Malaysia lập lính thủy đánh bộ đối phó Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Trước mối đe dọa ở phía biển từ Trung Quốc, Malaysia bắt đầu tính tới kế hoạch thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ.

Malaysia sẽ xây dựng lữ đoàn lính thủy đánh bộ cũng như thành lập căn cứ hải quân ở Bintulu, trên khu vực Biển Đông. Kế hoạch này được Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Tun Hussein đưa ra vào ngày 10/10/2013.
Ông Hishammuddin Tun Hussein tuyên bố rằng, Hải quân Hoàng gia Malaysia sẽ thành lập căn cứ tại bờ Biển Đông để bảo vệ các vùng xung quanh và lượng dầu dự trữ. Căn cứ hải quân mới của Malaysia dự kiến sẽ gần James Shoal – là nơi Hải quân Trung Quốc (PLAN) tập trận ngày 26/3/2013.
Theo mô tả của ông Hishammuddin, căn cứ kể trên sẽ được thành lập nhằm phục vụ các hoạt động đổ bộ và đảm bảo an ninh cho bang Sabah – nơi bị các phiến quân Sulu tấn công vào tháng 2/2013.
Lâu nay, Hải quân Malaysia không có lính thủy đánh bộ mà duy trì lực lượng đặc nhiệm hải quân tương tự Navy SEAL của Mỹ.
 Lâu nay, Hải quân Malaysia không có lính thủy đánh bộ mà duy trì lực lượng đặc nhiệm hải quân tương tự Navy SEAL của Mỹ.
Tuyên bố của ông Hishammuddin không đưa ra thêm bất cứ lý do nào nhưng tạp chí Jane's cho rằng căn cứ hải quân này được lên kế hoạch trước sự kiện cuộc tấn công của Sulu.
Mặc dù các binh sĩ lính thủy đánh bộ sẽ được tuyển từ cả 3 quân chủng – hải quân, lục quân và không quân – nhưng phần lớn sẽ được rút ra từ 3 tiểu đoàn lính dù thuộc Lữ đoàn Lính dù số 10 và thành lập tiểu đoàn lính thủy đánh bộ.
Hai trung đoàn Hải quân Hoàng gia Malaysia số 9 và số 8 đều đã thực hiện các cuộc huấn luyện tác chiến đổ bộ. Cuộc tập trận gần đây nhất là cuộc tập trận CARAT với lính thủy đánh bộ Mỹ cũng như tập trận đổ bộ với lính Pháp bằng tàu đổ bộ cỡ lớn Tonnerre.
Lính Hải quân Malaysia trong cuộc tập trận đổ bộ đường biển với Hải quân Mỹ.
 Lính Hải quân Malaysia trong cuộc tập trận đổ bộ đường biển với Hải quân Mỹ.
Bộ Quốc phòng Malaysia vẫn chưa quyết định xem lực lượng Lính thủy đánh bộ sẽ nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của quân đội nước này hay lực lượng hải quân. Theo kế hoạch ban đầu, lực lượng này sẽ là lực lượng đặc biệt đặt dưới quyền điều khiển của trung tâm chỉ huy Liên quân hợp đồng chiến Malaysia trước khi có sự bố trí thích hợp hơn.
Malaysia cũng đang thảo luận với Mỹ để nhận được sự hỗ trợ đào tạo và trao đổi chuyên gia với nước này dành cho lực lượng kể trên.
Malaysia cũng đang tìm mua tàu đổ bộ chiến đấu. Nước này đang được Pháp chào hàng tàu đổ bộ lớp Mistral trong khi Hàn Quốc chào hàng tàu đổ bộ lớp Dokdo. Mỹ cũng đang mời chào Malaysia mua tàu đổ bộ USS Denver – dự kiến sẽ được Mỹ cho nghỉ hưu vào năm 2014.
Mỹ rất mong muốn Malaysia thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ cũng như các điều luật hiện tại không cho phép lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ thực hiện các cuộc tập trận đào tạo với các lực lượng lính thủy đánh bộ đến từ các nước không được coi là đồng minh của Mỹ - chỉ có những cuộc tập trận nhiều binh chủng như CARAT là ngoại lệ. Malaysia cũng phát triển nhiều cuộc tập trận và trao đổi quân sự với Mỹ nhưng vẫn bị hạn chế do thiếu vắng lực lượng lính thủy đánh bộ.
Pháp đang mong muốn Malaysia mua tàu đổ bộ siêu lớn lớp Mistral.
 Pháp đang mong muốn Malaysia mua tàu đổ bộ siêu lớn lớp Mistral.
Không chỉ vũ khí và trang thiết bị cho lính thủy đánh bộ, Mỹ còn mời chào Malaysia những vũ khí còn thừa từ các chiến dịch ở Afghanistan bao gồm vũ khí bộ binh, kính ngắm đêm và xe phá bom.
Malaysia còn được Mỹ mời chào máy bay trực thăng chiến đấu AH-1Z Super Cobra. Mặc dù Boeing đang rất tích cực mời chào AH-64 Apache nhưng Malaysia lại không muốn mua những vũ khí đang được các nước láng giềng sử dụng. Apache đang được Singapore sử dụng và Indonesia đã đặt mua.
Malaysia thành lập căn cứ hải quân ở Bintulu do các hành động xâm lấn của Trung Quốc vào vùng biển của nước này. Không giống như Philippines, Malaysia không công bố những hành động này để ngăn ngừa ảnh hưởng tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, các hành động của Trung Quốc ở vùng biển gần lại là nỗi lo của Kuala Lumpur.
Hải quân Hoàng gia Malaysia chỉ có một số lượng tàu khiêm tốn. Những con tàu chiến đấu vùng biển gần thế hệ thứ 2 SGPV–LCS sẽ bắt đầu hoạt động vào 2018 đóng vai trò quan trọng với nước này.

