Vì sao TDC xin dời lịch thanh toán lãi cho lô trái phiếu 700 tỷ?

(Vietnamdaily) - CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) bất ngờ thông báo không đủ tiền và xin dời lịch thanh toán cho lô trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng. 

TDC cho biết từ ngày 15-22/2, Công ty sẽ phải thanh toán tổng lãi 23,82 tỷ đồng lô trái phiếu mã TDC.Bond.2020.700, mệnh giá 700 tỷ đồng. Lô trái phiếu phát hành ngày 9/11/2020 và đáo hạn ngày 15/11/2025.

Tuy nhiên, Công ty chỉ thanh toán được 7 tỷ đồng lãi trái phiếu, còn 16,82 tỷ đồng lãi trái phiếu chưa thanh toán được, lý do được đưa ra do tình hình thị trường kinh doanh bất động sản thời gian qua rất chậm đã ảnh hưởng tới dòng tiền sản xuất kinh doanh của Công ty. 

TDC cho biết dự kiến sẽ thanh toán trước ngày 23/3 số lãi còn lại và tiền phạt lãi chậm tính đến ngày thanh toán, tức ước tính trễ 1 tháng so với thời gian quy định.

Vi sao TDC xin doi lich thanh toan lai cho lo trai phieu 700 ty?
 TDC thông báo dời thời gian thanh toán lãi trái phiếu vì kẹt tiền.

TDC.Bond.2020.700 là lô trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng, lãi suất 10,5%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên; lãi suất 11%/năm cho kỳ lãi từ 5 đến 8; và sau đó là lãi suất theo biên độ nhưng không thấp hơn 11,5%/năm và đơn vị lưu ký lô trái phiếu là CTCP Chứng khoán Navibank.

Trong đó, tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CY375724 thuộc sở hữu của Công ty.

Đáng nói, tính tới cuối năm 2022, TDC vẫn còn 196 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tương đương gấp hơn 8 lần so với số lãi phải trả. 

Còn về tình hình kinh doanh, TDC vừa ghi nhận quý cuối thua lỗ hơn 100 tỷ đồng sau 2 quý trước có lãi lớn. Công ty cho biết doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu bất động sản giảm 99% và doanh thu xây dựng giảm 71% trong quý cuối năm 2022.

Lũy kế trong năm 2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 2.488 tỷ đồng, tăng 50% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 39 tỷ đồng, giảm 68%.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2023 có 'dễ thở'?

(Vietnamdaily) - Năm 2022 là năm nhiều khó khăn và thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cuối năm Chính phủ đã tăng cường công tác tháo gỡ để năm 2023 dễ thở hơn.

Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Những động thái xử lý nghiêm của các cơ quan quản lý đối với hành vi vi phạm trên thị trường trái phiếu riêng lẻ về lâu dài sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch trên thị trường, nhưng trong ngắn hạn đã khiến các nhà đầu tư có phần e ngại đối với thị trường này.

Sau những căng thẳng trên thị trường vốn và tiền tệ diễn ra trong tháng 10 và 11, các cơ quan quản lý đã đưa ra những chính sách hỗ trợ và giải quyết bài toán thanh khoản vốn là nút thắt của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. Trong tháng 11, Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề trên thị trường bất động sản.

Gemadept muốn bán toàn bộ gần 85% vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ

(Vietnamdaily) - Tính tới 30/9, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị có địa chỉ tại km số 6 Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP. Hải Phòng.
 

Ngày cuối năm 2022, HĐQT CTCP Gemadept (GMD) thông qua kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị sở hữu Cảng Nam Hải Đình Vũ.

Tính tới 30/9, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị có địa chỉ tại km số 6 Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP. Hải Phòng.

Tin mới