Lý do Cty tổ chức giải bơi Oceanman bị xử phạt

BTC Giải Bơi lội quốc tế Oceaman 2023 đã bị xử phạt 25 triệu do sử dụng hình ảnh bản đồ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lý do Cty tổ chức giải bơi Oceanman bị xử phạt
Công an tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần sự kiện Peak, có trụ sở số 252 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM – đơn vị tổ chức giải bơi lội quốc tế Oceanman do vi phạm quy định pháp luật.
Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên trang thông tin điện tử chính thức của sự kiện bơi lội Oceanman do Công ty Cổ phần sự kiện Peak làm đại diện tổ chức tại Việt Nam có đăng bản đồ định vị vị trí của giải bơi, lấy nguồn từ bản quyền bản đồ của Leaflet, OpenStreetMap (đơn vị tư nhân) thể hiện thông tin xâm phạm quyền chủ quyền lãnh thổ Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ly do Cty to chuc giai boi Oceanman bi xu phat

Khu vực biển tổ chức giải bơi quốc tế Oceanman Cam Ranh năm 2023.

Cụ thể, tại khu vực quần đảo Trường Sa có một phần lãnh thổ được chú thích với tên gọi là đảo Hải Dương (bằng tiếng Trung Quốc); Ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có chú thích là quận Tam Sa (ghi bằng tiếng Trung Quốc - Nansha District) và phần quần đảo Hoàng Sa có chú thích là quận Tây Sa (ghi bằng tiếng Trung Quốc - Xisha District). Toàn bộ đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa có chú thích địa danh bằng tiếng Trung Quốc.
Căn cứ điểm b, khoản 3, điều 99, nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc "Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia", với những vi phạm nói trên của Công ty Cổ phần sự kiện Peak, công ty này bị áp dụng hình thức xử phạt với mức phạt 25 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc Công ty Cổ phần sự kiện Peak sẽ đăng tải thông tin về việc vi phạm hành chính, đính chính, xin lỗi vì các hành vi đã vi phạm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận Quyết định xử phạt, Công ty Cổ phần sự kiện Peak phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 7/4, Sở Văn hóa và Thể thao có văn bản số 1130 đề nghị Công ty Cổ phần sự kiện Peak dừng tổ chức sự kiện “Bơi lội quốc tế ngoài trời Oceaman năm 2023” tại Khánh Hòa, với tên gọi “Giải bơi biển quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh - Việt Nam năm 2023” vì đã vi phạm Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018 và các quy định khác có liên quan.
Trên trang fanpage của cuộc thi, Ban tổ chức Giải Bơi biển Quốc tế The Arena Cam Ranh Việt Nam 2023 lý giải sự cố đối với việc sử dụng bản đồ sai quy cách trên trang web. Theo đó, nguồn thông tin trang web chính thức của nhà sáng lập giải đấu, tức đơn vị Oceaman Toàn cầu có sử dụng bản đồ có thông tin không chính xác liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Nguồn thông tin bản đồ được phát triển từ đơn vị thứ ba “OpenStreetMap”; bản đồ này không nằm trong sự kiểm soát và sở hữu của Oceaman toàn cầu. Đơn vị tổ chức đã yêu cầu Oceaman Toàn cầu gỡ bỏ các nội dung này ngay lập tức khi vừa nhận được các thông tin phản ảnh từ vận động viên. Phía ban tổ chức luôn tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa và nhận thấy đây là một sơ suất cực kỳ nghiêm trọng. Đồng thời, trên biên bản vi phạm hành chính số 196/BB-VPHC ngày 7/4/2023, đơn vị đã chịu trách nhiệm và chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt hành chính số 1856/QĐ-XPVPHC vào cùng ngày. Ngay khi giải đấu bị tạm dừng, ban tổ chức gửi email đến các vận động viên đã đăng ký tham gia sự kiện.
Trước đó, trên mạng xã hội, nhiều ý kiến bày tỏ sự bức xúc khi sự kiện đăng tải bản đồ Việt Nam không có chú thích quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có thông tin cho rằng ban tổ chức đã có những hành xử chưa chuẩn mực với một số vận động viên nước ngoài.

>>> Mời độc giả xem thêm video Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa

Nguồn: VTV1

Tiêu huỷ xe VW có đường lưỡi bò, ôtô Trung Quốc ra sao?

(Kiến Thức) - Sự kiện "đường lưỡi bò" xuất hiện trên chiếc Volkswagen Touareg tại Triển lãm VMS 2019 dấy lên bất bình trong dư luận. Từ đây, nhiều người liên tưởng đến "đường lưỡi bò" được cài cắm trong phần mềm định vị của chiếc Zotye Trung Quốc đang bán tại Việt Nam.

Tiêu huỷ xe VW có đường lưỡi bò, ôtô Trung Quốc ra sao?
 
Vừa qua, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt khi phát hiện mẫu xe Volkswagen Touareg mới trưng bày tại Triển lãm ôtô Việt Nam 2019 (VMS) và các mẫu xe Zotye như T600 (hay còn gọi là Z8) đang bán tại thị trường Việt Nam xuất hiện đường lưỡi bò trên bản đồ định vị. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng dường như việc xử lý đang dồn vào hãng xe của Đức trong khi các mẫu ôtô Trung Quốc có bản đồ vi phạm chủ quyền của Việt Nam khá im ắng.
 "Đường lưỡi bò" âm thầm tồn tại trên xe Trung Quốc tại Việt Nam

Xe nhập khẩu tại Việt Nam có rẻ hơn nhờ Nghị định 17/2020?

(Kiến Thức) - Nghị định 17/2020 do Chính phủ mới ban hành dự định sẽ tạo cú hích mới và mang tới nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô tại thị trường Việt Nam.

Xe nhập khẩu tại Việt Nam có rẻ hơn nhờ Nghị định 17/2020?
 
Ngày 5/2/2020 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 17/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan tới Nghị định 116/2017 về quy định điều kiện sản xuất, nhập khẩu, lắp ráp và kinh doanh ôtô. Trong đó, đáng chú ý là các quy định mới đã giúp tháo gỡ rất nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô trong nước như việc bãi bỏ hoạt động kiểm tra xe nhập khẩu theo lô, không yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loạt (VTA), đánh giá COP...

Cổ vật cực quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Phía sau những cổ vật này là câu chuyện đầy ý nghĩa về lịch sử thực thi chủ quyền biển trong suốt hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Cổ vật cực quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Co vat cuc quy khang dinh chu quyen bien dao Viet Nam
Những cổ vật được phát hiện tại các di tích tiền – sơ sử duyên hải Việt Nam cho thấy các nhóm cư dân Việt cổ đã có quan hệ mật thiết với nhau và có cuộc sống gắn bó với biển. Ảnh: Dấu in hoa văn bằng gốm thuộc văn hoá Hoa Lộc, cách ngày nay khoảng 4.000–3.000 năm, hiện vật tại một trưng bày chuyên đề ở Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.