Lý do loài chim dễ thương thành sát thủ điên loạn

Một loài chim hiền lành như chim Bạc má lớn cũng đang dần thay đổi tập tính do những tác động gián tiếp từ môi trường. Hệ quả, một loài vật khác phải nằm xuống.

Lý do loài chim dễ thương thành sát thủ điên loạn

Không gì bàn cãi thêm, biến đổi khí hậu chính là "kẻ thù hàng đầu" của nhân loại. Ảnh hưởng từ hiện tượng này đã khiến môi trường sống của Trái đất bị phá hủy nghiêm trọng. Đơn cử là tình trạng băng tan hay thời tiết cực đoan, thay đổi thất thường qua từng năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất từ ĐH Groningen (Hà Lan) vừa được công bố đã khiến giới khoa học phải bàng hoàng vì sự khủng khiếp của biến đổi khí hậu gây ra. Đó là loài chim Bạc má lớn (Parus Major) vô cùng dễ thương đã bị biến thành kẻ săn mồi khi tấn công và ăn thịt loài khác.

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi quá trình làm tổ của loài chim này ở các vườn quốc gia ở Hà Lan trong giai đoạn 2007 - 2016.

Ly do loai chim de thuong thanh sat thu dien loan
 

Chim bạc má lớn vốn là một trong những loài chim đáng yêu, sinh sống phổ biến ở khắp châu Âu, Bắc Phi và Trung Á. Loài chim này thường xây tổ trong những hốc cây và ít di trú đến vùng khác ngoại trừ mùa đông cực kỳ khắc nghiệt.

Còn vào mùa hè, loài chim bắt ruồi (Ficedula hypoleuca) bắt đầu di cư từ Tây Phi đến Bắc Âu để tìm tổ trú ngụ. Thông thường, chúng có thói quen "sử dụng lại" những chiếc tổ của chim bạc má lớn.

Tuy nhiên những năm gần đây khi chúng tìm đến tổ của bạc má, thì hầu như những chiếc tổ đều vẫn bị những con chim bạc má lớn chiếm giữ. Nhưng đáng nói là khi bị động chạm đến tổ, bạc má không hề hiền lành tí nào. Chúng sẽ tấn công, mổ vỡ sọ vị khách không mời, và thậm chí là... ăn tươi nuốt sống luôn.

Tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học Jelmer Samplonius cho biết: "Khi đụng độ trực tiếp với loài bạc má lớn, chim bắt ruồi sẽ ít có cơ hội sống sót và dễ dàng trở thành miếng mồi béo bở cho bạc má". Bởi lẽ, cơ thể chim bắt ruồi có kích thước nhỏ để thuận lợi di cư đường dài. Trong khi đó, đối thủ của chúng - chim bạc má được trang bị bộ móng vuốt sắc bén, và chúng thường rất hung dữ trong mùa sinh sản.

"Hàng loạt xác chim bắt ruồi được tìm thấy hầu hết ngay trong các tổ của chim bạc má. Chúng tôi tìm thấy những vết thương nghiêm trọng ở phần đầu của chúng. Đáng chú ý là não của chúng đều bị chim bạc má ăn hết" - Samplonius cho biết.

Có thể thấy đây chính là cảnh tượng vô cùng khủng khiếp. Và đáng sợ hơn, khi các con chim bạc má non vừa mới nở ra đã phải chịu chứng kiến cảnh ba mẹ chúng tàn xác loài chim khác ra sao.

Vấn đề là hành động tấn công và ăn thịt loài chim khác vốn dĩ không phải là tập tính của loài chim bạc má lớn. Thế điều gì đã khiến cuộc chạm trán "nảy lửa" đầy thương tâm xảy ra?

Theo lẽ thường, chim bạc má sẽ sinh sản hai tuần trước khi chim ruồi đến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến mùa xuân đến sớm hơn, đồng thời thúc đẩy sâu bướm phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế đã khiến loài chim bắt ruồi di cư sớm hơn dự tính.

Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng khiến mùa đông trở nên ấm áp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho loài bạc má "sống sót" qua được mùa đông mà chẳng cần phải đi đâu. Số lượng quần thể chim bạc má quá nhiều chính là tác nhân chính dẫn đến cuộc "chạm trán" khốc liệt khi chim bắt ruồi lăng xăng vào giành tổ với loài.

Xét về mặt tích cực, thì một số các nhà khoa học lại cho rằng cuộc đụng độ giữa 2 loài không gây ảnh hưởng nhiều lắm đến tổng số lượng quần thể. Dẫu vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các loài sinh vật. Và chắc nhiều người cũng nhận ra, con người đang dần trở thành nạn nhân kế tiếp rồi.

Chim sáo bất lực, bị chim cắt hỏa dẫm "bẹp dúm"

(Kiến Thức) - Bị chim cắt hỏa mai bắt được, chim sáo tội nghiệp cố gắng chống trả, thế nhưng mọi nỗ lực của nó đều không thành công, còn bị chim cắt hỏa mai dùng móng vuốt ghim chặt, giẫm thẳng lên ngực.

Chim sáo bất lực, bị chim cắt hỏa dẫm "bẹp dúm"
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Terry Stevenson, ở Hempsted, Gloucester, Anh mới đây ghi được những hình ảnh ấn tượng.
Một con chim cắt hỏa mai đói mồi bắt được chim con chim sáo và giữ chặt con mồi bằng móng vuốt của mình.

Chim nhỏ nghị lực gồng mình chống bão tuyết

(Kiến Thức) - Vào thời điểm đó, những cơn gió mạnh cuốn theo hoa tuyết không ngừng bay lượn, cản bước vạn vật. Thế nhưng con chim nhỏ không bỏ cuộc, nó thực sự ngược gió, ngược bão bất chấp tất cả mà trụ vững, bước từng bước một.

Chim nhỏ nghị lực gồng mình chống bão tuyết
Mới đây, Jack Weighbridge, một nhiếp ảnh gia đến từ Wexford, Ireland, đã ghi lại được khoảnh khắc ấn tượng khi một con chim nhỏ bị bão tuyết tấn công.
Chim nho nghi luc gong minh chong bao tuyet
 

Gặp loài chim “cao thủ” về trình quyến rũ bạn tình

(Kiến Thức) - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. Đây là loài chim khiến cánh mày sâu phải nể phục bởi khả năng quyến rũ bạn tình vô cùng điêu luyện.

Gặp loài chim “cao thủ” về trình quyến rũ bạn tình
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh

Chim bowerbird, hay còn gọi là chim phòng the là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc. Loài chim này có sở thích lạ lùng đó là ưa chuộng màu xanh dương. Ảnh pixabay.

Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-2
 Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Ảnh genkcdn.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-3
 Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Ảnh tinmoi.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-4
 Những chú chim bowerbird đực có niềm đam mê đặc biệt với việc trang trí cho chiếc tổ của mình bằng hoa, lông, những viên đá, các mảnh nhựa hay viên thủy tinh nhiều màu sắc. Ảnh khoahoc.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-5
 Chiếc tổ bắt mắt này được những chú chim bowerbird đực sử dụng làm mồi nhử dụ dỗ những chú chim cái tới để “góp mồi đẻ con chung” với chúng. Ảnh jcapt.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-6
 Những chú chim bowerbird đực phải mất 9 - 10 tháng để xây dựng và trang hoàng tổ ấm. Ảnh blogspot.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-7
 Những con chim bowerbird cái thích là dáng đi khệnh khạng hoa mỹ và những tiếng kêu lớn của chim đực. Ảnh SunFlower.

Mời quý vị xem video: Top các loài chim độc đáo nhất. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Đọc nhiều nhất

Tin mới