nhất sắp bị khai tử

(Vietnamdaily) - Thương hiệu Diêm Thống Nhất của một thời lừng lẫy sẽ chính thức bị khai tử từ năm 2020.
 

Ngày 15/11, đại hội cổ đông bất thường của CTCP Diêm Thống Nhất (UPCoM: DTN) đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc sẽ dừng sản xuất diêm kể từ năm 2020 và hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.

Song song đó, Công ty còn thông qua một số nội dung khác như sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất trong kinh doanh, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do sắp xếp lại sản xuất và tăng vốn điều lệ.

Ngừng sản xuất diêm do cầu giảm

Năm 1956, nhà máy Diêm Thống nhất được thành lập. Năm 1993, nhà máy chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với tên gọi Công ty Diêm Thống Nhất. Từ tháng 1/2002 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi CTCP Diêm Thống Nhất (Diêm Thống Nhất).

Trong thời kỳ đất nước còn khó khăn, Diêm Thống Nhất là công cụ gần như duy nhất giúp người Việt thắp lửa, là sản phẩm có mặt trong tất cả các quầy tạp hóa, thống trị thị trường lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, cùng với thời gian khi các sản phẩm, bếp gas, bật lửa phát triển, Diêm Thống Nhất phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo Công ty, nguyên vật liệu đầu vào sử dụng trong sản xuất sản phẩm diêm chủ yếu là gỗ (chiếm tới gần 50% đối với diêm), giấy (khoảng 70% đối với bao bì) và các hóa chất, phụ liệu khác như mực in, dung môi, photpho, tinh bột biến tính, kaliclorat (lượng này chiếm 50% thuốc trên đầu que diêm;...).

Trong đó, các hóa chất, phụ liệu khác, chủ yếu công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của giá cả nguyên vật liệu trên thế giới. Do vậy những biến động về giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mang diem cua Diem Thong Nhat sap bi khai tu
 Diêm Thống Nhất sẽ ngừng sản xuất diêm.

Mặt hàng chính của Công ty là diêm hộp các loại, bật lửa an toàn Thống Nhất, bao bì carton. Các mặt hàng này chịu ảnh hưởng nhiều từ sức mua của người tiêu dùng và sự thay thế của các loại sản phẩm khác.

Sản phẩm diêm nội địa vào chu kỳ suy thoái nhanh do nhu cầu tiêu dùng hạn chế chuyển sang dùng sản phẩm bật lửa nhiều hơn cùng với đó là sự giảm dần của sản phẩm que diêm xuất khẩu.

Do đó, Công ty quyết định sẽ dừng sản xuất diêm kể từ năm 2020.

Lãi thu về ngày càng giảm

Bắt đầu từ năm 2014, Diêm Thống Nhất sản xuất bật lửa và sản phẩm này tiêu thụ được 1,65 triệu chiếc, tăng mạnh lên thành 11 triệu chiếc năm 2017 và lên đến 14,67 triệu chiếc vào năm 2018. Trong khi đó số lượng bao diêm sản xuất được 103 triệu bao năm 2017, và giảm xuống còn 98,25 triệu bao vào năm 2018.

Kết thúc năm 2018, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Diêm Thống Nhất đạt lần lượt 118 tỷ đồng và 2,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và giảm 6,8 % so với năm 2017.

Tổng tài sản của Công ty tại ngày 31/12/2018 là 66,773 tỷ đồng, giảm 1,45 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 48 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 18,7 tỷ đồng.

Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2019 đạt 113 tỷ đồng, giảm 4,2% so với năm 2018. Trong đó, nhóm sản phẩm diêm nội địa và xuất khẩu đóng góp 29 tỷ đồng; nhóm bật lửa đóng góp 33 tỷ đồng (năm 2018, sản lượng nhóm này chỉ đạt 14,7 triệu chiếc so với kế hoạch 20,3 triệu chiếc của năm 2019) và nhóm bao bì, in đóng góp 43 tỷ đồng.

Diêm Thống Nhất cũng chỉ đặt kế hoạch lãi thực hiện đạt 2 tỷ đồng và dự chia cổ tức từ 5% đến 6%.

Chia sẻ về tầm nhìn năm 2019, Công ty nhận định tình hình sẽ còn khó khăn hơn năm 2018. Sản lượng diêm và bao bì khả năng cao sẽ tiếp đà giảm mạnh khiến cho Công ty gặp khó khăn trong việc giải quyết lao động dư thừa.

Sản phẩm bật lửa chưa thể phát triển mạnh và ồ ạt về số lượng do còn hạn chế về thị trường và sản phẩm nằm ở phân khúc trung bình khá nên không dễ cạnh tranh với các dòng sản phẩm cùng loại, giá rẻ.

Ngoài ra, nguồn vốn tiếp tục là bài toán nan giải khi cần mở thị trường, tăng sản lượng. Chi phí vay vốn có xu hướng cao hơn, giá cả nguyên vật liệu chưa ổn định.

Sẽ ngừng giao dịch trên UPCoM, phát hành gần 3 triệu cổ phiếu với giá 1/3 thị giá

Cổ phiếu DTN của Diêm Thống Nhất bắt đầu được giao dịch trên UPCoM vào ngày 23/6/2014 với giá ngày 12.000 đồng/cp.

Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu DTN đang được giao dịch trên thị trường với giá quanh mốc 30.000 đồng/cp, gấp gần 3 lần so ngày đầu lên sàn.

Theo danh sách cổ đông tính đến ngày 22/8, Công ty có dưới 100 cổ đông, không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định vì vậy Diêm Thống Nhất sẽ huỷ đăng ký giao dịch cổ phiếu DTN trên UPCoM.

Ngoài ra, thực hiện kế hoạch di dời cơ sở sản xuất theo chủ trương của UBND Hà Nội, Diêm Thống Nhất sẽ phát hành 2,8 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Trong đó, 600.000 cổ phần DTN được phát hành cho cán bộ quản lý, phần còn lại phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Giá phát hành cho số cổ phần này là 10.000 đồng/cp, tương đương bằng 1/3 thị giá hiện tại.

Nhìn lại những thương hiệu Việt nức tiếng thời bao cấp

(Kiến Thức) - Mỳ tôm Miliket, xe đạp Thống Nhất, quạt con cóc... là những thương hiệu Việt nổi tiếng thời bao cấp mà thế hệ trẻ bây giờ nhiều người không biết đến. Cùng Kiến Thức điểm danh lại những thương hiệu này. 

1. Xe đạp Thống Nhất Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân.
1. Xe đạp Thống Nhất
Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân. 
2. Cao Sao Vàng Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân.
2. Cao Sao Vàng
Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân. 

Điểm danh những công ty lạ trên sàn chứng khoán Việt

Kinh doanh trong lĩnh vực ít người nghĩ tới, những doanh nghiệp này thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, và là những công ty lạ, "độc nhất" trên sàn chứng khoán.

Hiện có tổng cộng 1.381 công ty, doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM được chia theo từng nhóm ngành sản xuất kinh doanh. Trong số đó, một vài công ty lạ, "một mình một ngựa" trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.