Crimea tuyên bố độc lập với Ukraine

(Kiến Thức) - Hội đồng Tối cao của Cộng hòa tự trị Crimea (thuộc Ukraine) đã chính thức thông qua bản tuyên ngôn độc lập trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3.

Crimea tuyên bố độc lập với Ukraine
Trong phiên họp đặc biệt hôm 11/3, Quốc hội Crimea đã thông qua văn bản này với tỷ lệ 78/100 nghị sĩ có mặt ủng hộ.
Một quan chức giấu tên của chính quyền này tiết lộ rằng, văn kiện trên - được ký bởi Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crimea Vladimir Konstantinov và người đứng đầu thành phố Sevastopol Yury Doynikov - khẳng định tính độc lập và tự chủ của Crimea với Ukraine. Đây sẽ là cánh cửa để từ đó, Crimea và Sevastopol sẽ gửi tới Liên bang Nga yêu cầu sáp nhập.
“Căn cứ vào hiến chương LHQ và một loạt các văn bản quốc tế khác, chúng tôi - các thành viên của Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea và Hội đồng thành phố Sevastopol - tuyên bố độc lập với đất nước Ukraine”, trích một phần bản tuyên ngôn độc lập trên.
Nhân dân Crimea biểu tình ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga
Nhân dân Crimea biểu tình ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga
Cùng động thái này, Chủ tịch Vladimir Konstantinov cũng thay mặt toàn thể nhân dân và chính quyền tuyên bố, từ nay nước Cộng hòa tự trị Crimea sẽ chính thức đổi tên thành Cộng hòa Crimea.
Trong khi đó, Thủ tướng Crimea Sergey Aksyonov khẳng định với báo giới rằng, không có bất cứ binh lính Nga nào trong hàng ngũ lực lượng dân quân tự vệ địa phương.
“Những đơn vị dân quân tự vệ địa phương chỉ có người Crimea mà thôi. Tính cho tới ngày hôm nay (tức 11/3), quân đội Nga không tham gia vào bất cứ hoạt động bao vây các đơn vị quân đội hay đảm bảo trật tự công cộng”, ông nói.
Trước đó, một loạt các phương tiện truyền thông đưa tin rằng, các binh sĩ Nga đã bao vây một số căn cứ quân sự ở Crimea. Tuy nhiên, các quan chức hàng đầu Nga, gồm cả Tổng thống Putin, đều phủ nhận điều đó.

Putin đi tiếp nước cờ nào trên bàn cờ Crimea?

(Kiến Thức) - Dựa trên những sự kiện diễn ra ở Crimea, Ukraine, nhiều học giả trên thế giới đưa ra những nhận định về "đường đi nước bước" tiếp theo của ông Putin.

Putin đi tiếp nước cờ nào trên bàn cờ Crimea?
Tính cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có báo cáo nào về các cuộc đụng độ bằng súng giữa quân Nga và lính Ukraine ở Crimea. Song, như là một quy luật thường lệ trong lịch sử các cuộc xung đột, những động thái kiểu “sóng yên biển lặng” như vậy sẽ là dự báo cho các hành động dữ dội trong tương lai. Rõ ràng, tình hình thực tế ở Ukraine khá ảm đạm. Người Nga nhận thấy rằng, cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở quốc gia láng giềng khác biệt nhiều so với phần còn lại của thế giới.
“Moscow lấy cớ là bảo vệ người Nga và những công dân nói tiếng Nga để tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraine. Đó là về một đất nước ổn định đắm chìm trong những cuộc hỗn loạn. Từ quan điểm của người Nga, đó là một đất nước nơi mà một tổng thống được bầu chọn hợp pháp đã bị một đám đông hạ bệ”, Loga Oliker – chuyên gia phân tích chính sách quốc tế hàng đầu ở Rand – nói.

Malaysia Airlines nói gì trong cuộc họp báo khẩn tại Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Hãng hàng không Malaysia Airlines vừa tổ chức họp báo khẩn cấp về vụ máy bay của hãng mất tích tại Bắc Kinh do hành khách Trung Quốc chiếm số lượng áp đảo trên chuyến bay.

Malaysia Airlines nói gì trong cuộc họp báo khẩn tại Trung Quốc?
Cuộc họp báo của hãng hàng không Malaysia Airlines được tổ chức tại khách sạn Lido ở Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc ngay trong ngày máy bay Boeing 777 của hãng này chở theo 239 người, trong đó có 154 hành khách Trung Quốc mất tích (ngày 8/3).
Cuộc họp báo của hãng hàng không Malaysia Airlines được tổ chức tại khách sạn Lido ở Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc ngay trong ngày máy bay Boeing 777 của hãng này chở theo 239 người, trong đó có 154 hành khách Trung Quốc mất tích (ngày 8/3).

Có bằng chứng máy bay Malaysia bị khủng bố?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nghi ngờ việc 2 người Áo và Italy bị mất hộ chiếu, thoát nạn trong vụ máy bay Malaysia mất tích, có thể là đầu mối của một âm mưu khủng bố.

Có bằng chứng máy bay Malaysia bị khủng bố?
Cảnh sát và gia đình đã xác nhận thông tin, Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Italy và Martin Weiss, một người Áo là 2 người có tên trong danh sách hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia, nhưng thực chất không lên máy bay vì hộ chiếu của họ bị đánh cắp. Một điều trùng hợp kỳ lạ khác là, hộ chiếu của cả hai đều bị đánh cắp ở Thái Lan trong vòng hai năm qua và ông Maraldi đã được cấp một hộ chiếu mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.