Lưu Hạ nhà Hán gây chuyện 'kinh thiên' gì khi ở ngôi 27 ngày?

Lưu Hạ, vua thứ 9 của nhà Hán, là một trong những hoàng đế tại vị ngắn nhất của Trung Quốc bị phế truất chỉ sau 27 ngày sau khi lên ngôi. Trong 27 ngày ngồi ngai vàng, Lưu Hạ ăn chơi sa đoạ, làm nhiều điều thất đức...

Lưu Hạ - Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Hán

Lưu Hạ (92 TCN - 59 TCN), tức Xương Ấp Vương, là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, chỉ tại vị 27 ngày năm 74 TCN.

Lưu Hạ là cháu nội của Hán Vũ Đế, con của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác. Năm 86 TCN, sau khi cha mất, Lưu Hạ được thế tập tước Xương Ấp vương. Năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế qua đời khi mới 21 tuổi và không có con nối nghiệp, đại thần phụ chính là Hoắc Quang lập Xương Ấp Vương lên ngôi.

Luu Ha nha Han gay chuyen 'kinh thien' gi khi o ngoi 27 ngay?

Tranh vẽ Lưu Hạ. Ảnh: Sohu.

Theo Tư trị thông giám, cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc do Tư Mã Quang, nhà sử học thời Tống biên soạn, Lưu Hạ từ nhỏ sinh sống ở Xương Ấp Quốc, nay là thành phố Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông.

"Lưu Hạ ăn chơi phóng đãng từ nhỏ, không biết lễ độ. Trên đường vào kinh kế vị, Lưu Hạ dung túng cho thuộc hạ cưỡng bức mỹ nữ, tác oai tác quái", sử ký có đoạn.

Theo Tư Mã Quang, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Hạ càng phóng túng, đưa một đám tùy tùng từ Xương Ấp vào triều, thường xuyên cùng họ uống rượu nói chuyện. Ông còn quan hệ với các cung nữ của Chiêu Đế, "làm nhiều việc thất đức, không lo việc triều chính".

Đại thần Hoắc Quang và các quan trong triều không chịu nổi, cáo buộc Lưu Hạ "hoang dâm vô độ, đánh mất phong độ đế vương, làm loạn nhà Hán", dâng tấu lên Thượng Quan Hoàng thái hậu để phế truất Lưu Hạ, lập cháu 4 đời của Hán Vũ Đế là Lưu Tuân lên ngôi, lấy hiệu Hán Tuyên Đế.

Một thời gian sau Lưu Hạ được phong làm Hải Hôn hầu, chuyển tới sống cạnh một hồ nước ở Nam Xương. Ông mất năm 39 trước Công nguyên, thọ 33 tuổi, được an táng trong lăng mộ gần Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc.

Chuyện tình ái đáng sợ của Lưu Hạ

Lưu Hạ có thể nói là một kẻ ham chơi và phóng đãng bậc nhất thiên hạ. Khi Hán Vũ Đế chết, Lưu Hạ vẫn tổ chức tùng tùng đi săn, mở tiệc. Theo quy định lúc bấy giờ, đó là một tội chết.

Những việc xảy ra trong cuộc hành trình của Lưu Hạ từ Xương Ấp về tới kinh đô Trường An cũng khiến người ta khó mà tin được.

Khi đoàn tháp tùng của Lưu Hạ đi tới vùng Tế Dương, nay là phía Đông Bắc của Lan Khảo Đông thuộc Hà Nam, Lưu Hạ nhớ tới đặc sản của vùng này, bèn phái người đi tìm con vịt mang về để mình làm đồ chơi.

Khi qua Hoằng Nông, nay là phía Bắc của Linh Bảo, Hà Nam, Lưu Hạ lại ra lệnh cho thuộc hạ đi tìm vài người đẹp vùng thôn dã, nhốt vào xe chở quần áo của mình để phục vụ mình.

Những hành động tai quái của Lưu Hạ khiến suốt dọc đường Lưu Hạ từ Xương Ấp về Trường An, người dân khắp nơi không ngớt oán hận, chửi rủa.

Khi Lưu Hạ đi tới Bá Thượng, nay là phía Đông thành Tây An, các quan phục vụ nghi lễ trong triều đình sửa soạn cho Lưu Hạ chiếc xe mà chỉ có Hoàng đế mới được sử dụng. Lưu Hạ thấy chiếc xe đẹp thì hoa chân mua tay thích chí lắm.

Tuy nhiên, để có thể lấy lòng các quan viên triều đình, Lưu Hạ cũng không thể không kiềm chế thói phóng đãng, bừa bãi của mình được.

Vì thế, khi xe của Lưu Hạ đi tới cung Vị Ương, Lưu Hạ cho dừng xe rồi bước xuống, lớn tiếng khóc lóc vô cùng thương tâm, tỏ lòng thương tiếc đối với ông vua trẻ vừa mất.

Màn biểu diễn khóc thương đã giúp Lưu Hạ vượt qua được cuộc "phỏng vấn" của các đại thần trong triều đình, đánh động được Hoắc Quang. Hoắc Quang dẫn Lưu Hạ tới gặp Hoàng hậu Thượng Quan, sau đó Hoàng hậu ra chiếu thư phong Hạ làm Thái tử.

Tháng 6 năm đó, Lưu Hạ với thân phận của một hoàng thái tử tiếp nhận ngọc tỉ, kế thừa ngai vàng, trở thành Hoàng đế.

Người vợ góa của Chiêu Vương, Thượng Quan Hoàng hậu năm đó mới 15 tuổi cũng trở thành thái hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử hậu cung Trung Quốc.

Lưu Hạ dù lên ngôi Hoàng đế song vốn phóng đãng đã quen, thành ra dù đã ở ngôi chí tôn vẫn không có chút nào dáng vẻ của một Hoàng đế. Mỗi ngày, từ sáng tới tối, Lưu Hạ không những chẳng bao giờ cùng với Hoắc Quang và các đại thần bàn luận việc triều chính mà ngược lại, đem toàn bộ những thuộc hạ cũ của mình ở Xương Ấp tới Trường An phục vụ chuyện ăn chơi cho mình.

Lúc bấy giờ, khi Hoàng đế chết, cả nước phải để tang, trong thời gian để tang, trong cung không được phép ăn thịt.

Tuy nhiên, Lưu Hạ lại sai thuộc hạ lén lút ra ngoài cung mua gà, lợn mang vào hậu cung mở tiệc linh đình. Khi nhàn rỗi không có trò gì chơi, Lưu Hạ lại lén tới hậu cung của Hán Chiêu Đế cưỡng đoạt các cung nữ làm trò vui.

Chẳng mấy ngày sau khi lên ngôi, toàn bộ hoàng cung bị Lưu Hạ làm cho rối tung.

Sách Hán Thư có đoạn chép: "Lưu Hạ chỉ giữ ngọc tỉ 27 ngày nhưng đã làm tổng cộng 1127 chuyện hoang dâm tày đình, bình quân mỗi ngày làm 4 việc bừa bãi".

Hoắc Quang không ngờ mình lại đưa một kẻ phóng đãng, ngu xuẩn như vậy lên ngôi Hoàng đế, vừa giận dữ vừa hối hận. Tuy nhiên, giờ đây Lưu Hạ đã là Hoàng đế, chuyện thay đổi không thể nóng vội.

Vì thế, vào ngày thứ 27 kể từ khi Lưu Hạ tức vị, Hoắc Quang cho tập hợp toàn bộ văn võ bá quan tới cung Vị Ương, cùng họ thảo luận chuyện phế bỏ Lưu Hạ.

Hoắc Quang nói: "Xương Ấp Vương ngu xuẩn, vô đạo, sợ rằng ngồi trên ngai vàng sẽ làm hại cho xã tắc. Mọi người nói nên làm thế nào?" Quần thần thấy Hoắc Quang không gọi Lưu Hạ là Hoàng đế mà lại gọi là Xương Ấp Vương, chẳng ai còn dám nói nửa lời.

Sau đó, Hoắc Quang ra lệnh cho quan Thượng thư lệnh mang một bức tấu chương do ông ta đã soạn sẵn cho các đại thần ký tên vào.

Tiếp theo, Hoắc Quang dẫn các đại thần tới gặp Thượng Quan Thái hậu, kể lại những chuyện hoang dâm vô đạo của Lưu Hạ.

Thái hậu nghe xong ngồi xe tới cung Vị Ưởng, hạ lệnh các cửa hoàng cung không cho phép bất cứ ai là tướng thần của Xương Ấp Quốc của Lưu Hạ trước đây vào.

Nhận được lệnh của thái hậu, các thái giám đứng bên một cánh cửa, đợi khi Lưu Hạ bước vào điện Ôn Thất liền đóng chặt cửa, nhốt Lưu Hạ trong đó rồi ngăn những người thuộc hạ của Lưu Hạ ở Xương Ấp Quốc ở bên ngoài.

Lưu Hạ mới chỉ ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 27 ngày, đến niên hiệu cũng chưa kịp đặt đã bị phế truất. Từ Xương Ấp Quốc, Lưu Hạ mang tới Trường An hơn 200 người, ngoại trừ Vương Cát và Cung Toại còn lại toàn bộ đều bị xử chết.

Việc hạ lệnh phế truất Lưu Hạ bề ngoài là do Thượng Quan Thái hậu làm, tuy nhiên, Thượng Quan Thái hậu mới chỉ là cô gái 15 tuổi, lại là cháu gái của Hoắc Quang, nên quyền lực thực chất nằm trong tay Hoắc Quang.

Việc phế lập Hoàng đế, đối với Hoắc Quang thực chất là nhằm củng cố lại địa vị và quyền lực của tập đoàn mình.

Bật nắp quan tài hoàng đế ngồi trên ngai vàng 27 ngày sững sỡ phát hiện điều kì lạ

Lăng mộ của một vị hoàng đế nhà Hán chỉ tại vị đúng 27 ngày khiến các nhà khảo cổ học đi hết từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác. Đó là Lưu Hạ (92 TCN – 59 TCN), vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán.
 

Lưu Hạ là cháu nội của Hán Vũ Đế, một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Hán. Năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế qua đời mà không có con nối dõi, các đại thần nhà Hán lập vương công là Lưu Hạ làm hoàng đế.

Cảnh tượng quá sốc trong mộ cháu trai sa đọa của Hán Vũ Đế

(Kiến Thức) - Các chuyên gia tìm thấy kho báu khổng lồ bên trong ngôi mộ của Lưu Hạ - cháu trai Hán Vũ Đế tại Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây. Nhiều cổ vật giá trị được tìm thấy như hơn 10 tấn tiền xu, ngọc tỷ, chuông, tượng... 

Canh tuong qua soc trong mo chau trai sa doa cua Han Vu De
Ngôi mộ của Lưu Hạ - cháu trai Hán Vũ Đế tại Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây chứa kho báu khổng lồ gồm nhiều cổ vật giá trị. Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà năm 21 tuổi mà không có người nối dõi, các đại thần đưa cháu nội Hán Vũ Đế là Lưu Hạ lên làm vua. Trong ảnh là những đồ tạo tác bằng vàng được tìm thấy trong mộ Lưu Hạ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới