1. Những lưu ý cần biết khi ăn na
- Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, một số chất có trong quả na chứa độc tố có thể làm hỏng hệ thống thần kinh nếu tiêu thụ số lượng lớn.
- Trong na có chứa annonacin, một chất độc có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Trên thực tế, nghiên cứu về người dân tại các khu vực nhiệt đới có tiêu thụ nhiều trái cây có chứa annona như quả na làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ảnh minh họa. |
Các bộ phận chứa nhiều annonacin là hạt và vỏ của quả na.
- Khi ăn quả na cần lưu ý, ăn các quả chín mềm. Không ăn quả xanh hoặc chưa chín kỹ sẽ dẫn tới hấp thụ nhiều chất annonacin không tốt cho cơ thể.
- Không cắn vỡ hạt, không nhai và nuốt hạt na. Nếu lỡ nuốt phải hạt na bạn không nên quá lo lắng vì vỏ của hạt na rất dày dễ dàng đào thải qua đường tiêu hóa.
2. Tác dụng của quả na
Duy trì trái tim khỏe mạnh
Hàm lượng magiê và kali trong na có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch, thư giãn cơ bắp và kiểm soát huyết áp ổn định. Niacin, vitamin B6 và chất xơ cũng có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa
Đồng và chất xơ của na hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường chức năng hoạt động. Sự có mặt của chất xơ giúp việc bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả.
Ngăn ngừa mệt mỏi
Na có thể cung cấp các dưỡng chất nhanh chóng chống lại kiệt sức và suy nhược. Hàm lượng kali trong quả na ngăn ngừa cơ bắp suy yếu và mệt mỏi bằng cách cải thiện quá trình cung cấp máu.
Tốt cho da, răng
Nhờ có hàm lượng vitamin A cao, na là trái cây giúp cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa cho da. Ngoài ra, thịt na mềm là phương thuốc tự nhiên để điều trị nhọt, mụn hay vết loét trên da rất hiệu quả. Đối với vỏ na, bạn có thể dùng để chữa bệnh sâu răng, ngăn ngừa viêm nướu.