Mãn Châu – chiến dịch quân sự cuối cùng của Thế chiến 2 (P1)

Là chiến dịch lớn cuối cùng của Thế chiến 2 nhưng chiến dịch Mãn Châu thường ít được nhắc đến hơn so với những chiến thắng khác.

Lực lượng tham chiến trong chiến dịc Mãn Châu của Liên Xô - Mông Cổ gồm có Phương diện quân Zabaikal, các phương diện quân Viễn Đông 1 và 2, các đơn vị quân đội nhân dân cách mạng Mông Cổ, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Cờ đỏ sông Amur; tổng cộng: 1.500.000 quân, 26.000 pháo, cối (không kể pháo phòng không), gần 5.300 xe tăng và pháo tự hành, 5.200 máy bay và có sự tham gia của tàu chiến.

Phía quân đội Nhật Bản gồm Đạo quân Quan Đông, các Phương diện quân 1 và 3, Tập đoàn quân độc lập số 4 và Tập đoàn quân không quân số 2, Hạm đội trên sông Tùng Hoa, từ ngày 10/8/1945 được phối thuộc thêm: Phương diện quân số 17 và Tập đoàn Không quân số 5 ở Triều Tiên, tổng cộng trên 1.000.000 tên, 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, cối, 1.800 máy bay và 25 tàu chiến. Ngoài ra, còn lực lượng lớn quân tay sai của Quận vương Đêvan ở Mãn Châu và Nội Mông. Trên biên giới với Liên Xô và Mãn Châu, quân Nhật xây dựng 17 khu vực phòng ngự kiên cố với tổng chiều dài trên 1.000 km và trên 8.000 công trình hoả lực vững chắc.

Man Chau – chien dich quan su cuoi cung cua The chien 2 (P1)
Bản đồ Chiến dịch Mãn Châu 

Mục đích chiến dịch nhằm tiêu diệt Đạo quân Quan Đông, giải phóng Mãn Châu và Bắc Triều Tiên, đập tan các căn cứ bàn đạp chiến tranh của Nhật ở trên lục địa, đẩy nhanh quá trình kết thúc Đại chiến thế giới thứ hai.

Ý định của Liên Xô là mở cuộc tiến công trên hai hướng chủ yếu (từ phía Mông Cổ và vùng duyên hải) và một số hướng bổ trợ, quy tụ vào trung tâm Mãn Châu, nhanh chóng chia cắt, bao vây, tiêu diệt Đạo quân Quan Đông của Nhật. Chính diện chiến dịch có chiều dài 5.000 km, chiều sâu từ 200 đến 800 km, địa hình chiến trường là hoang mạc - thảo nguyên và núi rừng Taiga, có nhiều sông lớn. Bộ chỉ huy phát xít Nhật chủ trương cố thủ trong các tuyến phòng ngự vững chắc dọc biên giới và các dãy núi lớn để chặn đứng cuộc tiến công của quân đội Liên Xô. Trường hợp tuyến phòng thủ này bị phá vỡ, chúng sẽ lui về tuyến đường sắt Đồ Môn - Trường Xuân - Đại Liên tổ chức phòng ngự, củng cố và chuyển sang phản công khôi phục lại vị trí ban đầu.

Theo các cam kết đồng minh với Mỹ và Anh, Liên Xô tham chiến với Đế quốc Nhật Bản. Ngày 5/4/1945, Moscow thông báo cho Tokyo về việc chấm dứt hiệp ước trung lập giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký ngày 13/4/1941. Phía Liên Xô lưu ý rằng, Nhật Bản là đồng minh của Đức - nước đã tấn công Liên Xô; đồng thời, Đế quốc Nhật Bản đang tiến hành chiến tranh với Mỹ và Anh là các đồng minh của Nga, kết quả là hiệp định Xô-Nhật đã không còn hiệu lực.

Ngày 7/8/1945, Tổng tư lệnh tối cao Stalin và Tổng tham mưu trưởng Antonov ký Chỉ thị số 11122 của Bộ chỉ huy tối cao gửi Tư lệnh quân đội Liên Xô ở Viễn Đông, ra lệnh cho ba mặt trận (Transbaikal, Viễn Đông 1 và 2) bắt đầu các chiến dịch quân sự chống Nhật Bản vào ngày 9/8. Ngày 8/8, thay mặt chính phủ Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Molotov đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản Naotake Sato, tuyên bố rằng, Liên Xô sẽ coi mình có chiến tranh với Đế quốc Nhật Bản từ ngày 9/8.

Man Chau – chien dich quan su cuoi cung cua The chien 2 (P1)-Hinh-2
Xe tăng Liên Xô tiến vào Mãn Châu 

Ngày 9/8, các cụm đột kích của các phương diện quân chuyển vào tiến công từ Mông Cổ và Zabaikal theo hướng Khingan - An Sơn, từ sông Amur theo hướng Tùng Hoa Giang và từ duyên hải theo hướng Cáp Nhĩ Tân. Không quân ném bom mãnh liệt vào các mục tiêu quân sự ở Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Cát Lâm và cùng hạm đội đánh phá các căn cứ hải quân Nhật ở Triều Tiên. Ngay trong những ngày đầu tiên, Quân đội Liên Xô đã đột nhập vào tuyến phòng thủ của Quân đoàn Kwantung Nhật Bản. Không quân Liên Xô tấn công vào các cơ sở quân sự của đối phương, các nhà ga và đầu mối giao thông đường sắt, sân bay và bến cảng. Thông tin liên lạc của quân đội Nhật bị gián đoạn phần lớn. Ngày 10/8, ủng hộ quân đồng minh, Mông Cổ tham chiến chống Nhật. Đến ngày 14/8, quân đội Liên Xô đánh tan quân Nhật ở khu vực biên giới và tiến vào không gian tác chiến, tiến nhanh đến các trung tâm trọng yếu chính của Mãn Châu.

Các công trình phòng thủ kiên cố ở biên giới của Nhật thất thủ, các đơn vị bị thiệt hại nặng, bộ chỉ huy mất kiểm soát và không liên lạc với hầu hết các đơn vị. Trước tình hình đó, ngày 14/8, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đầu hàng vô điều kiện. Vào ngày 15/8, sắc lệnh đầu hàng được phát trên đài phát thanh của Nhật Bản. Từ ngày 18/8, quân Nhật bắt đầu đầu hàng, tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị Nhật Bản đều hạ vũ khí cùng một lúc. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy, các cánh quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Bộ chỉ huy Liên Xô đã thành lập các phân đội cơ động và được trang bị tốt, hoạt động biệt lập với các lực lượng chính. Ngoài ra, để đánh chiếm các cơ sở quân sự quan trọng và các trung tâm trọng yếu lớn của Mãn Châu và Triều Tiên các cuộc đổ bộ đường không và đường biển cũng được tổ chức.

Đến ngày 18 và 19/8, Phương diện quân Zabaikal, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Rodion Yakovlevich Malinovsky đã vượt qua các thảo nguyên, sa mạc Gobi và dãy núi Khingan lớn, tiêu diệt các cụm quân Khagan, Xôlun, Khaila của địch và đến ngày 20/8, chủ lực của Tập đoàn quân số 6 đã tiến đến An Sơn và Trường Xuân, tiếp tục thọc sâu về phía Đại Liên và quân cảng Lữ Thuận. Bộ đội kỵ binh và bộ binh cơ giới Liên Xô - Mông Cổ đã tiến công đến Trượng Gia Khẩu, Thừa Bắc, cắt đứt Đạo quân Quan Đông với các lực lượng Nhật ở Bắc Trung Quốc.

Man Chau – chien dich quan su cuoi cung cua The chien 2 (P1)-Hinh-3
Quân phòng thủ Nhật Bản

Phương diện quân Viễn Đông số 1, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Kirill Afanasyevich Meretskov tiến công theo hướng đối diện với phương diện quân Zabaikal, vượt qua tuyến phòng ngự vững chắc của địch, đập tan nhiều đợt phản đột kích mạnh và đến ngày 20/8, đã tiến đến Cát Lâm, hợp quân cùng Phương diện quân Viễn Đông số 2 tiến công Cáp Nhĩ Tân; Tập đoàn quân số 25 hiệp đồng với các lực lượng đổ bộ của Hạm đội Thái Bình Dương đánh chiếm căn cứ hải quân và giải phóng toàn bộ Triều Trên đến vĩ tuyến 38. Bộ đội Phương diện quân Viễn Đông số 2 dưới sự chỉ huy của Đại tướng Maksim Alekseyevich Purkayev hiệp đồng với Hạm đội sông Amur vượt sông thắng lợi ở khu vực Ussuri, đột phá tuyến phòng ngự cực kỳ kiên cố của địch ở Sakhalin, Phục Tân, vượt qua dãy Khingan nhỏ và đến ngày 20/8, hiệp đồng với bộ đội Phương diện quân Viễn Đông số 1 tiến công Cáp Nhĩ Tân.

(còn nữa)

Quân đội Mãn Châu Quốc: Bù nhìn "khát máu" của Nhật trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Quân đội Mãn Châu thuộc Mãn Châu Quốc - một quốc gia bù nhìn được Nhật dựng lên, tồn tại từ năm 1932 tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Quan doi Man Chau Quoc: Bu nhin
 Lực lượng Quân đội Đế quốc Mãn Châu được thành lập và tan rã cùng với sự kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đỉnh điểm, lực lượng này có khoảng 220.000 quân vào năm 1945. Ảnh: Bản đồ Mãn Châu Quốc màu xanh. Nguồn ảnh: Wiki.

Quân đội Nhật Bản vượt qua Vạn Lý Trường Thành như thế nào? (P1)

Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1933, Vạn Lý Trường Thành giúp cho chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thời gian vừa đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công vào Bắc Kinh của quân đội đế quốc Nhật Bản.

Quan doi Nhat Ban vuot qua Van Ly Truong Thanh nhu the nao? (P1)

Vạn Lý Trường Thành là những bức tường làm bằng đất, đá, trước đó đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên; là được xây dựng từ thế kỷ XIV, do triều đình nhà Minh thực hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới