Lý Lăng đánh Hung Nô thất bại, cả nhà bị Hán Vũ Đế xử tử

Thất bại của Lý Lăng khiến Hán Vũ Đế nổi giận. Ông ra lệnh xử tử cả nhà Lý Lăng. Tư Mã Thiên (sử gia nổi tiếng thời Hán) can ngăn cũng bị Hán Vũ Đế bắt bỏ ngục và bị xử cung hình (thiến).

Hán Vũ Đế (156 TCN – 87 TCN), tên thật Lưu Triệt, là hoàng đế thứ 7 của nhà Hán. Năm 141, Hán Vũ Đế lên ngôi khi mới 16 tuổi. Ông cai trị 54 năm, là một trong số hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Hán Vũ Đế được giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đánh giá là hoàng đế tài giỏi. Dưới thời ông trị vì, nhà Hán nhiều lần đánh bại tộc Hung Nô, mở rộng biên giới phía bắc đến tận vùng sa mạc Gobi.
Hán Vũ Đế cũng rất chú trọng tới phát triển kinh tế, thương mại và đối ngoại.
Năm 138 TCN, Hán Vũ Đế cử Trương Khiên làm sứ giả, dẫn phái đoàn đi về phía tây. Trong vòng 20 năm, Trương Khiên đã kết nối giao thương giữa nhà Hán với nhiều nước Tây Vực như Yên Kỳ, Quy Từ, Sơ Lặc, Đại Uyển, Đại Nguyệt Chi, Ô Tôn. Trong đó, có nhiều nước Tây Vực ủng hộ nhà Hán chiến tranh với tộc Hung Nô.
Theo Sohu, các chuyến đi sứ của Trương Khiên đã góp phần hình thành Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng, mở mang giao thương Đông – Tây.
Mặc dù tài năng, có tầm nhìn xa trông rộng, nhưng Hán Vũ cũng nổi tiếng là hoàng đế hà khắc, đa nghi. Nhiều người thậm chí so sánh ông với Tần Thủy Hoàng, theo Sohu.
Ly Lang danh Hung No that bai, ca nha bi Han Vu De xu tu
Hán Vũ Đế - hoàng đế nổi tiếng hà khắc, độc đoán (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc).
Tư trị thông giám (bộ chính sử do Tư Mã Quang, thời Tống, biên soạn) đánh giá Hán Vũ Đế là người chuyên chế, nóng nảy, nhưng cũng rất mưu lược, tài ba. Ông sùng đạo Nho và ưa thích cai trị đất nước theo lối Pháp gia (đề cao pháp luật) như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ (Lưu Bang).
Hán sử chép, thời Hán Cao Tổ, tộc Hung Nô cường thịnh ở phía bắc. Nhà Hán đánh dẹp không được, phải dùng chính sách hòa thân, cống nộp của cải. Hán Cao Tổ thậm chí còn phải gả con gái (có tài liệu chép là con gái nuôi) cho Thiền vu (vua) Hung Nô. Chính sách hòa thân với Hung Nô được nhà Hán áp dụng suốt hàng chục năm.
Tới thời Hán Vũ Đế, nhà Hán giàu mạnh, ông quyết tâm diệt trừ "kẻ thù truyền kiếp" Hung Nô.
Từ năm 133 TCN đến năm 90 TCN (43 năm) nhà Hán liên tục thực hiện các chiến dịch quy mô lớn nhằm vào Hung Nô và đa phần giành thắng lợi. Tuy nhiên, nguồn lực của nhà Hán cũng bị tổn thất nặng nề.
Hán sử chép, năm 112 TCN, quân Hung Nô tấn công quận Ngũ Nguyên (khu vực thuộc vùng Nội Mông, Trung Quốc ngày nay). Hán Vũ Đế điều 18 vạn quân chống đỡ.
Năm 99 TCN, tướng Lý Quảng Lợi dẫn 30 vạn quân Hán lên phía bắc, tấn công Hung Nô. Một tướng khác của nhà Hán là Lý Lăng dẫn 5.000 quân tinh nhuệ tiến sâu vào đất Hung Nô, ý đồ đột kích Thiền vu đình (nơi Thiền vu Hung Nô trị vì, nay thuộc Mông Cổ) nhưng thất bại.
5.000 quân của Lý Lăng bị 8 vạn quân Hung Nô vây khốn. Hết lương ăn mà quân cứu viện không đến, Lý Lăng buộc phải đầu hàng.
Thất bại của Lý Lăng khiến Hán Vũ Đế nổi giận. Ông ra lệnh xử tử cả nhà Lý Lăng. Tư Mã Thiên (sử gia nổi tiếng thời Hán) can ngăn cũng bị Hán Vũ Đế bắt bỏ ngục và bị xử cung hình (thiến).
Năm 90 TCN, Lý Quảng Lợi lại đem quân chống Hung Nô ở quận Ngũ Nguyên. Ở kinh thành Trường An, Hán Vũ Đế nghi ngờ Lý Quảng Lợi có mưu đồ tạo phản, nên bắt giam vợ con ông. Lý Quảng Lợi bị sốc, mất tinh thần chiến đấu khiến quân Hán đại bại.
Sau thất bại này, Hán Vũ Đế phải giảng hòa với Hung Nô, cống nạp cho Hung Nô 5.000 đấu lương thực, 10.000 vò rượu.
Theo Sohu, phần lớn thời gian trị vì của Hán Vũ Đế dành cho tham vọng chinh phạt. Hơn 40 năm chiến tranh liên miên với Hung Nô khiến kinh tế nhà Hán gần như kiệt quệ, sưu thuế đè nặng lên đầu người dân.
Cuối thời Hán Vũ Đế, giặc cướp nổi lên như ong, quan lại không thể khống chế.
Tư trị thông giám chép:
"Chúa thượng (Hán Vũ Đế) dùng phép tắc khống chế thiên hạ, rất xem trọng hình phạt hà khắc. Mà quan Nhị thiên thạch (quan đứng đầu một quận thời Hán) đa phần dùng thủ đoạn tàn khốc cai trị, dân gian vì vậy càng xem thường chống đối.
Đạo tặc từ phương đông nổi dậy, lớn thì quần tụ tới mấy nghìn người, đánh thành chiếm ấp, cướp binh khí trong phủ khố, thả phạm nhân, bắt trói làm nhục Quận thú, Đô úy, giết cả quan Nhị thiên thạch. Nhỏ thì tụ tập mấy trăm người, cướp bóc ở làng xóm, đông không tính xuể. Chúa thượng sai quan Ngự sử, Thừa tướng, Trưởng sử đốc xét, cũng không thể ngăn cấm được".

Vì sao Đổng Trác phải thất kinh bỏ chạy khỏi mộ Hán Vũ Đế?

Dù sở hữu trong tay một binh đoàn trộm mộ khét tiếng bậc nhất thời bấy giờ, nhưng khi vừa nhìn thấy 1 chiếc khăn tay trong mộ Hán Vũ Đế, quyền thần khét tiếng không sợ trời không sợ đất như Đổng Trác cũng phải kinh hãi bỏ chạy.

Vì sao Đổng Trác phải thất kinh bỏ chạy khỏi mộ Hán Vũ Đế?

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?

Trộm mộ là hiện tượng xuất hiện gần như đồng thời với sự nảy sinh của văn hóa mộ táng tại Trung Quốc. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong nhân gian đã có chuyện trộm mộ, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng nhất, phải tính đến vụ Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Bình Vương, lấy roi quật xác rửa hận làm đầu. Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Vương là để báo mối thù không đội trời chung, chứ không phải vì minh khí bồi táng trong lăng mộ. Hành động của ông ta rõ ràng là “có mục đích nhưng không vì tiền tài”, nên được Ban Sơn đạo nhân, với tôn chỉ “có sở cầu nhưng không cầu tài”, bái làm tổ sư gia.

Vì sao lăng mộ em trai Hán Vũ Đế nghìn năm không cỏ mọc?

Khu vực lăng mộ Thường Sơn Vương Lưu Thuấn - em trai Hán Vũ Đế, nằm giữa một vùng đồng bằng đông dân cư, rất dễ bị trộm mộ nhòm ngó. Vậy tại sao Lưu Thuấn lại chọn ngọn đồi này làm nơi đặt lăng?

Cỏ là thực vật mang sức sống ngoan cường, chúng có thể mọc lên ở bất cứ đâu, kể cả trong những kẽ đá sâu nhất. Tuy vậy có một ngọn đồi ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc dù nằm giữa những đồng cỏ xanh bạt ngàn nhưng lại hoàn toàn trọc cỏ, hàng nghìn năm không có thảm thực vật bao phủ. Vậy có điều gì bí ẩn đằng sau địa điểm này?

Kho báu bên trong quả đồi trọc cỏ

Bí ẩn gây tò mò về kim tự tháp của người Maya

Người Maya đã xây dựng hàng trăm kim tự tháp ở khu vực Trung Bộ châu Mỹ cổ đại. Bên trong những công trình này chứa nhiều hiện vật giá trị, thậm chí có cả một kim tự tháp nhỏ hơn ở bên trong.

Bi an gay to mo ve kim tu thap cua nguoi Maya
 Maya là một trong những nền văn minh cổ xưa có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại. Nền văn minh này phát triển hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 6 sau Công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, người Maya đã xây dựng các kim tự tháp. Nhiều công trình tồn tại đến ngày nay giúp giải mã nhiều bí mật thú vị về nền văn minh này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới