Lý do phi hành gia Mỹ không hạ cánh trên Mặt trăng và sao Hỏa

Các phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh từ lâu trên Mặt trăng và thậm chí trên Sao Hỏa nếu không vì những vấn đề tài chính do "rủi ro chính trị". Điều này đã được người đứng đầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) Jim Bridenstine nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS.

Lý do phi hành gia Mỹ không hạ cánh trên Mặt trăng và sao Hỏa

Trả lời câu hỏi liên quan, người đứng đầu NASA giải thích rằng sự trở lại của các phi hành gia Mỹ trên Mặt trăng đã không diễn ra vì "rủi ro chính trị" liên quan đến việc tài trợ cho dự án. Theo ông, nếu chính phủ Mỹ phân bổ nhiều tiền hơn cho các chương trình không gian, các phi hành gia Mỹ sẽ không chỉ quay trở lại mặt trăng mà còn hạ cánh trên sao Hỏa.

“Chúng tôi đã ở trên mặt trăng nếu không phải vì rủi ro chính trị. Thành thật mà nói, chúng ta cũng đã có mặt trên sao Hỏa”, ông Bridenstine tuyên bố.

Ông lưu ý rằng NASA đã cố gắng quay trở lại vệ tinh tự nhiên của Trái đất và hạ cánh trên “Hành tinh Đỏ” vào những năm 90 và đầu những năm 2000, nhưng các dự án đã bị hạn chế do thực tế là chúng cần sự chuẩn bị lâu dài và tốn nhiều kinh phí.

Ly do phi hanh gia My khong ha canh tren Mat trang va sao Hoa
 

Bridenstine nhấn mạnh rằng, không đủ kinh phí cho các chương trình của NASA có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ không thể hạ cánh trên mặt trăng vào năm 2024.

Chương trình chinh phục mặt trăng mới của NASA được đặt tên là "Artemis" (trước đây - "Apollo"). Mục tiêu chương trình này của Mỹ là hạ cánh các phi hành gia trên vệ tinh của Trái đất vào năm 2024, kế hoạch thực hiện ban đầu là năm 2028.

Trước đó nhà trắng đã thông tin rằng chương trình hạ cánh trên mặt trăng đã được tăng tốc và thực hiện trong năm năm tới và 1,6 tỷ USD được phân bổ thêm cho sự phát triển của Mặt trăng và Sao Hỏa.

Phi hành gia cao thêm 9cm sau 3 tuần sống trên trạm vũ trụ

Một phi hành gia Nhật Bản vừa cho biết, ông đã cao thêm 9cm kể từ khi sống trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) 3 tuần trước.

Phi hành gia cao thêm 9cm sau 3 tuần sống trên trạm vũ trụ

Phi hành gia Norishige Kanai đã viết trên mạng xã hội rằng, ông lo ngại sẽ không ngồi vừa ghế của tàu con thoi Soyuz để trở về trái đất vào tháng 6 này sau khi đã tăng chiều cao thêm 9cm sau 3 tuần.

“Chào buổi sáng, tôi có điều muốn tuyên bố vào hôm nay: Tôi đã cao thêm tới 9cm kể từ khi làm việc trên không gian vũ trụ. Tôi phát triển như một cái cây trong 3 tuần qua. Điều này chưa từng diễn ra từ khi tôi học phổ thông và hơi lo ngại mình sẽ không ngồi vừa ghế trên tàu Soyuz”, ông Kanai cho hay.

Chuyện về người giành vị trí nữ phi hành gia đầu tiên của Đức

(Kiến Thức) - Nhiều thông tin bất ngờ liên quan tới nữ phi hành gia Suzanna Randall được nhiều người quan tâm. Cô từng tuyên bố muốn cho thấy phụ nữ bình thường cũng có thể phát triển những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành phi hành gia.

Chuyện về người giành vị trí nữ phi hành gia đầu tiên của Đức
Suzanna Randall, một nhà thiên văn học của ESO, Đài thiên văn Nam Âu ở Garching, được công bố là thực tập sinh mới cho vị trí nữ phi hành gia thay thế cho một phi công chiến đấu đã bỏ học trong chương trình đào tạo tư nhân vào tháng 12/2017.

Khám phá "choáng" bể bơi của phi hành gia

(Kiến Thức) - Để quen với môi trường không trọng lượng ngoài vũ trụ, các phi hành gia Nga phải tập bơi trong một hồ bơi rộng của module không gian kín 20 tấn, nước trong hồ bơi đã được chưng cất.

Khám phá "choáng" bể bơi của phi hành gia
Kham pha
Phi hành gia Nga phải trải qua nhiều loại hình đào tạo, và tập bơi trong một hồ bơi rộng của module không gian kín 20 tấn là một phần trong đó. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới