Lưu Bị dặn Triệu Vân điều gì khiến Gia Cát Lượng toát mồ hôi?

Lưu Bị cố hết sức để ám thị, ra hiệu nhưng Triệu Vân lại không hiểu ý. Trong khi đó, Gia Cát Lượng đứng một bên nghe mà mồ hôi túa ra ròng ròng.

Quan hệ vua tôi giữa Lưu Bị Gia Cát Lượng luôn là thứ quan hệ được trí thức nhiều thế hệ tôn sùng, Gia Cát Lượng hết sức trung thành với Lưu Bị, Lưu Bị tin tưởng Gia Cát Lượng vô điều kiện, đó chính là thứ mà văn nhân trí thức luôn tìm kiếm.

Thế nhưng trong lịch sử, chẳng có mối quan hệ vua tôi nào được như Lưu Bị và Gia Cát Lượng, vì thế nó mới trở thành câu chuyện được người đời hoài niệm. Từ thời điểm Gia Cát Lượng rời lều tranh đi theo Lưu Bị, cho tới khi Lưu Bị phó thác con côi ở thành Bạch Đế, quan hệ giữa họ đều vô cùng khăng khít.

Chuyện phó thác con tại thành Bạch Đế cũng trở thành một điển cố đẹp được người ta say sưa kể lại. Cùng với việc nghiên cứu lịch sử, có người nêu ra quan điểm, đây thực chất là phép thử của Lưu Bị dành cho Gia Cát Lượng, nếu như Gia Cát Lượng có ý định vượt quá phận bề tôi, Lưu Bị sẽ thẳng tay giết chết ông ngay.

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị đã nói với Gia Cát Lượng, nếu như Lưu Thiện không làm nổi hoàng đế, nhà ngươi hãy làm thay nó. Gia Cát Lượng nghe xong thì liên tục khước từ, bày tỏ lòng trung thành của mình với chính quyền Thục Hán. Cho dù lời này của Lưu Bị là thật hay giả, thì lựa chọn của Gia Cát Lượng cũng chỉ có một mà thôi, không thể nào khác được.

Địa vị của Triệu Vân khi đó vô cùng đặc biệt, ông không phải tướng quân cầm quân đánh trận, cũng không phải tướng quân trấn giữ một phương, mà là một người phụ trách công việc đảm bảo an toàn.

Luu Bi dan Trieu Van dieu gi khien Gia Cat Luong toat mo hoi?

Triệu Vân giống như Hứa Chử bên cạnh Tào Tháo, là một hộ vệ. Người Triệu Vân bảo vệ lúc này không phải Lưu Bị nữa mà là Lưu Thiện. Lưu Thiện là con trai của Lưu Bị, sẽ là người thừa kế Thục Hán thay ông, địa vị thân phận vô cùng cao quý, cần phải có người bảo vệ.

Trong số đông đảo các võ tướng của Thục Hán, chỉ có Triệu Vân đảm đương nổi việc này.

Triệu Vân tới trước giường Lưu Bị, Lưu Bị đã dặn dò Triệu Vân rằng phải bảo vệ tốt cho Lưu Thiện, sự an nguy của hậu chủ gắn chặt với ngươi.

Lưu Bị cố hết sức để ám thị, ra hiệu nhưng Triệu Vân lại không hiểu ý của quân chủ họ Lưu. Bản thân Triệu Vân luôn nghĩ, ông chỉ cần bảo vệ tốt cho Lưu Thiện như mọi khi là được rồi.

Trong khi đó, Gia Cát Lượng đứng một bên nghe mà mồ hôi túa ra ròng ròng. Trong ý tứ của Lưu Bị, việc yêu cầu Triệu Vân bảo vệ tốt cho Lưu Thiện chẳng phải đang ngầm ám chỉ có người muốn giết Lưu Thiện đó sao? Rốt cuộc ai muốn giết Lưu Thiện đây? Rất rõ ràng, người Lưu Bị ám chỉ chính là Gia Cát Lượng.

Ngay lúc trước đó, Lưu Bị vừa mới dặn dò để Gia Cát Lượng thay thế Lưu Thiện, lúc này lại yêu cầu Triệu Vân phải bảo vệ Lưu Thiện, sự an nguy của Lưu Thiện phải gắn chặt với Triệu Vân, nếu xâu chuỗi, liên kết hai việc này lại với nhau, chẳng phải là đang nhắm đến Gia Cát Lượng đó sao?

Luu Bi dan Trieu Van dieu gi khien Gia Cat Luong toat mo hoi?-Hinh-2

Sự kiện phó thác con côi ở thành Bạch Đế cũng là một tính toán vô cùng thâm hiểm của Lưu Bị.

Lưu Bị nói bóng gió một cách vô cùng uyển chuyển với Gia Cát Lượng, Triệu Vân chính là sức mạnh hiệu quả để kìm hãm nhà ngươi, nhà ngươi chớ có hành động thiếu suy nghĩ.

Gia Cát Lượng cũng hiểu được ý đồ của Lưu Bị, chỉ đứng ở bên cạnh nghe chứ không hề lên tiếng. Lưu Bị là đế vương, hiển nhiên phải hiểu nghệ thuật điều khiển người khác.

Phía sau câu chuyện phó thác con côi tưởng chừng như bình thường này, thật ra lại ẩn chứa rất nhiều mưu tính khó lường.

Mỗi một người ngồi được lên ngai vị Hoàng đế đều không đơn giản, phía sau dáng vẻ nhân hậu của Lưu Bị, thực chất ẩn chứa sự tàn nhẫn đến không ngờ.

Suy cho cùng, đây cũng là bản tính cốt lõi nhất mà một người làm đế vương cần phải có.

Quân sư xuất sắc của Trung Quốc: 72 tuổi mới xây sự nghiệp

Gia Cát Lượng vẫn chưa phải vị quân sư số 1 ở Trung Quốc. Người giành được danh hiệu cao quý đó là Khương Tử Nha.

Hầu hết trong thời kỳ nào, ở Trung Quốc cũng xuất hiện các cao nhân, người tư vấn, quân sư cho các vị quân chủ. Nói đến đây hẳn nhiều người nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng (Khổng Minh). Vị công thần khai quốc của nhà Thục Hán đã phò trợ Lưu Bị dựng cơ nghiệp. Tài năng của Gia Cát Lượng được so sánh với Tôn Tử, mãi hàng nghìn năm sau vẫn được ca tụng.

Quan su xuat sac cua Trung Quoc: 72 tuoi moi xay su nghiep

Mưu sĩ Thục Hán nào khiến Tào Tháo e ngại nhất?

Nếu không phải là Gia Cát Lượng thì mưu sĩ nào của Thục Hán có thể khiến Tào Tháo e dè, sợ hãi?

Thời gian như nước sông cuồn cuộn chảy đi, một đi không bao giờ trở lại, cuốn trôi tất cả vào dĩ vãng, anh hùng hào kiệt một thời rồi cũng lùi vào quá khứ theo dòng chảy của lịch sử.

Những người hiểu rõ về thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa đều biết rằng: Tào Tháo, gian hùng nổi tiếng nhất trong thời kỳ này luôn "mượn danh nghĩa của thiên tử để phát lệnh chinh phạt thiên hạ". Người đời sau đánh giá Tào Tháo là "anh hùng trong thời loạn, thần tử có tài trong thời thái bình thịnh thế".

Đọc nhiều nhất

Tin mới