Lý do khiến Nga đem máy bay Tu-22M3 đến Iran

(Kiến Thức) - Việc Nga triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 ở Iran không chỉ nhằm “tiết kiệm thời gian và nhiên liệu" mà còn có mục tiêu địa chiến lược.

Lý do khiến Nga đem máy bay Tu-22M3 đến Iran
Có ý kiến cho rằng Nga triển khai máy bat ném bom chiến lược siêu âm tầm xa Tu-22M3 tại sân bay ở Iran là để giảm thời gian bay, mang được nhiều bom hơn và nâng cao khả năng phản ứng trong chiến dịch giải phóng Aleppo vì kết quả của trận chiến này có thể quyết định tương lai Syria.
Thế nhưng, theo báo Nga Svobodnaya Pressa, việc triển khai Tu-22M3 ở Iran "không chỉ đơn thuần nhằm giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu”. Xuất phát từ sân bay Hamedan, cho phép máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-23M3 mang theo khối lượng bom nhiều gấp 3 lần so với việc cất cánh từ sân bay Nga.
Ly do khien Nga dem may bay Tu-22M3 den Iran
Bức ảnh chụp vào ngày 15/8/ 2016 này cho thấy một máy bay ném bom Tu-22M3 đậu trên đường băng, trong khi một máy bay khác hạ cánh tại căn cứ không quân gần Hamedan, Iran. Ảnh AP 
Ngày 15/ 8, một số máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và máy bay cường kích chiến thuật Su-34 đã rời một sân bay ở thành phố Mozdok nằm ở Cộng hòa Bắc Ossetia và hạ cánh xuống sân bay Hamedan ở Iran.
Một số người đặt câu hỏi tại sao các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 lại không được triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria gần Aleppo, mà lại triển khai ở căn cứ không quân Hamedan xa hơn.
Lý do thật là đơn giản. Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 quá nặng đối với đường băng sân bay Hmeymim. Nhưng sân bay Hmeymim vẫn giữ vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công chống khủng bố gần đây nhất.
Các máy bay đánh chặn Su-30SM và Su-35S đã cất cánh từ căn cứ này để bảo vệ các máy bay ném bom chiến lược của Nga triển khai ở Iran trong khi không kích các mục tiêu ở Syria.
Chiến thuật này đã phát huy tác dụng. Các cuộc không kích của máy bay ném bom Nga xuất phát từ Iran ngày 16/8 đã phá hủy năm kho vũ khí, đạn dược và nhiên liệu, cũng như các trại huấn luyện phiến quân ở gần các thành phố Serakab, Al-Ghab, Aleppo và thành phố Deir ez-Zor. Ngoài ra, máy bay ném bom Nga còn san bằng ba trung tâm chỉ huy và kiểm soát mặt đất gần các thành phố Jafra và Deir ez-Zor. Bộ Quốc phòng Nga cho biết một "số lượng đáng kể phiến quân” đã bị tiêu diệt trong các cuộc “không kích tập trung” ở Syria ngày 16/8. Đây là các cơ sở hỗ trợ cho các nhóm cực đoan chiến đấu gần Aleppo.
Báo Svobodnaya Pressa viết: "Các lực lượng vũ trang Nga chưa bao giờ tiến hành chiến dịch không kích lớn và phối hợp tốt như vậy về thời gian, trên nhiều mặt trận và các mục tiêu".
Nhà phân tích quân sự Anatoly Nesmiyan nói Svobodnaya Pressa rằng quyết định triển khai các máy bay ném bom chiến lược Tu-23M3 ở căn cứ không quân Hamadan có thể đã được thực hiện do "phản ứng đến sự bất mãn của Iran về tình hình xung quanh Aleppo”. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các lực lượng Hezbollah đã không được yểm trợ trên không một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và kịp thời trong cuộc chiến Aleppo.
Ông Nesmiyan nói thêm: "Có lẽ, Iran cho phép Moscow sử dụng căn cứ không quân của nước này với điều kiện là máy bay Nga sẽ tập trung hơn vào việc ném bom các khu vực mà phiến quân nắm giữ ở Aleppo”.
Nhà phân tích quân sự Nesmiyan nhấn mạnh rằng từ lâu, các máy bay chiến đấu Nga đã hoạt động trong khu vực, nhưng không thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu yểm trợ cho chiến dịch tấn công Aleppo.
Ông Nesmiyan cũng đề cập một số thách thức mà liên minh chống khủng bố do Nga dẫn đầu đã phải đối mặt. Ví dụ, chưa có sự hợp tác đầy đủ giữa quân đội Nga, Syria và Iran và “không có đủ máy bay chiến đấu tại Hmeymim để tấn công các mục tiêu".
Nhà phân tích quân sự Andrey Frolov, tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí”, cũng cho rằng thời gian là vấn đề chính đằng sau quyết định Nga triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Iran. Ông nêu ra một số lý do đằng sau việc Nga triển khai Tu-22M3 ở căn cứ không quân gần Hamedan. Trước hết, điều này giúp "để cắt giảm đáng kể thời gian bay và thời gian phản ứng trước các hoạt động quân sự". Ông Frolov nói. "Việc sử dụng sân bay Hamedan cũng giúp tăng khả năng mang theo bom đạn. Ngoài ra, Tu-22M3 có thể được sử dụng như Mỹ sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược Lancer B-1B trong chiến dịch gần đây là hỗ trợ hỏa lực trực tiếp”.
Báo Svobodnaya Pressa cũng chỉ ra rằng việc triển khai Tu-22M3 là một phần của một sự thay đổi chiến lược lớn liên quan đến các chiến trường Syria.
Ngày 12/8, các tàu hộ tống Zelenyy Dol và Serpukhov mang 8 tên lửa hành trình tám Kalibr-NK đã rời Sevastopol hướng đến bờ biển Syria. Trong khi đó,hai tàu khu trục nhỏ Tatarstan và Dagestan cũng như các tàu hộ tống Grad Sviyazhsk và Velikiy Ustyug đã được triển khai tới vùng biển Caspian. Những con tàu này mang theo tổng cộng 24 tên lửa hành trình Kalibr-NK.

