Lưu Bị và đoạn kết một cuộc tình chính trị

Hôn nhân chính trị vẫn là hôn nhân chính trị. Mỹ nữ Giang Đông Tôn Thượng Hương hoàn toàn có khả năng là một nước cờ cao tay mà Tôn Quyền cài vào bên cạnh Lưu Bị, hoặc để ám sát, hoặc để gây rối.

Tuy nhiên, nàng không thành công...

Tôn Thượng Hương: “Chồng gì anh, vợ gì tôi?”

Sử liệu ghi chép về Tôn Thượng Hương không nhiều, nàng chỉ xuất hiện vài dòng trong Tam Quốc Chí: “Nguyên trước Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, Tôn phu nhân vốn là người tài giỏi, nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh” và “Tôn phu nhân là em gái Quyền vốn kiêu căng, có nhiều binh tướng Ngô làm thủ hạ, thao túng ngang ngược chẳng có phép tắc.” 

Ngay cả danh tính cũng không rõ ràng, dân gian quen gọi nàng là Tôn Thượng Hương, xuất phát từ vở hí kịch “Cam Lộ Tự” của Trung Quốc. Trong khi sử sách chỉ ghi “Tôn phu nhân”, còn Tam Quốc Diễn Nghĩa nói nàng là Tôn Nhân, con gái vợ thứ của Tôn Kiên. Nhưng Tam Quốc Chí - Tôn Kiên truyện lại chú thích rằng: “Kiên có năm con trai: Sách, Quyền, Dực, Khuông là do vợ họ Ngô sinh; con út là Lãng, sinh về sau, còn có tên là Nhân.” Vậy Tôn Nhân là tên của con trai Tôn Kiên, chứ đâu phải con gái? Hy vọng đây là do La Quán Trung nhầm lẫn câu chữ, chứ không phải Tôn Quyền nhầm lẫn giới tính em mình.

Thêm vào đó, tính tình nàng cũng không được dịu dàng cho lắm. Không những mạnh mẽ, có phong thái của các anh, lại còn kè kè bên mình một dàn bảo kê đằng đằng sát khí: “Thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào phòng đều thấy lạnh cả người”.

Do vậy, tin rằng quan hệ của Thượng Hương và Lưu Bị đầy màu sắc chiến tranh chứ không phải tim hồng mặn nồng như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bởi nếu đã tình chàng ý thiếp, tại sao lúc nào cũng có thị tì mang vũ khí đứng canh? Như thế thì Lưu hoàng thúc dù có gan hùm mật gấu, ôm ấp nhiều dự án khả thi đến đâu, cũng không thể nào triển khai trước mặt trăm người đang cầm đao cho được, chỉ đành mang một bụng ấm ức đến tìm Khổng Minh tâm sự. Cho nên Lượng mới biết rõ chủ công mình “sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay sát nách.”

Vậy Thượng Hương đã làm gì mà Khổng Minh phải xem nàng như một thế lực đáng gờm?

Luu Bi va doan ket mot cuoc tinh chinh tri

Trong phim, Tôn Thượng Hương bị giành lại A Đẩu thì rút kiếm dọa tự sát, nhưng trong sử không chừng ngược lại.

Lưu Thiện: “Con suýt bị bắt cóc!”

Theo Vân biệt truyện, những ngày còn ở Kinh Châu, Thượng Hương và binh lính của nàng lộng hành ngang ngược đến mức Lưu Bị phải đặc biệt cắt cử Triệu Vân giám sát động tĩnh: “Tiên chủ thấy Vân nghiêm nghị cẩn trọng, tác phong đường hoàng, mới giao cho đặc trách chưởng quản nội sự.”

Nhưng khi Bị vừa nhấc chân vào Ích Châu, ở nhà lập tức có biến, chính là sự kiện Triệu Vân chặn sông giành A Đẩu nổi tiếng.

Đến đây, chúng ta có thể phớt lờ hình ảnh hiền lành ngây thơ của Thượng Hương trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, bởi như đã phân tích ở trên, nàng “dữ dội” thế cơ mà, không lý nào không hiểu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc mang người kế thừa duy nhất lúc bấy giờ của Lưu Bị về Đông Ngô, lại càng không thể vô tư đến mức không báo cho Khổng Minh mà lén dẫn A Đẩu trốn đi.

Rất may, “Vân cùng với Trương Phi giăng binh chẹn sông, mang được Hậu chủ về. Nhưng phải huy động cả Triệu Vân lẫn Trương Phi, cộng thêm “giăng binh chẹn sông”, cho thấy việc giành A Đẩu về không hề dễ dàng, mà Thượng Hương cũng không đơn giản chỉ vô tình làm theo kế của anh mình.

Rất may, “Vân cùng với Trương Phi giăng binh chẹn sông, mang được Hậu chủ về

Sau này, khi Bị xua quân đánh Đông Ngô trả thù cho Quan Vũ, La Quán Trung bảo rằng Quyền hứa trả lại Thượng Hương cho Bị. Nếu thật sự Quyền có nói như thế, chỉ e không phải đang giảng hòa, mà là đang chọc Bị nổi điên hơn nữa đó thôi. Trả gì không trả, lại trả quả bom hẹn giờ!

Đoạn kết cho một cuộc tình

Hôn nhân chính trị vẫn là hôn nhân chính trị, quá nhiều yếu tố bất lợi để một chuyện tình lãng mạn xảy ra trong bối cảnh chiến trường ngày đó. Tôn Thượng Hương hoàn toàn có khả năng là một nước cờ cao tay mà Tôn Quyền cài vào bên cạnh Lưu Bị, hoặc để ám sát, hoặc để gây rối tập đoàn.

Tuy nhiên, nàng không thành công. Rồi từ lúc về lại Giang Đông thì không thấy sử sách ghi thêm gì về nàng nữa, chỉ có Tam Quốc Diễn Nghĩa kể một kết thúc bi thương rằng Thượng Hương đã trầm mình tự vẫn khi nghe tin Lưu Bị chết giữa loạn quân. Vì vậy, trong một diễn biến khó lường nào đó, giữa Lưu hoàng thúc và Tôn tiểu muội vẫn có thể tồn tại một mối tình lâm li bi đát, yêu hận tình thù ngang trái thê lương như phim kiếm hiệp Hồng Kông hồi trước. Biết đâu đấy…

Lưu Bị dặn Triệu Vân điều gì khiến Gia Cát Lượng toát mồ hôi?

Lưu Bị cố hết sức để ám thị, ra hiệu nhưng Triệu Vân lại không hiểu ý. Trong khi đó, Gia Cát Lượng đứng một bên nghe mà mồ hôi túa ra ròng ròng.

Quan hệ vua tôi giữa Lưu Bị Gia Cát Lượng luôn là thứ quan hệ được trí thức nhiều thế hệ tôn sùng, Gia Cát Lượng hết sức trung thành với Lưu Bị, Lưu Bị tin tưởng Gia Cát Lượng vô điều kiện, đó chính là thứ mà văn nhân trí thức luôn tìm kiếm.

Thế nhưng trong lịch sử, chẳng có mối quan hệ vua tôi nào được như Lưu Bị và Gia Cát Lượng, vì thế nó mới trở thành câu chuyện được người đời hoài niệm. Từ thời điểm Gia Cát Lượng rời lều tranh đi theo Lưu Bị, cho tới khi Lưu Bị phó thác con côi ở thành Bạch Đế, quan hệ giữa họ đều vô cùng khăng khít.

Đoạt mạng Lã Bố, tại sao Tào Tháo treo cổ đến chết?

Tại sao Tào Tháo lại phải "phức tạp hóa" cách xử tử Lã Bố như vậy? Mục đích của ông ta là gì?

Trong tiến trình lịch sử phong kiến dài đằng đẵng của Trung Quốc, có một hiện tượng chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra, đó chính là mọi vương triều trong lịch sử đều khó tránh khỏi quá trình diễn biến thịnh suy thay đổi, không ngừng tuần hoàn.

Trong tiến trình lịch sử thời cổ đại, có thể nói mỗi một người có chí lớn đều khát khao có thể thành bá chủ thiên hạ, chễm chệ ngồi trên ngai vàng cao vời vợi. Trong thời kỳ Tam Quốc loạn lạc, điều này càng được thể hiện rõ ràng.

Nhân vật trong Tam Quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế

Nhân vật này thậm chí còn được sánh ngang với Khổng Tử, nhân dân Trung Quốc luôn truyền tai nhau rằng "huyện huyện có văn miếu, thôn thôn có võ đền".

Chúng ta biết đến Quan Vũ qua cảnh "kết nghĩa vườn đào". Thời niên thiếu của Quan Vũ, sử sách ghi chép lại rất ít, trước khi gặp Lưu Bị và Trương Phi, Quan Vũ chỉ là một người bán táo tàu. Khoảnh khắc kết nghĩa ở vườn đào cũng là lúc cuộc đời của Quan Vũ bước sang một trang mới.

Quan Vũ cùng Lưu Bị theo Công Tôn Toản, lập nên chiến công đầu tiên đó là chém Hoa Hùng, sau này, cũng cùng Lưu Bị đồng cam cộng khổ, tác chiến hơn 30 năm ròng, trải qua không biết bao nhiêu trận chiến lớn nhỏ. Lưu Bị sau khi lên ngôi lập Quan Vũ làm đại tướng quân, đây cũng là giai đoạn chính trị đỉnh điểm của Quan Vũ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới