Ly kỳ số phận chiếc chuông chùa hơn 200 năm tuổi

Kỳ lạ là, cho đến tận bây giờ, lai lịch về chiếc chuông chùa Đà Sơn vẫn được xem là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Tồn tại ở vùng đất Đà Sơn suốt hơn 200 năm qua, chiếc chuông chùa được nhiều người dân truyền tụng là có khả năng vang vọng xuyên thấu 18 tầng địa ngục, siêu độ cho ngàn vạn kiếp người...
Kỳ án... đại hồng chung
Theo cụ ông Phan Văn Ích (93 tuổi, một trong ba người cao tuổi nhất làng Đà Sơn), việc dân làng Đà Sơn thỉnh được chuông về thờ bắt nguồn từ một vụ án hết sức lạ kỳ. Chuyện xưa kể rằng, có một bà già mò ốc ở Vũng Điền nơi giáp ranh giữa làng Khánh Sơn và Đà Sơn (nay là Phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng), bỗng phát hiện một vật lạ ẩn dưới lớp bùn liền tri hô cho người dân quanh đó.
Được tin báo, người dân hai làng đổ xô đi xem, thì ra ẩn dưới lớp bùn là một quả đại hồng chung. Làng nào cũng muốn giành chuông về phía mình, nên rốt cuộc đành phải đưa nhau lên báo quan. Vị quan đương thời cũng băn khoăn không biết nên xử cho làng nào được chuông, cuối cùng ông nghĩ ra một cách: "Trong khoảng thời gian tàn một cây hương, mỗi làng cử tám tráng đinh ra khiêng, nếu khiêng được thì mang về làng mình, còn không thì nhường cho làng khác khiêng".
Nhấp ngụm chè xanh, cụ Ích trở nên hồ hởi: "Tui nghe ông nội kể, hôm kéo chuông lên khỏi khe nước, người dân hai làng như mở hội, khua chiêng, khua trống vang động cả một góc trời". Theo lẽ thường tình, vật trôi từ trên xuống, làng Khánh Sơn ở phía trên nên được quyền khiêng trước. Họ đánh dây thừng bằng tre cật rất chắc, tráng đinh trong làng chỉ mới nhích chuông lên một chút là dây đứt; thử đi thử lại hai ba lần mà vẫn không tài nào nhấc nổi chuông.
Làng Đà Sơn nghĩ rằng, đây là bảo vật trời ban cho làng, nên thiết lễ giữa thinh không, nguyện nếu thỉnh được chuông về sẽ lập chùa thờ phụng chu đáo. Lạ thay, khi các tráng đinh của làng ghé vai vào đòn khiêng, chuông từ từ được nhấc lên, chuông nhẹ nhàng theo người đi về làng.
Đến một ngọn đồi nhỏ, bỗng một ngọn to quét qua làm dây đứt, chuông rơi. Các bô lão trong làng tin rằng, Phật muốn ở lại nơi này, bèn phát quang cây cối, san đất lập một ngôi chùa ngay tại đó để người dân hương khói. Sau đó, mọi người mới sực nhớ tới bà già bắt ốc, bèn chia nhau đi tìm, nhưng tuyệt nhiên không ai biết bà ở đâu. Cho là "bà tiên" hiện về mách bảo cho làng thỉnh chuông về thờ nên dân làng tạc tượng bà bằng gỗ, bên hông đeo cái giỏ có mấy con ốc, thờ trong chùa làng...
Trụ trì Đà Sơn giới thiệu về chiếc chuông 258 năm tuổi.
 Trụ trì Đà Sơn giới thiệu về chiếc chuông 258 năm tuổi.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bị dìm xuống bùn sâu, may mắn được với dân làng Đà Sơn tìm về tưởng là yên ổn, ngờ đâu số kiếp "lận đận" vẫn chưa buông tha chiếc chuông cổ này. Đầu tiên là việc bị vua Minh Mạng bắt… giảm bớt thanh âm. Tương truyền, trong một lần đi viếng chùa Non Nước, trời tối không đi tiếp được, nên đành dừng chân nghỉ dưới chân núi Bạch Mã. Nửa đêm vua bị tiếng chuông ngân vang làm tỉnh giấc, bèn cho lính truy tìm kẻ nào "to gan" dám kinh động thánh giá. Quan quân theo tiếng chuông tìm đến chùa Đà Sơn, ra lệnh cho dân làng phải làm giảm bớt âm vang của chuông để khỏi kinh động đến giấc ngủ của Thiên Tử.
Để yên không làm gì thì làng tránh sao được tội kháng chỉ, nhưng bỏ chuông thì tiếc. Cuối cùng, một vị cao niên trong làng hiến kế "dùng đồng bịt cái lỗ định âm ở phía trên chuông lại, thì âm thanh sẽ giảm bớt", như vậy vừa giữ được chuông mà lại không trái lệnh vua.
Chưa hết, đến những năm thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, chiếc chuông chùa Đà Sơn tiếp tục được "thử vàng" lần thứ hai. Lần này, do nghi ngờ là địa điểm hội họp của Việt Minh nên thực dân Pháp cho gom hết rơm rạ hai làng Khánh Sơn, Đà Sơn chất quanh ngôi chùa uy nghi rồi châm lửa đốt. Lửa cháy rất lớn, tất cả các pho tượng Phật, kinh thư quý đều bị thiêu rụi. Duy chỉ có chiếc chuông đồng còn trụ lại, được nhờ dân làng cất giấu trước đó.
Cụ Ích cho biết: "Do dân làng sợ thực dân Pháp trưng thu chiếc chuông để đúc súng đạn, nên quyết định đào một cái hố gần đó lót rơm lên, rồi huy động trai làng khuân chuông chôn xuống hố, khi Pháp đốt chùa lửa thiêu cháy hết, chỉ có chiếc chuông "trốn" dưới đất nên thoát được".
Mãi đến năm 1960, chùa mới được xây dựng lại theo kiểu chùa làng do lòng tín mộ đạo Phật của những dòng họ có truyền thống và những tín đồ Phật giáo địa phương, chuông mới được người dân đào lên tiếp tục thờ tự. Trong thời gian này, do chiến tranh loạn lạc nên chiếc chuông cổ buộc phải "lưu lạc" nhiều nơi trên đất Đà Sơn.
Năm 1970, cùng với đông đảo Phật tử nhiều nơi về đây và thành lập nên Niệm Phật đường mái tôn vách ván ngay trên nền chùa cũ. Đến năm 1972, Ban đại diện khuôn hội Đà Sơn và bổn đạo đã cung thỉnh Hoà thượng Thích Tôn Bảo (Ôn Vu Lan) về để chứng minh lễ trí thạch khai sơn, mở móng xây dựng chùa, nhưng chưa có thuận duyên nên không tiến hành được. Rồi trận bão lịch sử năm 1989 đã làm sập ngôi chùa làng Đà Sơn thêm một lần nữa. Chỉ đến năm 1995, chùa Đà Sơn được xây dựng lại khang trang thì chiếc Đại hồng chung cổ nhất Đà Nẵng mới chính thức trở về "thường trú" luôn tại chùa Đà Sơn.
Sự thật về lai lịch chiếc chuông cổ
Theo Đại Đức Thích Pháp Đạo, trụ trì chùa Đà Sơn, căn cứ vào dòng chữ "Cảnh Hưng Thập lục niên, Quảng Nam xứ, Thăng Hoa phủ, Lễ Dương huyện, Đà Sơn xã, Ất Hợi niên tàn tựu Tây Linh Tự trú phụng..." khắc trên đại hồng chung lưu tại chùa hiện nay, thì Phật giáo đã phát sinh từ Đà Sơn vào đầu thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) với ngôi chùa mang tên Tây Linh Tự. Đến năm Cảnh Hưng thứ 16, tức vào tháng Chạp năm Ất Hợi (1755), bổn đạo toàn xã cùng với thập phương thiện tín đã chú nguyện đúc đại hồng chung nặng 450 cân (đơn vị đo lường cũ) với hình dáng cân đối hài hoà, hoa văn trang trí uyển chuyển thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, tính đến nay chuông đã tồn tại ở đây được 258 năm.
Vào năm Canh Tý (1771), do vua Quang Trung hạ chiếu thu vét đồng sắt để đúc súng và đúc tiền nên các thân hào và tín đồ mộ đạo trong xã đã đem chuông chùa chôn giấu dưới khe nước (nay tục gọi là khe chùa) và ngôi chùa cũng bị mai một theo thời gian.
Qua nhiều đời sau, vị trí chôn giấu chuông cũng bị lãng quên theo năm tháng. Cùng với sự ra đi của các bậc tiền bối hữu công, số người biết được chuyện này thưa dần rồi mất hẳn, dẫn đến việc nảy sinh nên câu chuyện huyền thoại về chiếc Đại hồng chung cùng ngôi chùa Đà Sơn mới được xây dựng sau này. Trên 250 năm, chuông chùa Đà Sơn đã từng gióng lên bao hồi chuông cảnh tỉnh nhân tâm, xa lìa đường mê quay về nẻo giác, đã trở thành một di sản văn hoá được thành phố công nhận và bảo tồn.
Kiệt tác của nghệ thuật đúc và chạm khắc
Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, nghệ thuật đúc chuông có sự giao thoa văn hoá Việt - Chăm. Chuông Việt thường tròn ngắn, có bốn núm ghi bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông), với mục đích cứ một mùa là ba tháng thì xoay chuyển vị trí một lần để bảo vệ chuông không bị hư và âm thanh được đều) nhưng chuông này thon dài và có đến tám núm, mỗi núm có nhưng âm thanh vang vọng khác nhau. Nhiều người lầm tưởng quai chuông chùa Đà Sơn là hình con rồng nhưng kỳ thực quai chuông được đúc theo hình con bồ lao. Theo Đại Đức Thích Pháp Đạo (trụ trì chùa Đà Sơn), chiếc chuông lấy hình mẫu từ tích "cá kình cắn chân con bồ lao". Con bồ lao ở trên cạn, xuống nước bắt con cá kình để ăn. Cá kình cắn vào chân con bồ lao, bồ lao đau quá kêu oang oang (giống âm thanh của tiếng chuông), do đó có câu "Kình ngư nhất kích, bồ lao đại hống".

Chuyện khó lý giải về quả bom trên nóc chùa

Chỉ vài ngày sau, người Nhật đến và mang quả bom đi, không có lời giải thích hay sự hồi âm về lý do quả bom không phát nổ.

Tổ Đình Linh Sơn ở Hiền Lương, Vạn Lương, Vạn Ninh (Khánh Hòa) mang trong mình bao huyền thoại một thời quá khứ. Theo lời chỉ dẫn của các cao niên trong vùng, tôi đã tìm đến ngôi chùa này. Phía trước là dòng sông, cổng tổ đình nằm ở một bên, có phần hơi khác so với những chùa còn lại.

Nghe chuông, nên như thế nào?

Không hề có chuyện nghe chuông rồi thực tập chánh niệm mà bị tà ma quấy phá.

HỎI: Tôi không có điều kiện đi chùa nhiều, phòng trọ lại nhỏ hẹp nên cũng không thờ Phật. Tôi chỉ có một cái chuông nhỏ để trên bàn viết, hàng ngày thỉnh ba tiếng chuông để tịnh tâm hay mỗi khi lòng bấn loạn nghe chuông cho an lòng có được không? Bởi có người nói thỉnh và nghe chuông như vậy không tốt, chuông phải để trên bàn thờ, nếu nhà không có bàn thờ thì phải thường đi chùa, có sự gia hộ của Phật, Bồ-tát thì thỉnh chuông mới không bị tà ma quấy phá. Còn một vấn đề khác, tôi có quen một cô cũng thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay. Cô ấy thờ Quán Thế Âm Bồ-tát nhưng mỗi ngày đọc tụng chú, bắt ấn cầu ơn trên ban “điển”. Cô ấy nói tuy thờ Phật nhưng có căn duyên tu Tiên để giúp cửu huyền thất tổ được vãng sanh Tịnh độ. Tôi có nên học hỏi kinh nghiệm tu tập nơi vị này không?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.