M-26 và phát bắn "xuyên táo" T-34 tại Triều Tiên (2)

(Kiến Thức) - Trong chỉ chục phút ngắn ngủi, trận đấu tăng đầu tiên giữa Triều Tiên và Mỹ đã diễn ra với kết cục nghiêng hoàn toàn về một bên tuy nhiên họ cũng chịu thiệt hại khá nặng.

Xuyên qua những chiếc T-34
Phía sau khúc cua, toàn bộ binh đi đầu đã bị bốn chiếc xe tăng T-34 của Triều Tiên vượt mặt. Những người lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ này đã cố sử dụng pháo không giật và bazooka để tấn công vào đoàn xe tăng T-34, họ cũng thừa đủ thông minh để tấn công vào phần hông và đuôi xe T-34 với hy vọng sẽ dừng được đoàn xe tăng này trước khi đội hình bộ binh – xe tăng Mỹ bị chia đôi.
M-26 va phat ban
 Xe tăng T-34 của Triều Tiên bị thiệt hại trong một cuộc đối đầu với liên quân Mỹ - Hàn. Ảnh: Life.
Sự thực lại phũ phàng hơn thế nhiều, bất chấp các loại hoả khí bộ binh của Mỹ dội vào đuôi xe và hai bên sườn xe, T-34 vẫn tiếp tục lầm lũi tiến lên và chỉ bị duy nhất có thùng dầu phụ gắn ở đuôi xe bị bắn vỡ gây ra vài vụ cháy nho nhỏ bên ngoài xe và dưới mặt đường – tất nhiên là những vụ cháy cỏn con này không đủ sức làm chậm đoàn xe tăng T-34 của Triều Tiên.
Đoàn xe tăng T-34 của Triều Tiên tiến thẳng tới góc cua – nơi mà ở phía bên kia các xe tăng M-26 Pershing của Mỹ đang đón lõng sẵn. Sau góc cua hẹp, bốn xe tăng T-34 của Triều Tiên đối diện với ba xe tăng M-26 của Mỹ - trận đấu tăng đầu tiên giữa quân Mỹ với Triều Tiên sắp diễn ra. Trước đó, một xe tăng Mỹ đã buộc phải lùi lại phía sau do hệ thống nâng – hạ nòng pháo của nó có vấn đề và không hoạt động được.
M-26 va phat ban
Kíp lái xe tăng Triều Tiên số hiệu 215 được phong tặng danh hiệu anh hùng sau khi họ tiêu diệt được nhiều xe tăng của liên quân Mỹ - Hàn. Ảnh: Museum.
Diễn biến nghẹt thở
Ngay sau khi phát hiện mục tiêu, xe tăng số hiệu A34 của Mỹ khai hoả phát đầu tiên với đạn xuyên giáp động lực cao (HVAP), ngay sau phát đầu tiên xạ thủ của xe tăng A34 tiếp tục khai hoả hai phát nữa, sử dụng cùng loại đạn với phát đầu tiên. Lúc này, các xe tăng T-34 của Triều Tiên còn chưa vào vị trí nên vẫn tiếp tục di chuyển, kết cục là cả hai phát đạn của chiếc Pershing đều trượt, xạ thủ trên chiếc xe tăng số hiệu A34 mang tên Stanley Tarnowski bị cả bốn kíp chiến đấu Pershing thoá mạ không tiếc lời sau khi bỏ lỡ cơ hội dù cho đây là Trung sĩ xạ thủ xe tăng giỏi nhất trong toàn Đại đội.
M-26 va phat ban
 M-26 Pershing của Mỹ khá thích hợp với chiến trường Triều Tiên khi nó có góc hạ nòng thấp, phù hợp với tác chiến trên địa hình nhiều đồi núi. Ảnh: Forcus.
Thực tế thì Tarnowski đã bị nhiếc móc hơi… oan vì anh ta không hề bắn trượt. Cả ba phát bắn đầu tiên khơi mào cho trận đấu tăng giữa Triều Tiên và Mỹ đều xuyên mục tiêu, tỷ số hiện giờ đang là 3-0 nghiêng về đội xe tăng M-26 Pershing. Trong số ba phát đạn, một phát đã xuyên qua vị trí của xạ thủ súng máy (bên phải lái xe) làm người này thiệt mạng ngay lập tức, làm bị thương nạp đạn viên trước khi xuyên thủng đuôi xe T-34 và chui ra ngoài. Chiếc T-34 không dừng lại ngay, nỗ lực của trưởng xa và tài xế đã đưa xe di chuyển thêm một đoạn nữa trước khi dừng khiến kíp lái M-26 Pershing cho rằng xạ thủ của mình đã trượt.
Khẩu pháo 90mm sát thủ của Pershing
Chiếc xe tăng T-34 thứ hai di chuyển vòng qua chiếc đầu tiên giờ đây đã đứng im một chỗ. Ngay lập tức chiếc T-34 thứ hai dính một loạt đạn pháo từ cả ba chiếc Pershing đi đầu, trong đó có một phát đạn trúng tháp pháo của chiếc xe tăng Triều Tiên. Phát đạn này không rõ đã khiến kíp lái trong xe bị choáng hay làm hỏng cơ cấu chuyển động của tháp pháo khi mà ngay sau khi dính đạn, tháp pháo của chiếc T-34 đã xoay lệch hẳn sang phải, xả đạn vào sườn núi.
M-26 va phat ban
 Những con đường đèo độc đạo là cơn ác mộng với các xe tăng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên vì rất dễ bị phục kích. Thực tế thì ở Triều Tiên có khá nhiều... đường đèo kiểu như này. Ảnh: Wiki.
Chiếc T-34 thứ ba lúc này bắt đầu xả đạn về phía xe tăng Mỹ, tận dụng xác của hai chiếc T-34 đi đầu làm vật che chắn. Tuy nhiên nỗ lực này không hiệu quả cho lắm khi các xe tăng M-26 của Mỹ có hệ thống ngắm quá hiệu quả, tiếp tục xả đạn chính xác khiến kíp lái chiếc T-34 thứ ba phải nhảy ra ngoài xe bỏ chạy và bị tiêu diệt bởi bộ binh Mỹ ngay sau đó.
Chiếc T-34 cuối cùng cũng là chiếc chỉ huy, sau khi nhận thấy tình hình vượt quá tầm kiểm soát đã cài số lùi hòng tẩu thoát khỏi bãi chiến trường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên nỗ lực cắt đôi bộ binh với xe tăng Mỹ giờ đây đã trở thành thảm hoạ khi chính chiếc T-34 này bị kẹp giữa bộ binh và xe tăng Mỹ. Thuỷ quân Lục chiến lại tiếp tục sử dụng pháo không giật và bazooka trong nỗ lực tiêu diệt xe chỉ huy của Triều Tiên đang rút chạy do xác của ba chiếc T-34 đi đầu đã chặn đường khiến đội xe tăng Pershing không thể tham gia truy đuổi được.
Họ đã thành công, chiếc T-34 cuối cùng của Triều Tiên cháy ngùn ngụt trước khi phía Mỹ ngừng xả đạn.
M-26 va phat ban
 M-26 Pershing khi hành quân phải "gác" pháo ra phía sau xe do nòng pháo của nó khá nặng và chìa ra ngoài quá dài. Ảnh: Tank medium.
Đột ngột, một xe tăng M26 của Mỹ cũng… bốc cháy. Tất nhiên là nó không bị bộ binh Mỹ bắn nhầm. Kíp lái của chiếc M26 này đã thoát ra ngoài an toàn và cho biết, trong cuộc đấu tăng ngắn ngủi nhưng rất ác liệt, chiếc M26 của họ đã gặp sự cố và tràn xăng ra bên trong xe. Khi khai hoả khẩu pháo 90mm trên xe tăng, mồi đánh lửa đã khiến hơi xăng bên trong xe bắt nhiệt và bốc cháy.
Do xe tăng M26 Pershing của Mỹ sử dụng nhiên liệu là xăng, trong khi đó xe tăng của Triều Tiên vốn do Liên Xô sản xuất lại sử dụng nhiên liệu là dầu diesel. Kết cục là xe tăng Mỹ dễ bắt lửa và có tỷ lệ cháy cao hơn nhiều so với xe tăng Liên Xô.
Trận đấu tăng đầu tiên giữa Triều Tiên và Mỹ đã kết thúc, phần thắng hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Điều này đã khẳng định rằng loại xe tăng được sản xuất theo tiêu chí rẻ, đông, dễ sử dụng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai hoàn toàn không còn phù hợp với xe tăng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ cũng rút ra bài học đắt giá sau trận đấu tăng này đó là vũ khí chống tăng của bộ binh Mỹ quá… kém khi Thuỷ quân Lục chiến phải chật vật để tiêu diệt một xe tăng vốn dĩ đã ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Mời độc giả xem Video: Xe tăng M-26 Pershing của Mỹ.


