Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn và những điều chưa biết

(Kiến Thức) - Có lẽ hiếm có vị tướng nào trên thế giới mang trên mình hàm tướng của cả hai quốc gia như Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn.

Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Phần lớn các nguồn tư liệu uy tín đều ghi lại ngày sinh của ông là ngày 1/10/1908. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư sản ở Hà Nội và được tạo nhiều điều kiện để học hành. Từ năm lên năm tuổi, Nguyễn Sơn đã được học tiếng Pháp tại một trường Dòng ở Hà Nội.

Năm mười bốn tuổi, cậu bé Nguyễn Sơn thi đỗ và theo học tại trường Sư phạm Hà Nội. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một người yêu nước và mang đậm tính dân tộc cũng như không bao giờ bằng lòng với việc người Pháp đô hộ Việt Nam. Ngay từ khi còn theo học tại trường Sư phạm Hà Nội, ông đã tham gia các hoạt động đoàn hội chống lại các chính sách phân biệt đối xử của thực dân Pháp lên nước ta.

Luong quoc tuong quan Nguyen Son va nhung dieu chua biet
 Chân dung Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Ảnh: Wikiwand.
Gia đình ông thông qua mai mối đã gã ông với bà Nguyễn Thị Giệm, hơn ông bốn tuổi. Tuy nhiên do bản tính hào sảng và yêu nước của mình, ông không cam chịu một cuộc sống an nhàn dưới ách thống trị của Pháp như phần lớn những tri thức của Việt Nam thời bấy giờ. Sau khi được gặp và tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Công Thu – người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cử về Việt Nam để thu hút trí thức giác ngộ Cộng sản, Nguyễn Sơn đã giả say rượu, gây sự với cha vợ và kiếm cớ bỏ người vợ trẻ cùng cô con gái mới 6 tuổi để đi theo lý tưởng cách mạnh của mình.

Năm 1925, ông tới Quảng Châu và đổi sang họ Lý, gia nhập vào đại gia đình của Lý Thụy (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người hoạt động ở Trung Quốc). tướng Nguyễn Sơn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Lý Anh Tự, được học chính trị cùng lớp với những “đầu tầu” của Cách mạng Việt Nam sau này như đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Hoàng Văn hoan.

Năm 1926, nhà cách mạng trẻ Nguyễn Sơn được cử đi học Trường sĩ quan Hoàng Phố cùng các đồng chí Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên và Lê Thiết Hùng. Trong thời gian theo học tại ngôi trường này, ông gia nhập Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch làm lãnh đạo.

Năm 1927, Quốc Dân Đảng làm chính biến, đàn áp phong trào Cộng sản ở Trung Quốc. Bất mãn trước hành động trên của Quốc Dân Đảng, Nguyễn Sơn quyết định xin ra khỏi Quốc Dân Đảng, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8/1927.

Tháng 12/1927, Nguyễn Sơn chính là một trong số những người Việt Nam tham gia cuộc Khởi nghĩa Quảng Châu. Ông gia nhập Đoàn giáo đạo 4, Phương diện quân số 2 do tướng Diệp Kiếm Anh (nguyên soái Quân đội Trung Quốc sau này) chỉ huy. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại chỉ sau ba ngày. Tướng Nguyễn Sơn bị lộ thân phận là Đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc (lúc này Đảng Cộng sản Trung Quốc bị Tưởng Giới Thạch đặt ra ngoai vòng pháp luật) và để tránh bị khủng bố, ông phải rời Trung Quốc, sang Thái Lan.

Tháng 10/1934, dưới bí danh mới là Hồng Thuỷ, tướng Nguyễn Sơn tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh. Vạn lý Trường chinh là cuộc rút lui có quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử quân sự thế giới, trong cuộc rút lui này, Hồng quân Công Nông Trung Hoa đã vượt qua hành trình dài 12.000 km, bắt đầu từ Giang Tây, về tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc tới Diên An ở tỉnh Thiểm Tây.
Luong quoc tuong quan Nguyen Son va nhung dieu chua biet-Hinh-2
 Sơ đồ cuộc rút lui lịch sử của Hồng quân Trung Quốc qua 12.000 km, kéo dài 360 ngày. Ảnh: Wiki.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh này, Hồng quân Trung Quốc luôn bị quân đội Quốc Dân Đảng truy kích và phải đối mặt với điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt. Kết quả là 86.000 người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh chỉ có hơn 7000 người sống sót trong đó có tướng Nguyễn Sơn – người Việt Nam duy nhất đã đi hết 360 ngày cùng Hồng quân Trung Quốc, hoàn thành cuộc Vạn lý Trường chinh này.
Luong quoc tuong quan Nguyen Son va nhung dieu chua biet-Hinh-3
Chân dung của Lưỡng quốc tướng quân trong quân phục của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: LSHĐ

Tháng 11/1945, ông trở về Việt Nam hoạt động và lấy tên mới là Nguyễn Sơn. Ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Quân đội và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông giữ những chức vụ quan trọng như Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam, tư lệnh kiêm Chính uỷ hai Liên khu 4 và Liên khu 5, Hiệu trưởng trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu 4.

Năm 1948, ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt thụ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Việt Nam. Cùng được phong tướng với ông trong đợt này còn có 8 vị tướng khác.

Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục Điều Lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong số 72 đại công thần của Trung Quốc. Cũng ngay trong đợt phong quân hàm lần đầu được Trung Quốc tổ chức ngày 27/9/1955, ông được nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc phong quân hàm Thiếu tướng, kèm theo đó là Huân chương Giải phóng hạng nhất.

Luong quoc tuong quan Nguyen Son va nhung dieu chua biet-Hinh-4
 Một hình ảnh khác lột tả nét phong trần của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Ảnh: QĐND.

Năm 1956, do khối u ác tính nằm bên phổi trái, ông rời Trung Quốc và về Việt Nam sau đó mất tại Hà Nội. Ông được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Nguyễn Sơn được mệnh danh là “Lưỡng quốc tướng quân” và là một trong hai người Việt Nam duy nhất tính tới thời điểm này được phong quân hàm tướng của hai quốc gia. Điểm đặc biệt ở tướng Nguyễn Sơn đó là cả hai quân hàm tướng mà ông được nhận đều được trao vào đợt thụ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội cả hai nước.

Do sự thiếu sót về tài liệu, sổ sách nên phải mãi tới năm 2006, trong buổi Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông, Hội khoa học lịch sử Việt Nam mới đồng ý công nhận ngày sinh của Lưỡng quốc tướng quân là ngày 1/10/1908.

Mời độc giả xem Video: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây bằng tiếng Pháp trôi chảy.

Bất ngờ lai lịch súng trường M1 Việt Nam từng sử dụng

(Kiến Thức) - Hóa ra chính người Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam khẩu súng trường hiện đại nhất của họ giai đoạn 1930-1940, M1 Garand.

Bat ngo lai lich sung truong M1 Viet Nam tung su dung
 Trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Việt Nam, khẩu súng trường nổi tiếng của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 lại được trang bị cho cả hai lực lượng tại chiến trường miền Nam. Phía Mỹ đã trang bị cho VNCH, trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trang bị những khẩu súng trường M1 Garand cho quân giải phóng miền Nam. Nguồn ảnh: Guns and Ammo

Ngạc nhiên tên gọi thứ hai của Quân đội Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhiều người vẫn nghĩ rằng "Bát Nhất" là "tám cái nhất" của Quân đội Trung Quốc, tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy.

Ngac nhien ten goi thu hai cua Quan doi Trung Quoc
 Trên Quân kỳ và Quân huy của lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đều có chữ "Bát Nhất" (hán tự là : 一八). Nhiều người cho rằng tên gọi "Bát Nhất" của Quân đội Trung Quốc là muốn nói đến "tám cái nhất" của Quân đội Trung Quốc, tuy nhiên nó lại có nghĩa hoàn toàn khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới