Malaysia bị chỉ trích vì tìm kiếm máy bay mất tích lung tung

(Kiến Thức) - Malaysia hôm nay hứng chịu nhiều chỉ trích nặng nề về những thông tin mâu thuẫn và hỗn loạn liên quan đến vụ tìm kiếm máy bay mất tích Boeing 777 chở 239 hành khách.

Malaysia bị chỉ trích vì tìm kiếm máy bay mất tích lung tung
Các lực lượng Hải quân và Không quân của 10 quốc gia nhiều ngày qua tập trung ở bờ biển phía Nam của Việt Nam nỗ lực hết sức để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích Boeing 777 quanh khu vực Malaysia tuyên bố bắt được tín hiệu của nó lần cuối cùng (vị trí cách Thổ Chu, Phú Quốc của Việt Nam khoảng 300km).
Tuy nhiên, sang ngày tìm kiếm thứ 5, các nhà chức trách Malaysia cho biết, họ sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm tới eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía tây của Malaysia sau khi dữ liệu radar chỉ ra khả năng máy bay có thể đã thay đổi đường bay ban đầu và quay đầu lại. Malaysia cũng mở rộng phạm vi tìm kiếm tới biển Andaman ở phía bắc của Indonesia – xa hàng trăm km so với địa điểm tìm kiếm ban đầu.
Máy bay Malaysia vẫn bặt vô âm tín. Ảnh minh họa.
Máy bay Malaysia vẫn bặt vô âm tín. Ảnh minh họa.
Những sự thay đổi nói trên cộng với nhiều luồng thông tin hỗn loạn mà giới chức trách Malaysia đưa ra trong suốt quá trình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích làm dấy lên chỉ trích cho rằng, các cơ quan chức năng có trách nhiệm triển khai việc tìm kiếm cứu hộ đã không có khả năng phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như nước này đã thất bại trong việc xử lý cuộc khủng hoảng quy mô này.
Các nhà phân tích gay gắt đặt ra nhiều nghi vấn về những thông tin Malaysia đã thu thập được từ các radar cả quân sự lẫn dân sự, các hệ thống tiếp sóng của chiếc máy bay mất tích Boeing 777… dẫn đến việc thay đổi phạm vi tìm kiếm.
“Thật tồi tệ khi một chiếc máy bay chở khách chở theo 239 mạng người mất tích. Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ cũng như các cơ quan hàng không Malaysia trong suốt quá trình xử lý sự cố là không thể chấp nhận được. Họ đã xử lý quá kém cỏi”, tạp chí công nghiệp Flightglobal dẫn lời chuyên gia David Learmount nhấn mạnh.
Chưa hết, ông David Learmount còn chỉ trích: “Càng ngày càng nổi lên nhiều nguồn thông tin dường như đã không được tận dụng triệt để và hiệu quả trong việc xử lý sự cố này. Gia đình hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay cũng bị bưng bít thông tin”.
Nhiều thân nhân của hành khách trên chiếc máy bay mất tích đã tỏ ra phẫn nộ vì bị bưng bít thông tin, không được cung cấp thông tin đầy đủ về người thân.
 Nhiều thân nhân của hành khách trên chiếc máy bay mất tích đã tỏ ra phẫn nộ vì bị bưng bít thông tin, không được cung cấp thông tin đầy đủ về người thân.
Trong khi đó, trong một bài bình luận, tờ báo hàng đầu của Malaysia, Malaysian Insider nhấn mạnh: “Tâm trạng của người Malaysia hiện nay đang chuyển từ kiên nhẫn sang rối trí và phẫn nộ về những thông tin trái ngược, mâu thuẫn, lộn xộn liên quan đến hồ sơ hành khách, hành lý, hộ chiếu... cũng như thông tin bị che đậy về vị trí cuối cùng của chiếc máy bay”.
Nhiều người dùng Twitter cũng chỉ trích gay gắt việc giới chức Malaysia đưa ra những thông tin mâu thuẫn về vị trí cuối cùng của chiếc máy bay Boeing 777 đang mất tích cùng với 239 hành khách, thúc đẩy lý thuyết âm mưu.
“Nếu quân đội Malaysia không phát hiện dấu hiệu chứng tỏ chuyến bay MH370 quay đầu về phía eo biển Malacca thì tại sao lại mở rộng tìm kiếm tới khu vực này? Ai quyết định việc này và tại sao?”, một người dùng twitter nhấn mạnh.
Sự giận dữ của dư luận bị đẩy lên cao hơn khi truyền hình Australia phát sóng một chương trình trong đó tiết lộ, Cơ phó chiếc máy bay mất tích Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi trước đó từng vi phạm an ninh buồng lái nghiêm trọng khi cho phép 2 nữ hành khách vào ngồi cạnh bên trong buồng lái máy bay.
Cơ phó Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi bị cho là từng để thiếu nữ ngồi trong khoang lái máy bay.
Cơ phó Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi bị cho là từng để thiếu nữ ngồi trong khoang lái máy bay.
Trong bài bình luận, tờ Malaysian Insider cũng đề cập tới việc, Việt Nam sáng nay (12/3) đã tuyên bố tạm thời đình chỉ việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, yêu cầu Malaysia giải thích rõ ràng về phương hướng tìm kiếm mới khi truyền thông Malaysia rầm rộ đưa tin, quân đội nước này đã phát hiện dấu vết của máy bay tại eo biển Malacca. Tuy nhiên, ngay sau đó, Việt Nam đã tiếp tục giúp Malaysia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Chưa kể, thân nhân của 239 người có mặt trên chiếc máy bay mất tích tập trung tại Bắc Kinh và Kuala Lumpur trông ngóng tin tức cũng thể hiện sự khó chịu, phẫn nộ về việc họ không được cung cấp thông tin đầy đủ.
Trong một tuyên bố chính thức hôm nay, Tư lệnh Không quân Rodzali Daud hôm nay nhấn mạnh: “Trong thời điểm này, vẫn chưa phải là lúc thích hợp để đưa ra bất cứ kết luận chính thức nào về đường bay của máy bay cho tới khi có bằng chứng xác thực hơn”.
Còn Tổng Thanh tra Cảnh sát Khalid Abu Bakar cho biết: "Chúng tôi đang tập trung điều tra 4 khả năng bao gồm: không tặc, phá hoại, các vấn đề về tâm lý của hành khách và phi hành đoàn cũng như các vấn đề, mối quan hệ cá nhân giữa hành khách với phi hành đoàn”.

Tài khoản trên mạng của hành khách máy bay Malaysia vẫn hoạt động?

(Kiến Thức) - Thân nhân của một số hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 tuyên bố, điện thoại của người thân của họ vẫn đổ chuông, tài khoản trên mạng vẫn hoạt động.

Tài khoản trên mạng của hành khách máy bay Malaysia vẫn hoạt động?
Tờ Washington Post cho biết, gia đình của một số hành khách trong số 239 người có mặt trên chiếc máy bay mất tích Boeing 777 tuyên bố vẫn có thể gọi vào máy điện thoại di động của người thân và nghe tiếng nhạc chuông đổ.

Crimea tuyên bố độc lập với Ukraine

(Kiến Thức) - Hội đồng Tối cao của Cộng hòa tự trị Crimea (thuộc Ukraine) đã chính thức thông qua bản tuyên ngôn độc lập trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3.

Crimea tuyên bố độc lập với Ukraine
Trong phiên họp đặc biệt hôm 11/3, Quốc hội Crimea đã thông qua văn bản này với tỷ lệ 78/100 nghị sĩ có mặt ủng hộ.
Một quan chức giấu tên của chính quyền này tiết lộ rằng, văn kiện trên - được ký bởi Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crimea Vladimir Konstantinov và người đứng đầu thành phố Sevastopol Yury Doynikov - khẳng định tính độc lập và tự chủ của Crimea với Ukraine. Đây sẽ là cánh cửa để từ đó, Crimea và Sevastopol sẽ gửi tới Liên bang Nga yêu cầu sáp nhập.

Hành khách máy bay Malaysia có thể sống sót tới 2 tháng?

(Kiến Thức) - Một chuyên gia địa lý nhận định, nếu chiếc Boeing 777 của Malaysia rơi trên biển, hành khách trên máy bay này có khả năng sống sót lên tới 2 tháng.

Hành khách máy bay Malaysia có thể sống sót tới 2 tháng?
Chuyên gia chuyên nghiên cứu chiến lược theo tình hình địa chính trị của Đại học Teknologi Malaysia (UTM) là Giáo sư -Tiến sĩ Azmi Hassan khẳng định, nếu thực sự chuyến bay MH370 rơi xuống biển, những người sống sót có khả năng sinh tồn lên tới 2 tháng với điều kiện họ lên được xuồng cứu sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.