Mắc cúm mùa có nên uống thuốc kháng sinh hay không?

Theo chuyên gia, khi bị cúm, người dân không tự ý mua kháng sinh dùng bởi lẽ kháng sinh không có tác dụng với cúm mà có nhiều tác hại trong trường hợp này.

Cúm không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa?
Cúm mùa thường lưu hành quanh năm và người mắc có thể dễ dàng khỏi sau từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, thống kê toàn cầu cho thấy cứ mỗi phút trôi qua, lại có 1 người tử vong do cúm. Cúm không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa.
Mac cum mua co nen uong thuoc khang sinh hay khong?
 Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa.
Những ai có nguy cơ cao mắc cúm mùa?
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc cúm mùa là: Trẻ dưới 5 tuổi; người trên 65 tuổi; phụ nữ mang thai; người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường...
Tuy nhiên, ở bệnh viện cũng đã tiếp nhận những trường hợp tuổi còn rất trẻ và không có bệnh nền gì nhưng vẫn mắc các biến chứng nặng của cúm A như suy hô hấp hay viêm cơ tim. Đó là thông tin từ ThS. BS. Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Có những loại cúm mùa nào?
Theo GS.TS. Phan Trọng Lân (Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), cúm được phân loại thành A, B, C, D, trong đó A, B, C ảnh hưởng đến con người. Nguy hiểm nhất là cúm A với nhiều biến thể. Một số chủng cúm A từ gia cầm như H5N1 có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 50%) nhưng khó lây từ người sang người. Các chủng cúm mùa như H1N1, H3N2 và cúm B dễ lây lan và đã lưu hành toàn cầu. Sự biến đổi liên tục của virus cúm có thể dẫn đến các chủng đại dịch khi miễn dịch cộng đồng không đủ bảo vệ.
Làm thế nào để phân biệt cúm mùa với các bệnh hô hấp khác?
GS.TS Phan Trọng Lân khẳng định, việc phân biệt cúm với các bệnh hô hấp khác chỉ có thể xác định chính xác qua xét nghiệm. Cúm có triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ thể, nhức đầu, nghẹt mũi tương tự nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác, nên khó nhận biết bằng triệu chứng thông thường.
Xét nghiệm cúm khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Xét nghiệm cúm thường được thực hiện để phát hiện sự hiện diện của virus cúm trong cơ thể. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, thời điểm thích hợp để lấy mẫu xét nghiệm là sau khi đã mắc bệnh khoảng 2-3 ngày. Trong giai đoạn này, nồng độ virus cúm trong cơ thể thường cao nhất, làm tăng khả năng phát hiện chính xác. Nếu thực hiện xét nghiệm sớm hơn, virus cúm có thể đang trong thời gian ủ bệnh, nồng độ virus chưa đủ để nhận biết dẫn tới kết quả xét nghiệm không chính xác.
Người làm xét nghiệm có thể căn cứ vào các triệu chứng, thời gian kéo dài và mức độ để lựa chọn thời điểm thực hiện xét nghiệm phù hợp. Những triệu chứng nhận biết bệnh cúm bao gồm: Sốt cao >39 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu, cơ thể ớn lạnh... Một số người có thể bị nôn mửa, tiêu chảy.
Theo GS.TS. Phan Trọng Lân, với cúm, virus nhân lên mạnh trong khoảng 48 giờ đầu sau khi có triệu chứng. Vì vậy, đây là thời gian vàng để can thiệp sớm, giúp giảm nguy cơ biến chứng, làm bệnh nhẹ hơn và hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh.
3 yếu tố chính để phòng ngừa cúm mùa là gì?
Theo các chuyên gia y học dự phòng, để phòng ngừa bệnh cúm mùa, cần chú trọng 3 yếu tố chính. Thứ nhất là tỉ lệ bao phủ vaccine, đây là biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ nhập viện nặng và tử vong khi tỷ lệ bao phủ cao. Thứ hai, nên thực hiện khám và tư vấn sớm, đặc biệt trong khoảng 48 giờ đầu sau khi mắc bệnh để kiểm soát bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng. Thứ ba, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa cá nhân như giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc khi có triệu chứng cúm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt trong mùa dịch, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Vaccine cúm cần được tiêm nhắc hằng năm do virus liên tục biến đổi và vaccine được cập nhật để phù hợp với chủng lưu hành.
Lý do khiến cúm đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền là gì?
Cúm đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người có bệnh nền bởi một số lý do: Hệ thống miễn dịch người cao tuổi suy yếu không đủ sức để chống lại nhiễm trùng, virus cúm tấn công sẽ có khả năng cao làm trầm trọng hơn các bệnh lý khác đang có như tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, gan, phổi,.. làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.
Cúm có thể làm bùng phát các cơn, các đợt nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở những người bệnh đã có tiền sử xơ vữa động mạch trước đó. Tăng gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim ở cả người có sức khỏe bình thường. Tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ.
Đối với nhóm người mắc bệnh hen suyễn, cúm chính là nguyên nhân khởi phát đợt cấp, khiến cơn hen tiến triển nặng hơn, gây bội nhiễm dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Cúm khiến đường hô hấp bị viêm nhiễm tiết ra nhiều chất nhầy khiến không khí đến phổi bị cản trở, kích hoạt cơn co thắt phế quản, thắt chặt các đường dẫn khí, gây tình trạng khó thở, từ đó tăng nguy cơ nhập viện, phải thở máy.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, virus có thể can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu, khiến họ có nguy cơ tử vong vì các biến chứng liên quan đến cúm cao gấp 3 lần và khả năng phải nhập viện cao gấp 6 lần.
Bị cúm mùa có nên uống thuốc kháng sinh hay không?
Khi bị cúm, người dân không tự ý mua kháng sinh dùng bởi lẽ kháng sinh không có tác dụng với cúm mà có nhiều tác hại trong trường hợp này- BS. Đồng Phú Khiêm - Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết.
Theo các bác sĩ, cúm A là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không những không có tác dụng đào thải virus gây bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài việc không nên tự ý dùng kháng sinh trong điều trị cúm, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không tự ý mua thuốc kháng virus uống để điều trị cúm, bởi thuốc kháng virus chỉ cần thiết với những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng. Ngoài ra, thuốc kháng virus cũng có thể làm gia tăng đề kháng thuốc.
Theo Võ Hồng Thu/ Báo Tiền Phong

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh cúm mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, các mầm bệnh đường hô hấp thuận lợi phát triển. Nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A).

Theo Bộ Y tế, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. 

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

13 ca mắc cúm A tại trường học: Cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh nền thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lào Cai, ngày 30/9 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Khánh, huyện Bắc Hà phát hiện có 13 ca bệnh cúm A. Ngày 01/10/2024, tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên, qua giám sát cũng đã phát hiện 03 trường hợp dương tính với cúm A, 05 trường hợp dương tính với cúm B. Hiện tại các ca bệnh đang được theo dõi, điều trị, cách ly, diễn biến ổn định, không ghi nhận các trường hợp có diễn biến nặng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Món ăn bài thuốc giúp giảm cân

Món ăn bài thuốc giúp giảm cân

Áp dụng một số món ăn bài thuốc giảm cân là giải pháp an toàn và hiệu quả để giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, khỏe mạnh...