Iran đã thuyết phục Nga can thiệp vào Syria như thế nào?

Tại cuộc gặp ở Moscow, Tư lệnh đặc nhiệm Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, nói rằng Tổng thống Assad có thể “chuyển bại thành thắng” với can thiệp của Nga.

Iran đã thuyết phục Nga can thiệp vào Syria như thế nào?
Theo báo Daily Star, chuyến đi của Thiếu tướng Qasem Soleimani tới Moscow chính là bước đầu tiên đưa tới kế hoạch can thiệp của Nga giúp đảo ngược tình thế xung đột tại Syria, thúc đẩy liên minh mới Iran-Nga hậu thuẫn cho chính quyền Damascus.
Trước đó nhiều tháng, chính Tổng thống Assad đã lên kế hoạch tiếp cận với hai nước đồng minh thân cận nhất là Iran và Nga, sau khi quân chính phủ Syria liên tiếp hứng chịu các tổn thất trên chiến trường trước đà tiến công của quân nổi dậy.

Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Nga vội đến Iran?

(Kiến Thức) - Tổng thống Vladimir Putin cử Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đến Iran hôm 21/2 nhằm thuyết phục Tehran và Damascus chấp thuận lệnh ngừng bắn ở Syria.

Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Nga vội đến Iran?
Khi Tổng thống Nga Putin biết rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhận được sự ủng hộ ngầm của Tehran trong việc từ chối thỏa thuận ngừng bắn, ông liền cử Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, tới Tehran hôm 21/2. Tướng Shoigu đã gửi tới Tổng thống Iran Hassan Rouhani “thông điệp cá nhân”.
Trong chuyến đi Iran, ông Shoigu nói rõ rằng sự can thiệp quân sự của Nga đã vực dậy chính phủ al-Assad và những lợi ích to lớn của một giải pháp chính trị nhằm kết thúc cuộc xung đột Syria, theo hướng tăng cường ảnh hưởng của Nga cũng như Iran trong khu vực lên mức tối đa.

Chiến lược Biển Đông của Mỹ sau phán quyết PCA

(Kiến Thức) - Sau phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài ở La Haye (thường gọi là phán quyết PCA), Mỹ chủ trương “mềm về ngoại giao, cứng về quân sự” đối với Trung Quốc.

Chiến lược Biển Đông của Mỹ sau phán quyết PCA
Theo Đài Phát thanh quốc tế Pháp, sau phán quyết Biển Đông ngày 12/7 của Tòa Trọng tài ở La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh đã liên tục có những hành vi hù dọa và thị uy, cả bằng lời lẽ lẫn hành động thực tế.
Về các hành vi hù dọa của Trung Quốc, giới quan sát đã ghi nhận những cuộc tập trận liên tiếp của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt hai phi vụ diễn tập “tuần tra tác chiến” trên không phận quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough, hai nơi được nhắc đến trong phán quyết Tòa Trọng tài phủ nhận cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.