Mãi rượt máy bay NATO, tiêm kích Liên Xô đâm đầu xuống biển

Mùa hè năm 1985, một chiếc tiêm kich Su-15 của Liên Xô đã lao xuống hải phận quốc tế trên vùng biển Baltic ngoài khơi Liepaja, Latvia. Thảm kịch này là kết quả của một trong những cuộc chạm trán kịch tính thời Chiến tranh Lạnh.
 

Mãi rượt máy bay NATO, tiêm kích Liên Xô đâm đầu xuống biển
Thời điểm đó, cuộc Chiến tranh Lạnh đã trải qua nhiều khoảnh khắc ngày một “nóng”. Những sự cố dọc theo các đường biên giới Đông – Tây diễn ra thường xuyên. Không phận phía trên biển Baltic là một trong những khu vực hoạt động của cả không quân Liên Xô và các nước Bắc Âu. Các tiêm kích Viggen của Thụy Điển thường xuyên bám đuổi máy bay Liên Xô, thậm chí tiếp cận ở khoảng cách chỉ vài mét để chụp ảnh tổ lái thực hành các động tác tấn công giả định nhằm vào tàu sân bay Mỹ. Trong một tình huống như vậy, cuộc chạm trán xảy ra đã dẫn đến thảm kịch với máy bay của Liên Xô.
Ngày 7/7/1985, Bộ chỉ huy quân sự miền nam Thụy Điển phát lệnh cho tiểu đoàn đoàn trinh sát tại Norrköping. Các lực lượng hải quân Liên Xô theo Hiệp ước Warsaw đã tiến hành một cuộc tập trận ở phía đông Biển Baltic và tiểu đoàn trinh sát Thụy Điển được giao nhiệm vụ theo sát cuộc diễn tập.
Mai ruot may bay NATO, tiem kich Lien Xo dam dau xuong bien
 Tiêm kích Sh-37 Viggen của Thụy Điển, với hai cánh phụ giúp cơ động nhanh ở tầm thấp. Ảnh: Flickr
Hôm đó, phi công Larsoon lái chiếc máy bay trinh sát biển Sh-37 Viggen, sử dụng camera ở mũi máy bay để chụp ảnh các tàu Liên Xô đang tham gia tập trận.
Khi Larsson vừa bắt đầu chụp ảnh, hai chiếc SU-15TM Flagon của Liên Xô xuất hiện, một chiếc áp sát ngay bên hông. Larsson chụp vài bức ảnh chiếc Su-15 có số hiệu "Vàng 36" đang bám theo mình, sau đó trở lại căn cứ để tiếp nhiên liệu.
Trong lần xuất kích thứ hai ngày hôm đó, hai chiếc tiêm kích Liên Xô vẫn xuất hiện ngăn cản. Một chiếc tiến lại gần đầu cánh máy bay của Larsson, gây khó khăn cho việc chụp ảnh. Phi công Thụy Điển thực hiện hàng loạt động tác ngoặt và xoắn gấp để thoát khỏi đối phương, nhưng nó vẫn bám sát ở khoảng cách 50 m so với cánh chiếc Viggen.
Khó chịu vì bị đeo bám, Larsson quyết định thực hiện động tác bổ nhào cực kỳ hẹp ở tốc độ 400 dặm/h từ độ cao chỉ cách mặt biển 500 m. Chiếc Su-15 lao theo.
Tiêm kích Viggen nổi tiếng với khả năng cơ động nhờ cặp cánh phụ nhỏ phía trước mũi. Trong khi đó, chiếc Su-15 lại khá vụng về khi cơ động ở độ cao thấp. Khi chỉ cách mặt nước 100 m, chiếc tiêm kích Viggen bắt đầu lấy lại độ cao và vọt lên. Phi công Su-15 cố gắng bắt chước động tác này nhưng đã quá muộn, chiếc tiêm kích Liên Xô lao thẳng xuống biển, nổ tung thành một quả cầu lửa.
Nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vụ việc, Larsson quay về căn cứ. Chứng kiến máy bay đồng đội lao xuống biển, chiếc Su-15 còn lại đuổi theo Larsson như muốn trả đũa. Phi công Thụy Điển bay chỉ cách mặt nước 50 m, bật chế độ tăng lực tối đa để “vượt tường âm thanh” (đạt vận tốc siêu thanh - một tốc độ không dễ duy trì ở độ cao thấp do mật độ không khí cao).
Bị tụt lại phía sau, phi công Su-15 quyết định khóa tên lửa vào máy bay của Larsson. Tuy nhiên, chiếc tiêm kích Liên Xô từ bỏ ý định tấn công, chuyển hướng quay về căn cứ khi phát hiện hai máy bay Viggen khác của Thụy Điển đang lao tới tiếp ứng cho Larsson
Mai ruot may bay NATO, tiem kich Lien Xo dam dau xuong bien-Hinh-2
 Đội máy bay Su-15TM đã được “nghỉ hưu” từ năm 1991. Ảnh: Flickr
Phi công Liên Xô thiệt mạng trong sự cố này là đại úy Zhigulyov thuộc Trung đoàn tiêm kích Cận vệ số 54, đóng tại Vainode, Latvia. Các tàu Liên Xô đã tìm kiếm thi thể Zhigulyov trong hai ngày nhưng không thành. Tất cả những gì còn lại của viên phi công xấu số là một mảnh áo khoác dạt vào bờ mãi 10 năm sau đó. Zhigulyov chỉ là một trong nhiều trường hợp thương vong “phi chiến đấu” của cả hai phía trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, với nhiều “trò chơi mèo đuổi chuột”.
Mặc dù chiếc Sukhoi Su-15 được thiết kế gọn gàng, hoạt động tốt ở vận tốc lớn, nhưng nó được thiết kế cho các sứ mạng đánh chặn ở tầm cao và không linh hoạt khi ở sát mặt biển.
Nga đã cho nghỉ hưu những chiếc Su-15TM cuối cùng của mình ngay sau khi Liên Xô tan rã như một phần trong chương trình cắt giảm lực lượng theo Hiệp ước Các lực lượng vũ trang truyền thống tại châu Âu. Một số ít máy bay loại này vẫn được Ukraine sử dụng cho đến tận năm 1996.

Loạt tranh vẽ đẹp mê hồn về Quân đội Liên Xô

(Kiến Thức) - Quân đội Liên Xô đã từng là niềm cảm hứng của rất nhiều họa sỹ và dù quốc gia này đã không còn nữa thì những bức họa đó vẫn sống mãi.

Loạt tranh vẽ đẹp mê hồn về Quân đội Liên Xô
Loat tranh ve dep me hon ve Quan doi Lien Xo
 Một chiếc trực thăng Mi-8 của Quân đội Liên Xô cùng với những anh chàng lính dù đang chuẩn bị lên đường. Tác phẩm của họa sỹ Sytov Alexander Kapitonovich. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Loat tranh ve dep me hon ve Quan doi Lien Xo-Hinh-2
 Đài radar cảnh giới trên một ngọn đồi đặt cạnh sân bay. Bức họa có tên "Bảo vệ bầu trời yên bình" của tác giả Avakimyan Oleg. Nguồn ảnh: Englishrussia.

Hình vẽ tuyệt đẹp về lực lượng pháo binh Liên Xô trong CTTG2

Những bức hình vẽ và cả ảnh sau đây khắc họa các cỗ pháo mà Hồng quân Liên Xô đã sử dụng để đối phó hiệu quả với quân đội phát xít Đức.

Hình vẽ tuyệt đẹp về lực lượng pháo binh Liên Xô trong CTTG2
Hinh ve tuyet dep ve luc luong phao binh Lien Xo trong CTTG2
Chiến sĩ khẩu đội lựu pháo Hồng quân Liên Xô đang dội bão lửa xuống vị trí địch. 

Oai hùng Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh Lạnh (2)

(Kiến Thức) - Ở thời kỳ đỉnh cao, Hồng quân Liên Xô có hơn 4 triệu binh sĩ, trang bị hơn trăm nghìn xe tăng – thiết giáp, hàng nghìn máy bay và tàu chiến đi lại khắp đại dương. 

Oai hùng Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh Lạnh (2)
Oai hung Hong quan Lien Xo trong chien tranh Lanh (2)
Nụ cười hớn hở của các phi công Hồng quân Liên Xô trong ban bay tuần tra bảo vệ bầu trời rộng lớn của Liên bang Xô Viết trên các tiêm kích MiG-23. Nguồn ảnh: i-korotchenko.livejournal 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.