Iran đã thuyết phục Nga can thiệp vào Syria như thế nào?

Tại cuộc gặp ở Moscow, Tư lệnh đặc nhiệm Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, nói rằng Tổng thống Assad có thể “chuyển bại thành thắng” với can thiệp của Nga.

Iran đã thuyết phục Nga can thiệp vào Syria như thế nào?
Theo báo Daily Star, chuyến đi của Thiếu tướng Qasem Soleimani tới Moscow chính là bước đầu tiên đưa tới kế hoạch can thiệp của Nga giúp đảo ngược tình thế xung đột tại Syria, thúc đẩy liên minh mới Iran-Nga hậu thuẫn cho chính quyền Damascus.
Trước đó nhiều tháng, chính Tổng thống Assad đã lên kế hoạch tiếp cận với hai nước đồng minh thân cận nhất là Iran và Nga, sau khi quân chính phủ Syria liên tiếp hứng chịu các tổn thất trên chiến trường trước đà tiến công của quân nổi dậy.
Iran da thuyet phuc Nga can thiep vao Syria nhu the nao?
Thiếu tướng Qasem Soleimani là Tư lệnh lữ đoàn Al-Quds – đạo quân đặc nhiệm đặc biệt tinh nhuệ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. 
Thiếu tướng Soleimani là Tư lệnh lữ đoàn Al-Quds – đạo quân đặc nhiệm đặc biệt tinh nhuệ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Đội quân này được cho là nhận lệnh chỉ đạo trực tiếp từ Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei. Các nguồn tin cấp cao tại khu vực cho biết, tướng Soleimani chính là người giám sát các chiến dịch trên bộ chống quân nổi dậy Syria và hiện nay là “bộ não” của liên minh Nga-Iran trong chiến dịch phản công giúp Tổng thống Assad giành lại các vùng đất bị mất. Các nguồn tin này nói: “Tướng Soleimani chẳng khác gì công dân Damascus, ông ấy tới đây quá nhiều. Mọi người có thể nhận ra ông ta trong các cuộc gặp với Tổng thống Barsha al-Assad, đi thị sát chiến trường như những người lính khác”.
Cuộc gặp ở Moscow đã giúp Nga thấy rõ tình hình Syria: Phe nổi dậy đang trên đường đánh chiếm vùng duyên hải phía Tây, tạo ra mối đe dọa đối với Tổng thống Assad, cộng đồng người Alawite và kế đến là Nga - khi cơ sở hải quân duy nhất của Moscow tại Địa Trung Hải ở Tartous lọt vào tầm ngắm của phiến quân. Một nguồn tin khu vực tiết lộ: “Ông Soleimani đặt tấm bản đồ Syria lên bàn. Đối tác Nga ngay lập tức cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của tình tình, đe dọa sự tồn vong của chính quyền Damascus. Phía Iran trấn an rằng vẫn có khả năng thay đổi cục diện. Tại thời điểm đó, ông Soleimani đóng vai trò rất quan trọng để người Nga hiểu rằng họ vẫn chưa mất hết tất cả các con bài”.
Ba quan chức cao cấp khác nói rằng chuyến đi hồi tháng 7 của Thiếu tướng Soleimani là kết quả của các cuộc tiếp xúc cấp cao Nga-Iran trước đó, với việc hai bên đạt thỏa thuận chính trị cần phải có bước hỗ trợ mới cho chính quyền Assad khi quân đội Syria liên tục thất thế trên chiến trường. Điều đó có nghĩa là Nga, Iran đã thảo luận cách thức bảo vệ chính quyền Damascus ngay tại chính thời điểm giới chức phương Tây còn đang “mừng thầm” về một quan điểm linh hoạt của Nga đối với tương lai chính trị của ông Assad.
Trước các đợt không kích của Nga ở Syria, Iran đã trợ giúp thông qua việc huy động các chiến binh dòng Shi’ite chiến đấu sát cánh với quân đội Syria, cử cố vấn, chuyên gia quân sự. Về phần mình, Nga chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí, phá vỡ sức ép ngoại giao nhằm vào Damascus khi phương Tây cố tìm cách cấm vận Syria tại Liên Hợp Quốc.
Quyết định về hành động quân sự phối hợp Nga-Iran ở Syria được đưa ra tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Ivanov với Đại giáo chủ Khamenei vài tháng trước đây – một quan chức cấp an ninh cấp cao tại khu vực chia sẻ. Quan chức này cho biết: “Tướng Soleimani - người phụ trách tác chiến từ phía Iran theo sự chỉ đạo của ông Khameni, tới Moscow để thảo luận chi tiết. Ông này cũng tới Syria nhiều lần”. Đại giáo chủ Khamenei cũng cử một phái viên cấp cao khác tới điện Kremlin gặp Tổng thông Nga Vladimir Putin. Tại đó, Tổng thống Putin được cho là đã tuyên bố:  “Đồng ý, chúng tôi sẽ can dự. Hãy cử ông Soleimani tới”.
Cuối cùng, Nga can thiệp quân sự tại Syria theo thỏa thuận Moscow-Tehran: Các đợt không kích của Nga hỗ trợ cho chiến dịch tấn công trên bộ được đảm trách bởi binh sĩ Iran, Syria và Hezbollah. Thỏa thuận cũng bao gồm các điều khoản về việc Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho Syria, thành lập các Sở chỉ huy tác chiến đặt tại Damascus và Baghdad.