Mỹ phải “chết sốc” với lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên

(Kiến Thức) - Mỹ hay Hàn Quốc có nằm mơ cũng không thể nào tưởng tượng rằng lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên lại trang bị "khủng" tới như vậy.

My phai
 Một trong những đơn vị gây được nhiều sự chú ý nhất trong cuộc duyệt binh hôm 15/4 vừa rồi ở Bình Nhưỡng chính là lực lượng đặc nhiệm của nước này với trang bị cực kỳ hiện đại. Nguồn gốc các trang bị này khả năng là do Triều Tiên tự sản xuất có thể là theo mẫu của nước ngoài, rất ít có thể xảy ra việc mua ở nước ngoài khi mà Bình Nhưỡng chịu lệnh cấm vận vô cùng gắt gao. 

Những bức ảnh chưa từng thấy trong chiến tranh Triều Tiên

(Kiến Thức) - Về mặt lý thuyết, Chiến tranh Triều Tiên chưa hề kết thúc và cho tới tận ngày nay vẫn còn rất nhiều góc khuất của cuộc chiến này chưa được phơi bày.

Nhung buc anh chua tung thay trong chien tranh Trieu Tien
 Về mặt lý thuyết, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn trên Bán đảo Triều Tiên khi cả hai bên chỉ mới ký hiệp định đình chiến vào năm 1953 và có thể nổ ra lại bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Thechive.

Đọc nhiều nhất

Tin mới