Mãi mãi là anh em: Moscow-Kiev tiếp tục cùng sản xuất máy bay

Mãi mãi là anh em: Moscow-Kiev tiếp tục cùng sản xuất máy bay

(Kiến Thức) - Mặc cho mối quan hệ giữa Nga-Ukraine chẳng khá hơn sau 2014, các tổ hợp công nghệ hàng không của hai nước vẫn đang tìm tiếng nói chung cho một hiệp định mới.

Theo những thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải hồi đầu tháng này, phía  Nga và Ukraine đang âm thầm đàm phán cho chương trình hợp tác sản xuất máy bay vận tải trong tương lai. Tất nhiên, điều này thành hiện thực thì quy mô của chương trình này cũng hạn chế ở một số dòng máy bay vận tải nhất định. Nguồn ảnh: Sina.
Theo những thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải hồi đầu tháng này, phía Nga và Ukraine đang âm thầm đàm phán cho chương trình hợp tác sản xuất máy bay vận tải trong tương lai. Tất nhiên, điều này thành hiện thực thì quy mô của chương trình này cũng hạn chế ở một số dòng máy bay vận tải nhất định. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, loại máy bay mà Nga và Ukraine nhiều khả năng sẽ hợp tác sản xuất chung là loại vận tải cơ hạng nặng An-124. Đây là loại vận tải cơ lớn nhất thế giới trước khi chiếc An-225 cũng do Nga và Ukraine cùng sản xuất xuất hiện vào năm 1988. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, loại máy bay mà Nga và Ukraine nhiều khả năng sẽ hợp tác sản xuất chung là loại vận tải cơ hạng nặng An-124. Đây là loại vận tải cơ lớn nhất thế giới trước khi chiếc An-225 cũng do Nga và Ukraine cùng sản xuất xuất hiện vào năm 1988. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, cả phía Ukraine và Nga vẫn đang tiến hành các cuộc hội đàm kín về vấn đề nay. Theo một nguồn tin giấu tên của Sputnik, quá trình đàm phán đang diễn ra "khá suôn sẻ". Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, cả phía Ukraine và Nga vẫn đang tiến hành các cuộc hội đàm kín về vấn đề nay. Theo một nguồn tin giấu tên của Sputnik, quá trình đàm phán đang diễn ra "khá suôn sẻ". Nguồn ảnh: Sina.
Vận tải cơ Antonov 124 Ruslan thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1982, đánh dấu sự xuất hiện của vận tải cơ lớn nhất của Liên Xô và thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Vận tải cơ Antonov 124 Ruslan thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1982, đánh dấu sự xuất hiện của vận tải cơ lớn nhất của Liên Xô và thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
An-124 có phi hành đoàn từ 4-6 người tùy từng nhiệm vụ, chiếc vận tải cơ này chở được tối đa 88 hành khách hoặc 150 tấn hàng hóa. An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20 mét và có sải cánh rộng tới 628 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.
An-124 có phi hành đoàn từ 4-6 người tùy từng nhiệm vụ, chiếc vận tải cơ này chở được tối đa 88 hành khách hoặc 150 tấn hàng hóa. An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20 mét và có sải cánh rộng tới 628 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.
Trọng lượng rỗng của chiếc phi cơ này vào khoảng 175 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó đạt tới 405 tấn. Máy bay được trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe loại Progress D-18T. Nguồn ảnh: Sina.
Trọng lượng rỗng của chiếc phi cơ này vào khoảng 175 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó đạt tới 405 tấn. Máy bay được trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe loại Progress D-18T. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ bay tối đa của vận tải cơ Antonov An-124 vào khoảng 865 km/h, tốc độ hành trình 850 km/h và có trần bay lên tới 12.000 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ bay tối đa của vận tải cơ Antonov An-124 vào khoảng 865 km/h, tốc độ hành trình 850 km/h và có trần bay lên tới 12.000 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Tầm bay của An-124 phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa nó mang theo. Theo đó, tầm bay xa nhất của An-124 là khi không tải đạt 15.000 km và tầm bay ngắn nhất khi mang đầy tải (150 tấn hàng hóa) vào khoảng 3200 km. Nguồn ảnh: Airliner.
Tầm bay của An-124 phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa nó mang theo. Theo đó, tầm bay xa nhất của An-124 là khi không tải đạt 15.000 km và tầm bay ngắn nhất khi mang đầy tải (150 tấn hàng hóa) vào khoảng 3200 km. Nguồn ảnh: Airliner.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Kiev và Moscow đang trở nên ngày càng xấu đi kể từ năm 2014. Tuy nhiên, có vẻ như hai nước này đang triển khai cùng nhau một vài lĩnh vực hợp tác bất chấp các bất đồng về chính trị để đạt được các lợi ích kinh tế chung cho cả hai bên. Nguồn ảnh: Airchar.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Kiev và Moscow đang trở nên ngày càng xấu đi kể từ năm 2014. Tuy nhiên, có vẻ như hai nước này đang triển khai cùng nhau một vài lĩnh vực hợp tác bất chấp các bất đồng về chính trị để đạt được các lợi ích kinh tế chung cho cả hai bên. Nguồn ảnh: Airchar.

GALLERY MỚI NHẤT