Nga, Iran cảnh báo hậu quả can thiệp quân sự vào Syria

(Kiến Thức) - Nga cảnh báo nếu can thiệp vào Syria, Mỹ sẽ lặp lại “sai lầm bi thảm” tương tự như ở Iraq và gây ra hậu quả tai hại khó lường đối với Trung Đông.

Nga, Iran cảnh báo hậu quả can thiệp quân sự vào Syria
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov.
 Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov.

Nga, Iran khai thác lỗ hổng trong chiến lược của Mỹ

(Kiến Thức) - Những đồng minh của ông Bashar al-Assad là Nga và Iran tận dụng những thiếu sót về tính minh bạch để bảo vệ chế độ tại Syria. 

Nga, Iran khai thác lỗ hổng trong chiến lược của Mỹ
Cuối tuần vừa qua, một hội nghị quốc tế được tổ chức ở Paris để thảo luận biện pháp quân sự chống lại phiến quân ISIS đang hoành hành tại Aleppo và Baghdad. Tât cả các quốc gia tham dự bao gồm các nước châu Âu và các nước Arab đều cam kết sẽ hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại ISIS.
Nhưng theo hãng tin Reuters, "trong hội nghị không có tuyên bố nào đề cập đến Syria”. Trong khi đó, những đồng minh của ông Bashar al-Assad đang tận dụng những thiếu sót về tính minh bạch để bảo vệ chế độ tại Syria.

Vì sao Nga can thiệp quân sự vào Syria?

(Kiến Thức) - Vì sao Nga can thiệp quân sự vào Syria?  Theo nhà phân tích Migranyan, Tổng thống Putin có một số mục tiêu trong việc tiến hành chiến dịch không kích hiện nay.

Vì sao Nga can thiệp quân sự vào Syria?
Vi sao Nga can thiep quan su vao Syria?
Chiến đấu cơ đa năng Su-34 của Nga đang ném bom mục tiêu dưới đất. 
Trong một cuộc hội thảo của Center for the National Interest hồi đầu tuần này, nhà phân tích Andranik Migranyan - một chuyên gia về chính sách đối ngoại có quan hệ với chính phủ Nga -  cho rằng  quyết định can thiệp quân sự vào Syria của Tổng thống  Putin là quyết định thắng lợi.  Nếu chiến dịch không kích thành công, uy tín của ông tăng cao.  Nếu chiến dịch này thất bại, nó cũng đã tiêu diệt được khá nhiều phần tử thánh chiến và  ông Putin vẫn có thể đổ lỗi cho Mỹ  cùng các nước đồng minh không chịu hợp tác với Nga.
Theo nhà phân tích Migranyan, Tổng thống Putin có một số mục tiêu trong việc can thiệp quân sự vào Syria.  Đó là hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất của Syria, Iran và Iraq khi các lực lượng này chuẩn bị "phản công"  và để tiêu diệt những phần tử thánh chiến cực đoan đến từ Liên Xô cũ  đang chiến đấu ở Syria, những kẻ có thể quay trở lại quê hương  để “châm lửa đốt nhà”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.