Tại sao Hải quân Malaysia rất đáng gờm trong khu vực?

Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.
Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.

Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.
Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.

Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.
Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.

Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.
Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.

Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.
Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.

Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.
Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.

Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.
Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.

Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.
Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.

Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.
Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.

Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.
Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.

Lính thủy đánh bộ Mỹ, Thái tập trận hoành tráng

Tập trận CARAT 2013 diễn ra tại bãi biển Had Yao thuộc tỉnh Chonburi, Thái Lan với sự tham gia của 3.000 binh sĩ hai nước. Trong đó, Hải quân Mỹ tham gia tập trận lần này với hơn 1.200 binh sĩ và nhiều tàu chiến (gồm tàu đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu khu trục Aegis USS Curtis Wilbur (DDG-54), tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) và tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50). Trong ảnh là tàu vận tải USNS Washington Chambers phóng mục tiêu bay hỗ trợ hoạt động phòng không bắn đạn thật.
Tập trận CARAT 2013 diễn ra tại bãi biển Had Yao thuộc tỉnh Chonburi, Thái Lan với sự tham gia của 3.000 binh sĩ hai nước. Trong đó, Hải quân Mỹ tham gia tập trận lần này với hơn 1.200 binh sĩ  và nhiều tàu chiến (gồm tàu đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu khu trục Aegis USS Curtis Wilbur (DDG-54), tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) và tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50). Trong ảnh là tàu vận tải USNS Washington Chambers phóng mục tiêu bay hỗ trợ hoạt động phòng không bắn đạn thật.

Nội dung CARAT 2013 chủ yếu tập trung vào các hoạt động phối hợp tác chiến trên biển, diễn tập đổ bộ, hỗ trợ nhân đạo mang tính thực tế cao, các kịch bản ứng phó với thảm họa thiên nhiên...
Nội dung CARAT 2013 chủ yếu tập trung vào các hoạt động phối hợp tác chiến trên biển, diễn tập đổ bộ, hỗ trợ nhân đạo mang tính thực tế cao, các kịch bản ứng phó với thảm họa thiên nhiên...

Tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11).
Tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11).

Về phía Hải quân Thái Lan, nước này đã điều động 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Ratanakosin và tàu đổ bộ đa năng HTMS Angthong (791) tham gia tập trận trên biển.
Về phía Hải quân Thái Lan, nước này đã điều động 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Ratanakosin và tàu đổ bộ đa năng HTMS Angthong (791) tham gia tập trận trên biển.

Trong ảnh là tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) dẫn đầu đội hình, tiếp đó là tới tàu đổ bộ USS Tortuga (LSD-46) và sau cùng là 2 tàu hộ tống của Thái Lan.
Trong ảnh là tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) dẫn đầu đội hình, tiếp đó là tới tàu đổ bộ USS Tortuga (LSD-46) và sau cùng là 2 tàu hộ tống của Thái Lan.

Pháo hạm 127mm của khu trục Aegis USS Curtis Wilbur (DDG-54) khai hỏa.
Pháo hạm 127mm của khu trục Aegis USS Curtis Wilbur (DDG-54) khai hỏa.

Pháo 76mm của tàu hộ tống lớp Ratanakosin (Thái Lan) khai hỏa.
Pháo 76mm của tàu hộ tống lớp Ratanakosin (Thái Lan) khai hỏa.

Tàu đổ bộ HTMS Angthong (791) dẫn đầu đội hình tàu chiến hỗn hợp.
Tàu đổ bộ HTMS Angthong (791) dẫn đầu đội hình tàu chiến hỗn hợp.

Cuộc tập trận gồm các khoa mục đổ bộ đánh chiếm bờ biển với sự tham gia của Lính thủy đánh bộ Thái Lan, Mỹ.
Cuộc tập trận gồm các khoa mục đổ bộ đánh chiếm bờ biển với sự tham gia của Lính thủy đánh bộ Thái Lan, Mỹ.

Trong ảnh là tàu đổ bộ cỡ nhỏ di chuyển vào bên trong khoang tàu đổ bộ cỡ lớn.
Trong ảnh là tàu đổ bộ cỡ nhỏ di chuyển vào bên trong khoang tàu đổ bộ cỡ lớn.

Xe bọc thép lội nước chở lính thủy di chuyển khỏi tàu mẹ chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm bờ biển.
Xe bọc thép lội nước chở lính thủy di chuyển khỏi tàu mẹ chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm bờ biển.

“Đàn cá bọc thép” lao nhanh về phía bờ biển “đối phương”.
“Đàn cá bọc thép” lao nhanh về phía bờ biển “đối phương”.

Xe bọc thép lội nước AAV-7 lao nhanh ra khỏi chiếc tàu đổ bộ.
Xe bọc thép lội nước AAV-7 lao nhanh ra khỏi chiếc tàu đổ bộ.

Lính thủy đánh bộ Thái Lan cơ động.
Lính thủy đánh bộ Thái Lan cơ động.

Lính thủy đánh bộ Mỹ trên bờ biển.
Lính thủy đánh bộ Mỹ trên bờ biển.

Lính thủy Thái Lan xung phong đánh chiếm mục tiêu với sự yểm trợ từ xe bọc thép lội nước.
Lính thủy Thái Lan xung phong đánh chiếm mục tiêu với sự yểm trợ từ xe bọc thép lội nước.

Hoàn thành nhiệm vụ, “kình ngư” AAV-7 lại di chuyển về tàu.
Hoàn thành nhiệm vụ, “kình ngư” AAV-7 lại di chuyển về tàu.

Xe bọc thép lội nước AAV-7 di chuyển vào tàu đổ bộ.
Xe bọc thép lội nước AAV-7 di chuyển vào tàu đổ bộ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới