Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng

(Vietnamdaily) - Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng.

Lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát hành đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021

Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng. Lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 10 năm và 15 năm trong các phiên đấu thầu gần nhất đều tăng 80 điểm cơ bản so với tháng trước lên lần lượt 4,8% và 4,9%.

Trong khi đó, giao dịch trên thị trường thứ cấp tiếp tục thu hẹp với giá trị giao dịch bình quân ngày (ADTV) của các giao dịch outright giảm gần 40% MoM xuống 1.400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp gần như không đổi so với tháng trước. Tính đến cuối tháng 11, lợi suất các kỳ hạn 5 năm và 10 năm đạt lần lượt 4,81% (-2 điểm cơ bản MoM) và 4,92% (-3 điểm cơ bản MoM).

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp có thể duy trì quanh mức hiện tại. Một mặt, áp lực từ môi trường kinh tế toàn cầu gần đây đã dịu bớt với lạm phát của Mỹ hạ nhiệt, là một tín hiệu cho thấy Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm bớt quan điểm cứng rắn trong việc điều hành lãi suất thời gian tới.

Mặt khác, tâm lý thị trường có thể vẫn thận trọng do nhu cầu thanh khoản có thể tăng vào cuối năm, điều này có thể khiến lãi suất VND tiếp tục duy trì ở mức cao.

KBNN đã công bố kế hoạch phát hành 100.000 tỷ đồng TPCP trong quý 4/2022. Như vậy, KBNN cần phát hành thêm 32.600 tỷ đồng trong tháng 12 (~76% lượng TPCP phát hành trong tháng 11) để hoàn thành kế hoạch phát hành quý 4/2022. Do đó, VCSC cho rằng kế hoạch này là khả thi.

Luong trai phieu Chinh phu phat hanh dat muc cao nhat trong 18 thang
 Lượng trái phiếu chính phủ tăng vọt trong tháng 11.

Vấn đề thanh khoản hạ nhiệt trong tháng 11

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sử dụng nghiệp vụ OMO và tín phiếu để bơm/hút thanh khoản trong hệ thống ngân hàng trong tháng 11.

Áp lực thanh khoản đã giảm bớt khi NHNN chỉ bơm ròng 21.300 tỷ đồng trong tháng 11, thấp hơn nhiều so với mức 50,4 nghìn tỷ đồng trong tháng 10. Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạng qua đêm (ON) và 1 tuần (1W) trung bình trong tháng 11 đạt lần lượt là 5,00% (-28 điểm cơ bản MoM) và 5,67% MoM (-13 điểm cơ bản MoM).

Ngày 5/12, NHNN quyết định điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2022 thêm 1,5-2 điểm % nhờ thanh khoản hệ thống cải thiện và áp lực từ bên ngoài đối với tỷ giá giảm bớt.

Mặc dù nhu cầu tín dụng cao hơn có thể gây áp lực cho lãi suất liên ngân hàng, NHNN có thể tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua OMO khi áp lực tỷ giá gần đây đã hạ nhiệt.

Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt do đồng USD suy yếu

Tỷ giá USD/VND giảm trong tháng 11 và đầu tháng 12 chủ yếu do đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới. Tỷ giá USD/VND giảm xuống 24.000 vào ngày 05/12 (giảm 3,5% kể từ cuối tháng 10; tăng 4,9% kể từ đầu năm).

Kỳ vọng của thị trường về việc Fed có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới, cùng với nguồn cung USD ổn định từ giải ngân vốn FDI, thặng dư thương mại và kiều hối có thể hỗ trợ cho tỷ giá USD/VND trong thời gian tới.

Đổi trái phiếu lấy bất động sản: Dấu hiệu khá tích cực cho vấn đề thanh khoản

(Vietnamdaily) - Thị trường trái phiếu ngày càng nóng dần khi cận kề hạn phải trả của các đợt phát hành đồng thời tình trạng doanh nghiệp “khát tiền”. Vừa qua thị trường đã được chứng kiến nhiều hình thức tái cấu trúc nợ khác nhau, trong đó có việc chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp sang sản phẩm bất động sản.

Xuất hiện tình trạng đổi trái phiếu lấy bất động sản…

Theo thông báo của một doanh nghiệp bất động sản gửi đến khách hàng, có 2 lựa chọn nhằm bảo đảm an toàn cho trái chủ khi có giao dịch với doanh nghiệp.

Tổng giá trị đáo hạn trái phiếu năm sau khoảng 300.000 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo của VNDirect, với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 90% so với 2022.

Chứng khoán VNDirect cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, tuy nhiên những rủi ro đầu tư và pháp lý đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra đầu năm 2022.

Nghị định 65, có hiệu lực từ ngày 16/9, đặt ra các điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, tổ chức phát hành được phép cơ cấu lại nợ song vẫn phải đảm đúng mục đích sử dụng theo phương án phát hành.

Xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu bắt buộc trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn tổng giá trị trái phiếu vượt quá một ngưỡng hoặc tỷ lệ trái phiếu/vốn chủ sở hữu vượt quá một tỷ lệ nhất định.

Ngoài ra, quy định mới cũng nâng cao những tiêu chí công nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp khi thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư đã bị thiệt hại do thực hiện các khoản đầu tư TPDN có rủi ro cao và không có đánh giá cẩn thận. Vì vậy, thị trường TPDN trở nên trầm lắng vào năm 2022 với giá trị phát hành giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022
Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023

Báo cáo của VNDirect thông tin với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, (tăng 90% so với 2022). Trong đó bất động sản và tài chính - ngân hàng lần lượt chiếm 30% và 40%.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.

Những lo ngại về năng lực thanh toán ngày càng tăng khi một số vụ bắt giữ liến quan đến các vi phạm phát hành và kinh doanh TPDN của một số nhà phát triển bất động sản lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.

Niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào TPDN đã suy giảm xuống mức thấp đến mức nhiều người đã vội vàng bán trái phiếu của bất kỳ tổ chức phát hành nào bằng mọi giá để thu tiền về tiền mặt.

Các chuyên gia phân tích của VNDirect cũng lưu ý rằng nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 1/3 khối lượng giao dịch TPDN. Theo nghiên cứu thị trường của VNDirect, hiện một số TPDN riêng lẻ được giao dịch với mức 4-5% thấp hơn mệnh giá, với mức lợi suất khoảng 10% - 12%/năm, có nghĩa là người bán sẵn sàng chấp nhận với mức chiết khấu 14% - 17%.

Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều thông điệp nhằm xoa dịu tâm lý hoang mang của thị trường nhưng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cụ thể vẫn chưa được triển khai.

Tuy nhiên, thông tin có chút lạc quan là, theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại vào khoảng 152.000 tỷ đồng trong 10 tháng của 2022, phần nào giảm bớt áp lực đáo hạn và tâm lý tiêu cực của thị trường.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022-Hinh-2

Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023

VNDirect cho rằng cần thêm thời gian để các thành viên tham gia thị trường (nhà phát hành, tổ chức bảo lãnh/tư vấn và nhà đầu tư) thích ứng với các quy định mới.

Trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn. Vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường TPDN sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023. Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn.

Hiện quy mô TPDN trên GDP của Việt Nam là 15%; và 13% đối với TPDN phát hành riêng lẻ, tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ đang đặt mục tiêu quy mô thị trường TPDN đạt 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ra một số biện pháp để tháo gỡ thế khó của TPDN, bao gồm: đẩy nhanh quy trình pháp lý để doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, đề nghị Ngân hàng nhà nước giảm chi phí đi vay cho các công ty và tham gia tái cơ cấu các nghĩa vụ trả nợ, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, đảm bảo các tổ chức phát hành cung cấp thông tin chính xác và đảm bảo thanh toán trái phiếu đúng hạn để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.