Vì sao Đổng Trác phải thất kinh bỏ chạy khỏi mộ Hán Vũ Đế?

Dù sở hữu trong tay một binh đoàn trộm mộ khét tiếng bậc nhất thời bấy giờ, nhưng khi vừa nhìn thấy 1 chiếc khăn tay trong mộ Hán Vũ Đế, quyền thần khét tiếng không sợ trời không sợ đất như Đổng Trác cũng phải kinh hãi bỏ chạy.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?

Trộm mộ là hiện tượng xuất hiện gần như đồng thời với sự nảy sinh của văn hóa mộ táng tại Trung Quốc. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong nhân gian đã có chuyện trộm mộ, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng nhất, phải tính đến vụ Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Bình Vương, lấy roi quật xác rửa hận làm đầu. Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Vương là để báo mối thù không đội trời chung, chứ không phải vì minh khí bồi táng trong lăng mộ. Hành động của ông ta rõ ràng là “có mục đích nhưng không vì tiền tài”, nên được Ban Sơn đạo nhân, với tôn chỉ “có sở cầu nhưng không cầu tài”, bái làm tổ sư gia.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?-Hinh-2

Thời nhà Hán, hoạt động trộm mộ đã cực kỳ phát triển. (Ảnh minh họa).

Cuối thời nhà Tần, Hán Sở tranh hùng, Hạng Vũ phá lăng Tần, hỏa thiêu cung điện, báu vật cướp được nhiều không kể xiết. Hạng Vũ, Lưu Bang là nghĩa quân phản Tần, nên các Xả Lĩnh lực sĩ đời sau đều lấy chữ “nghĩa” làm chiêu bài tụ hợp, tôn thờ Tây Sở Bá vương làm tổ sư gia. Còn nữa, Sở Bá vương có sức dời núi lấp biển, cũng là điềm lành đối với đám người chuyên dùng ngoại lực phá mộ như bọn họ.

Thời Tam quốc, hoạt động trộm mộ đã cực kỳ phát triển, không chỉ mình Tào Tháo mới có đội quân chuyên dụng đi trộm mộ. Trong số những mộ tặc khét tiếng thời kỳ này, không thể không kể tới Đổng Trác.

Về các phi vụ trộm mộ của Đổng Trác, nổi tiếng hơn cả là sự kiện mà viên quan này đem theo quân Tây Lương xâm phạm lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.

Tuy nhiên điều kỳ lạ nằm ở chỗ, sau khi tiến vào ngôi mộ cổ ấy, Đổng Trác đã gặp phải một việc vô cùng đáng sợ. Sự việc này thậm chí đã khiến ông phải lập tức đem các binh sĩ của mình tháo chạy khỏi nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế.

Binh đoàn trộm mộ tinh nhuệ dưới trướng Đổng Trác

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?-Hinh-3

Đổng Trác và Lữ Bố từng thực hiện nhiều phi vụ trộm mộ để vơ vét bảo vật.

Hậu Hán thư trong phần Đổng Trác liệt truyện từng ghi lại việc viên quan họ Đổng này hạ lệnh cho Lữ Bố đi lấy trộm bảo vật trong mộ cổ.

Về việc Đổng Trác trộm mộ, dân gian lưu lại không ít giai thoại. Hầu hết các giai thoại đó đều đề cập tới một binh đoàn tinh nhuệ dưới trướng nhân vật này.

Nhưng điều đáng nói nằm ở chỗ, binh đoàn này không chỉ theo Đổng Trác nam chinh bắc chiến để gây dựng sự nghiệp mà còn sẵn lòng theo ông ta xâm phạm nơi yên nghỉ của những người đã khuất để tìm kiếm bảo vật.

Theo Hậu Hán thư, Đổng Trác từ nhỏ đã hành tẩu giang hồ, bôn ba khắp chốn. Cho nên việc viên quan này lại làm ra hành động như trộm mộ cũng không phải điều hiếm lạ.

Đổng Trác thời niên thiếu tính tình hào sảng, mạnh mẽ, kết thân với không ít huynh đệ giang hồ, thậm chí đã từng nhiều lần được chỉ định xuất chinh đánh Khương tộc.

