Mã độc WannaCry nguy cơ tấn công Việt Nam

(Kiến Thức) - Nằm trong top 20 quốc gia bị ảnh hưởng lớn của mã độc WannaCrypt, nhiều khả năng WannaCrypt sẽ bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam. 

Mã độc WannaCry nguy cơ tấn công Việt Nam
Cơn bão mã độc WannaCry đang hoành hành và tấn công cả các hệ thống máy chủ lớn trên toàn thế giới. Theo thống kê của BBC, 200.000 máy tính tại 150 quốc gia đã bị ảnh hưởng của mã độc này. Trong đó, có rất nhiều máy tính của doanh nghiệp và tập đoàn lớn.
Bung phat manh me, ma doc WannaCry co the anh huong toi Viet Nam
Mã độc WannaCry bùng phát mạnh mẽ toàn cầu. Ảnh: The Hacker News.
Theo hệ thống giám sát của Công ty bảo mật Kaspersky nổi tiếng, đợt tấn công của WannaCry bùng phát mạnh mẽ chỉ sau vài giờ trong ngày 12/5. Toàn bộ dữ liệu các máy tính "nạn nhân" bị khóa lại và mã hóa.
Ban đầu có khoảng 45.000 máy tính tại 100 quốc gia bị lây nhiễm. Đến sáng 14/5, tờ Reuters đưa tin đã có 100.000 máy tính trở thành nạn nhân của WannaCry. Và hiện tại con số này là hơn 200.000 máy tính.
Một nhà máy sản xuất xe hơi của hãng Nissan tại Anh đã phải ngừng sản xuất sau khi bị WannaCry tấn công. Hàng trăm bệnh viện, phòng khám tại quốc gia này cũng trở thành nạn nhân của mã độc tống tiền WannaCry.
Hãng Renault tại Pháp cũng đã tạm dừng việc sản xuất tại các nhà máy ở Sandouville vào ngày 14/5.
Bung phat manh me, ma doc WannaCry co the anh huong toi Viet Nam-Hinh-2
 Mã độc WannaCry khiến hàng nghìn máy tính bị tê liệt. Ảnh: The Hacker News.
Đây có thể coi là cuộc tấn công sử dụng mã độc tống tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Theo Kaspersky, Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng lớn của loại mã độc này bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đoài Loan...
Mới đây, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã gửi thông báo đến các cơ quan trung ương, chính phủ...trên cả nước về công tác phòng ngừa và ngăn chặn tấn công mã độc WannaCrypt.
Bung phat manh me, ma doc WannaCry co the anh huong toi Viet Nam-Hinh-3
Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia bị ảnh hưởng mã độc WannaCry. Ảnh: Kaspersky.
WannaCry là mã độc cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ hệ thống máy chủ. Khi nhiễm mã độc WannaCry, hệ thống máy tính bị tê liệt, không thể sử dụng bằng chuỗi mã. Khi đó, các doanh nghiệp, tổ chức phải bỏ ra một số tiền lớn để lấy lại dữ liệu.

Hàng mã tung “hàng nóng” dịp tết thanh minh

(Kiến Thức) - Ipad, máy vi tính, xe hơi mạ vàng… làm bằng giấy là những sản phẩm vàng mã độc lạ được bày bán nhiều nhân dịp tết thanh minh sắp tới.

Hàng mã tung “hàng nóng” dịp tết thanh minh
Dịp Tết Thanh minh sắp đến, nhiều mặt hàng mã độc lạ đã được nhập về để đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người âm.
Theo bà Lê Minh Thuyết (65 tuổi), chủ một cửa hàng trên phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Mọi năm hàng mã dịp tết thanh minh rất bình thường không có gì đặc biệt. Nhưng năm nay lại xuất hiện nhiều hàng thuộc “hạng sang” như Ipad các loại, xe hơi mạ vàng, nhà lầu, máy vi tính… Tuy vậy, giá của những mặt hàng này cũng không đắt lắm từ 60.000 – 120.000 đồng/sản phẩm”.

Mách bạn cách giữ an toàn trước mã độc tống tiền

Mã độc tống tiền đang có xu hướng bùng phát, bạn cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau để tự bảo vệ hệ thống của mình trước đe dọa tiềm tàng.

 Mách bạn cách giữ an toàn trước mã độc tống tiền

Mã độc tống tiền (ransomware) bắt đầu được các doanh nghiệp và người dùng lo lắng từ năm 2013 bởi những gì mà chúng gây ra đối với dữ liệu lưu trữ trên thiết bị.

Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, ransomware hiện bắt đầu quay trở lại đe dọa cộng đồng, buộc người dùng máy tính cũng như các tổ chức có sử dụng CNTT phải đưa ra những biện pháp bảo vệ trước những mối đe dọa từ ransomware.

Tranh chấp Biển Đông leo thang thành chiến tranh mạng

Công ty bảo mật F-Secure phát hiện phần mềm độc hại, nhiều khả năng được phát tán từ máy chủ ở Trung Quốc, nhằm phá hoại các nước có tranh chấp Biển Đông.

Tranh chấp Biển Đông leo thang thành chiến tranh mạng
Vụ việc diễn ra một thời gian ngắn sau khi Tòa Trọng tài ở La Haye ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông trong vụ kiện do Philippines khởi xướng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận phán quyết của tòa và tuyên bố rằng phán quyết này “không có hiệu lực và không có tính ràng buộc”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới