Tính cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có báo cáo nào về các cuộc đụng độ bằng súng giữa quân Nga và lính Ukraine ở Crimea. Song, như là một quy luật thường lệ trong lịch sử các cuộc xung đột, những động thái kiểu “sóng yên biển lặng” như vậy sẽ là dự báo cho các hành động dữ dội trong tương lai. Rõ ràng, tình hình thực tế ở Ukraine khá ảm đạm. Người Nga nhận thấy rằng, cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở quốc gia láng giềng khác biệt nhiều so với phần còn lại của thế giới.
“Moscow lấy cớ là bảo vệ người Nga và những công dân nói tiếng Nga để tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraine. Đó là về một đất nước ổn định đắm chìm trong những cuộc hỗn loạn. Từ quan điểm của người Nga, đó là một đất nước nơi mà một tổng thống được bầu chọn hợp pháp đã bị một đám đông hạ bệ”, Loga Oliker – chuyên gia phân tích chính sách quốc tế hàng đầu ở Rand – nói.
Dựa vào luận điệu này, lính Nga đang dần tiến quân sang Crimea và không ai biết chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo. “Nếu (Tổng thống Putin) có ý định đánh chiếm đất của Ukraine, rõ ràng Crimea là địa điểm dễ thực hiện kế hoạch này hơn so với vùng miền đông nước này”, Oliker cho hay. Bán đảo Crimea là một vùng đất khép kín, có một vị trí chiến lược và dân số đa phần có tư tưởng thân Nga.
Những binh lính Nga hiện diện ở thị trấn Balaclava, Crimea hôm 1/3. |
Dựa vào các báo cáo ban đầu, khó có thể đưa ra thông tin chi tiết về nhóm lực lượng Nga ở Crimea. Khi tốp đầu tiên hiện diện nơi đây, họ nhanh chóng phong tỏa các ngả đường và sân bay quan trọng ở khu tự trị này. Chưa kể, Đặc phái viên Ukraine ở Liên Hiệp Quốc hôm 3/3 bất ngờ tuyên bố rằng, có 16.000 quân Nga được triển khai tới Crimea. Hơn thế nữa, cuối tuần qua, Nga còn tiến hành cuộc tập trận quân sự ngay gần biên giới Ukraine với 150.000 quân nhân tham gia. Thậm chí, với sự nghi ngờ của mình, một số trang báo chí ra rằng, Nga có đủ lực lượng để đễ dàng xâm chiếm miền đông Ukraine.
Tổng thống Putin nói chuyện trong buổi họp báo hôm 4/3. |
Một kịch bản tương tự có thể xảy đến với Ukraine, nhưng binh lính Nga sẽ dần chiếm lĩnh những thị trấn và thành phố thân Nga nằm sát biên giới với họ. Bất cứ cuộc không kích hay sử dụng pháo binh nào đều không được tính tới trong trường hợp này trừ phi quân Nga phản ứng một cách gay gắt. Thậm chí, nếu họ có thể chiếm đóng các thành phố miền đông Ukraine thân Nga mà không phải nổ phát súng nào, thì động thái này sẽ làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã rất căng thẳng nơi đây.
“Nếu ông Putin tiếp tục tiến quân tới các vùng miền tây Ukraine nằm dọc biên giới hai nước (nơi đa phần là dân Nga), điều đó sẽ là một cuộc khủng hoảng hoàn toàn”, Giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Thomas Nichols cho biết.
Đường đi nước bước tiếp theo của ông Putin còn phụ thuộc vào các mục tiêu chính trị mang tầm vĩ mô của vị lãnh đạo này. Nếu có ý định thôn tính Crimea vĩnh viên, ông có thể lệnh cho binh lính ở lại hoặc điều quân vào sâu đủ để để thực hiện kế hoạch sáp nhập bán đảo này.Thậm chí, nếu định thống trị hiện trạng ở Ukraine, ông Putin cũng có thể ra lệnh cho binh sĩ có những bước đi quyết đoán hơn. "Tại sao ông ta phải dừng lại? Tính tới nay, phương Tây đã có những chính sách gì để ngăn trở kế hoạch này của Putin?", ông Nichols đặt câu hỏi.