Trong quá trình chinh chiến suốt những năm tháng tuổi trẻ, Đổng Trác từ sớm đã bắt đầu tích lũy lực lượng cho mình. Đội quân Tây Lương ra đời cũng từ đó.

Viên quan họ Đổng này khi ra trận vô cùng hung hãn, xuống tay hết sức tàn nhẫn. Đội quân tinh nhuệ dưới trướng Đổng Trác thừa hưởng toàn bộ tính cách quân phiệt từ chủ tướng.

Nếu so về năng lực tác chiến, quân đội chính quy của Hán triều lúc bấy giờ hay binh lính trong các gia tộc nhiều đời làm quân binh vẫn thua xa so với binh đoàn dưới trướng Đổng Trác.

Năm xưa thủ hạ của Đổng Trác có thể dễ dàng đánh hạ Tôn Kiên, Tào Tháo cũng đều nhờ vào Tây Lương quân. Bất luận là về tư chất của mỗi binh sĩ hay tài năng của các thống soái, đội quân này hoàn toàn "ăn đứt" những binh đoàn trong tay đối thủ.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?-Hinh-4

Nhờ nắm giữ trong tay ít tàn binh của quân Tây Lương, Lữ Bố đã chiếm được nhiều ưu thế trong những cuộc giao tranh tại Trung Nguyên trước thời Tam quốc.

Đổng Trác và binh đoàn tinh nhuệ phải "bỏ của chạy lấy người" vì một chiếc khăn lụa

Theo giai thoại dân gian, Đổng Trác liều mạng xông vào nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế vốn không phải vì bảo vật đáng tiền nào. Mục đích thực sự của viên quan họ Đổng trong phi vụ trộm mộ lần ấy lại chỉ là tìm kiếm một bài thuốc cho cháu gái.

Sinh thời, Đổng Trác vô cùng yêu thương người cháu gái này. Chỉ tiếc rằng vị tiểu thư ấy từ khi ra đời đã không may mắc phải bệnh câm.

Văn hóa mộ táng của người Trung Hoa cổ đại luôn hy vọng linh hồn người chết có thể nhận được đãi ngộ như lúc còn sống. Vì vậy mộ cổ của một số Hoàng đế, quý tộc thường chôn theo nhiều sách quý, trong đó có cả y thư.

Tương truyền rằng, ngôi mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệu có cất giấu nhiều bài thuốc đã thất truyền. Trong số đó có một phương thuốc quý chuyên trị bệnh câm.

Đó cũng là lý do Đổng Trác liều mạng đem đội quân tinh nhuệ nhất của mình xâm nhập vào nơi này.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?-Hinh-5

Theo dân gian, Đổng Trác xâm phạm mộ Hán Vũ Đế để tìm y thư chữa bệnh cho cháu gái. (Ảnh minh họa).

Thế nhưng vừa mới tiến vào mộ huyệt không lâu, Đổng Trác lại nhìn thấy một vật. Chính thứ ấy đã khiến nhân vật này vô cùng sợ hãi và vội vàng rút lui.

Giai thoại dân gian truyền lại, thứ khiến kẻ không sợ trời không sợ đất như Đổng Trác phải thất kinh lại là một chiếc khăn tay trong mộ Hán Vũ Đế.

Điểm đặc biệt nằm ở chỗ, chiếc khăn tay này có thêu một câu đồng dao mà viên quan họ Đổng vô cùng kiêng kỵ.

Bài đồng dao này được lưu truyền kể từ thời Hán Hiến Đế. Thành Trường An thời bấy giờ lại rất nhiều trẻ em, đi đâu cũng có thể nghe thấy.

Trong bài đồng dao ấy, có một câu viết rằng: “Thảo thiên lí, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống!).

Mỗi khi nghe thấy câu đồng dao này, Đổng Trác đều cho rằng câu hát bâng quơ ấy thực chất đang ám chỉ ông ta có mưu toan nổi dậy để đoạt quyền.

Hàm nghĩa thật sự của bài đồng dao “thảo thiên lí, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống!). Kỳ thực, đây là một dạng đố chữ, “thảo thiên lí”, đây là chữ “Đổng”, ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, “hà” chính là “như thế nào được”, chính là không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì đây, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc”, đây chính là chữ “Trác”, ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh”, càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?-Hinh-6

Dù đã dẫn cả binh đoàn toàn quân tinh nhuệ đi theo, nhưng Đổng Trác vẫn không khỏi kinh sợ khi bước vào nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.

Mặc dù bài đồng dao kia được lưu truyền đã lâu, nhưng chung quy vẫn chỉ là đôi ba câu hát ngoài đường phố, vì sao lại được thêu trên khăn lụa?

Điều khiến Đổng Trác càng thêm hoảng sợ là bởi bài đồng dao kia mới có từ thời Hán Hiến Đế (vị vua thứ 14 nhà Đông Hán), nay lại đột nhiên xuất hiện trong ngôi mộ của Hán Vũ Đế (vị vua thứ 7 của nhà Hán).

Hơn nữa sao có thể trùng hợp đến nỗi chiếc khăn lụa thêu câu đồng dao đầy ám chỉ này lại được chính mắt Đổng Trác nhìn thấy. Ngay sau khi nhìn thấy chiếc khăn lụa với những câu chữ đầy ám chỉ ấy, Đổng Trác đã khiếp sợ tới nỗi vội vã dẫn đội quân của mình lập tức rút lui.

Giai thoại về lần trộm mộ bất thành này của Đổng Trác đã được dân gian lưu truyền suốt nhiều đời. Cho tới ngày nay, hậu thế vẫn chưa thể kiểm chứng tính thực hư của câu chuyện này.

Đổng Trác (132 - 192), tự Trọng Dĩnh, là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo, giữ chức Thứ sử Tịnh Châu. Lợi dụng sự tiến cử của Viên Thiệu với Đại tướng quân Hà Tiến, người đang muốn tiêu diệt thế lực hoạn quan, Đổng Trác đã tiến kinh khống chế kinh thành, phế Hán Thiếu Đế Lưu Biện, lập Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.

Khi đó, các lộ chư hầu trong nước, đứng đầu là Viên Thiệu, bất bình với sự chuyên quyền tàn độc của Trác, đã liên minh để thảo phạt Đổng Trác. Sau đó, các chư hầu xảy ra tranh chấp, dẫn đến bạo loạn. Đổng Trác bức ép Hiến Đế và triều đình bỏ Lạc Dương và Trường An, cố thủ ở đó. Trong lúc này, Tư đồ Vương Doãn cùng Lữ Bố dùng mưu giết Trác. Hai cận thần Lý Thôi và Quách Dĩ bắt Hiến Đế làm con tin, giết chết Vương Doãn, thiên hạ trở nên đại loạn, các chư hầu theo đó nổi lên chiếm cứ một phương.

Tại sao Hoàng đế không để thê thiếp cho con bú?

Để đảm bảo sinh hoạt thường ngày của các tiểu hoàng tử, tiểu công chúa, trong hoàng cung sẽ có những vị nhũ mẫu.

Những tiểu hoàng tử, công chúa ngay từ khi lọt lòng đã sống trong nhung lụa, tuy nhiên, họ lại không có được niềm hạnh phúc được lớn lên trong vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ đẻ. Bởi nhiều lý do đặc biệt, tất cả họ phải được nuôi dưỡng bởi các nhũ mẫu (hay vú nuôi).
Tai sao Hoang de khong de the thiep cho con bu?
Nhũ mẫu trực tiếp nuôi dưỡng các hoàng tử, công chúa. Ảnh: Sohu 

Giật mình hoàng đế Trung Quốc tổ chức "đám cưới ma" cho vợ yêu

Thương Vương Vũ Đinh nổi tiếng lịch sử là hoàng đế sủng vợ. Người vợ được hoàng đế này độc sủng là nữ tướng Phụ Hảo. Ngay cả sau khi qua đời, Phụ Hảo được chồng yêu chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia.

Giat minh hoang de Trung Quoc to chuc
Phụ Hảo là một trong nữ tướng nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Không những vậy, bà là vợ yêu của Thương Vương Vũ Đinh. Theo các sử sách, Phụ Hảo là phụ nữ thông minh, xinh đẹp, có tài cầm quân đánh trận. Bà giúp hoàng đế Vũ Đinh giữ vững giang sơn.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới