Lý do TP.HCM cần chi viện thêm 4.000 quân nhân

Trong giai đoạn dịch bệnh tại TP.HCM dần được kiểm soát, quân đội vẫn chưa thể rút. 4.000 chiến sĩ được tăng cường thêm để tổng lực "bóc" F0 khỏi cộng đồng.
 
 

Lý do TP.HCM cần chi viện thêm 4.000 quân nhân
Sau một tháng từ khi quân đội triển khai lực lượng hỗ trợ siết chặt giãn cách tại TP.HCM, TP ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực như số ca tử vong giảm, nhiều quận huyện tuyên bố kiểm soát được dịch. Tuy vậy, quân đội chưa có kế hoạch thu quân. 4.000 cán bộ chiến sĩ vừa nhận lệnh tăng cường đến TP.HCM để phục vụ công tác xét nghiệm.

Trao đổi với Zing, Phó cục trưởng Cục Quân y Nguyễn Vân Giang, thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, khẳng định hoạt động tăng cường quân đội cho nhiệm vụ xét nghiệm hoàn toàn dựa trên yêu cầu của TP.HCM. Ông cho biết quân đội vẫn đang giúp thành phố hiện thực hóa 3 chiến lược chống dịch.

Chiến lược thứ nhất là xét nghiệm diện rộng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm để bóc F0 khỏi cộng đồng. Xét nghiệm diện rộng cũng sẽ giúp quản lý, chăm sóc tốt cho F0 tại cơ sở.

Ly do TP.HCM can chi vien them 4.000 quan nhan
Phó cục trưởng Cục Quân y Nguyễn Vân Giang (phải) trao đổi với đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng đoàn Học viện Quân y tại TP.HCM. Ảnh: Ngọc Tân. 
Chiến lược thứ 2 là phấn đấu tiêm đủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Hiện 94% người thuộc đối tượng này đã được tiêm mũi 1 và 30% được tiêm đủ 2 mũi. Như vậy, mục tiêu này đã gần đạt được.
Chiến lược thứ 3 là tăng cường lực lượng, phương tiện, nâng cao khả năng hồi sức cấp cứu tại các bệnh viện thuộc tầng 3 để giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong. Hiện, 2 bệnh viện hồi sức Covid-19 của quân đội hoạt động rất hiệu quả là Bệnh viện 175 và Bệnh viện dã chiến 5G.
Đại tá Giang cho biết thời gian tới quân đội sẽ xét nghiệm toàn diện cho người dân ở vùng đỏ, vùng cam và xét nghiệm đại diện hộ gia đình ở vùng xanh, đảm bảo tính trọng tâm của công tác này.
"Quan điểm là bóc hết F0 khỏi cộng đồng, bởi khi còn F0 trong cộng đồng thì sẽ lại lây nhiễm cho người khác", ông Giang chia sẻ.
Khi được hỏi về luồng ý kiến cho rằng TP.HCM phải chấp nhận có ca nhiễm trong cộng đồng thay vì theo đuổi mục tiêu "zero Covid-19", lãnh đạo Cục Quân y bày tỏ đồng tình với quan điểm này.
"Hoàn toàn chính xác, mục tiêu là sống chung. Nhưng trên thực tế sẽ khó đạt được. Chúng ta vẫn phải cố gắng để càng ít F0 trong cộng đồng càng tốt", đại tá Nguyễn Vân Giang chia sẻ. Ông lấy ví dụ 10 F0 sẽ lây cho 100 người, nhưng nếu 9 ca đã được phát hiện và điều trị thì chỉ còn 1 ca có khả năng lây lan.
Dự kiến, 4.000 quân được tăng cường cho TP.HCM sẽ tham gia chiến dịch xét nghiệm toàn thành phố từ nay đến ngày 30/9. Quân đội triển khai 5 xe xét nghiệm lưu động thực hiện nhiệm vụ. Nếu làm đủ công suất, toàn TP.HCM sẽ xét nghiệm được 1,2 triệu mẫu/ngày.
Vừa qua, 4 địa phương tại TP.HCM tuyên bố kiểm soát được dịch bệnh gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và mới nhất là huyện Nhà Bè. Trong đó, các tổ quân y lưu động đang đảm nhận 2 địa bàn là quận 7 và Củ Chi.
Đại tá Nguyễn Vân Giang cho biết thời gian qua số F0 tại quận 7 đã giảm đi rất nhiều, thể hiện sự hiệu quả của các trạm y tế lưu động do quân y đảm nhiệm. Tại Củ Chi, do điều kiện cho phép nên các F0 được đi cách ly tập trung, các tổ quân y tham gia điều trị F0 ngay trong khu cách ly.
Ly do TP.HCM can chi vien them 4.000 quan nhan-Hinh-2
Một trạm xá lưu động tại quận 7 được trưng dụng từ trường mầm non. Ảnh: Ngọc Tân. 

"Thấy F0 đã giảm, chúng tôi cũng muốn rút một số lực lượng từ quận 7 và Củ Chi về nhưng chưa được. Theo đề nghị của 2 quận huyện này, họ muốn lực lượng quân y ở lại để tiếp tục chăm sóc F0 và để lực lượng y tế địa phương dần thay thế", lãnh đạo Cục Quân y chia sẻ.

Lãnh đạo ngành quân y khẳng định khi nào người dân TP.HCM vẫn còn cần đến thì lực lượng vẫn tiếp tục ở lại, giúp đỡ người dân cho đến khi làm chủ được khâu chăm sóc y tế và trở lại bình thường mới.

"Quận 7 và Củ Chi đang tăng cường nhân lực y tế. Với việc điều trị tại nhà bằng thuốc hiệu quả, tôi tin tưởng rằng lực lượng y tế địa phương sẽ dần thay thế vai trò của quân y trong thời gian tới", đại tá Giang nói.

Người dân Đà Nẵng "chi viện" cho tuyến đầu phòng chống COVID-19

Trong lúc tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, người dân Đà Nẵng cùng nhau kêu gọi mọi người đoàn kết “tiếp sức” cho thành phố mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.

Người dân Đà Nẵng "chi viện" cho tuyến đầu phòng chống COVID-19
Nguoi dan Da Nang
Kể từ khi xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng, ai ai cũng lo lắng, bất an khi số bệnh nhân ngày càng tăng nhanh, những địa điểm trong thông báo khẩn cũng từ đó mà lan rộng ra từng ngày.

45 y bác sĩ Bệnh viện E xuất quân chi viện cho TP Hồ Chí Minh

Đoàn công tác của Bệnh viện E gồm 45 y bác sĩ trong đó có 15 bác sĩ và 30 điều dưỡng của nhiều khoa.

45 y bác sĩ Bệnh viện E xuất quân chi viện cho TP Hồ Chí Minh
  

Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM

1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM

Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đã nhận được máu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị máu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).

Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.