“Lương khủng“ 2,6 tỷ: Chắc chắn có chuyện tham nhũng

(Kiến Thức) - Đó là ý kiến của TSKH Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, khi nói về câu chuyện "lương khủng" của các doanh nghiệp công ích tại TP.HCM.

“Lương khủng“ 2,6 tỷ: Chắc chắn có chuyện tham nhũng
Theo bà Hiền, trong khi thực trạng còn tồn tại nhiều bức xúc, mức sống chung không cao, việc thu nhập cao đến quá đáng như vậy là không phù hợp. 
Rõ ràng là tham nhũng!
Theo kết luận của UBND TPHCM, trong năm 2012, lương giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị là 2,6 tỷ đồng/năm; chủ tịch Hội đồng thành viên: 1,6 tỷ đồng; kế toán trưởng: 1,67 tỷ đồng, phó giám đốc: 969 triệu đồng. Lương lãnh đạo một số doanh nghiệp công ích như chiếu sáng đô thị, công viên cây xanh... cũng cao tương tự. Bà nhìn nhận thông tin này như thế nào?
Tôi thấy rất sốc. Mặc dù chính họ đều nói mức lương đó hợp lý, nhưng ở góc độ chuyên gia kinh tế, tôi khẳng định chắc chắn là không hợp lý. 
Không hợp lý so với cái gì ạ?
Không hợp lý so với hiệu quả thực tế trong công việc mà các công ty này đem lại cho xã hội, cho cộng đồng. Không hợp lý so với quy định về lương của lãnh đạo các công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó lương của chủ tịch hội đồng thành viên tối đa là 36 triệu đồng/tháng. Vậy thì lương của những công ty này chắc chắn là 36 triệu đồng đã là không đạt yêu cầu được hưởng, đừng nói đến cả trăm triệu đồng. Đó là góc độ các văn bản pháp quy, các chế độ của nhà nước.
Bà vừa nói đến thực tế hiệu quả công việc của ngành đó nó không tương xứng với mức lương nhận được?
Đúng thế, hiệu quả công việc chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Ngập úng không xử lý được, chiếu sáng công cộng thì có những chỗ vẫn lãng phí, có chỗ chưa được chiếu sáng hợp lý... Những ngành này còn đầy tiếng phàn nàn, đầy bức xúc của xã hội. Rõ ràng thực trạng đó không tương xứng với mức lương họ nhận được. Chính lãnh đạo TP.HCM đã đánh giá điều này rồi.
Họ sẽ biện luận phần thu nhập đó là từ lao động thực, đáng lẽ phải biểu dương?
Nếu thu nhập cao do bản thân sức lao động của họ thì đáng biểu dương quá đi chứ. Nhưng họ sử dụng mặt bằng, nhân công, thiết bị là từ tiền đầu tư của nhà nước chứ. Rồi sử dụng vốn để kinh doanh các dịch vụ khác thì phải rành mạch đâu là vốn của họ góp vào, đâu là vốn của nhà nước. Nếu sử dụng nguồn vốn ngân sách để làm lợi cho mình thì rõ ràng là tham nhũng rồi!
Theo bà thì có dễ để chứng minh rằng thu nhập đó là đúng với công sức làm việc?
Tôi nghĩ là rất khó đấy. Dấu hỏi ở đây là việc quản lý, hệ thống chính quyền làm gì. Chắc chắn không phải vì họ không biết, vậy sao họ không phanh phui ra. Người rừng chắc họ cũng biết ấy chứ (cười).
TSKH Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nói về "lương khủng".
TSKH Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu 
của Thủ tướng nói về "lương khủng".
 
Lờ luật vì đặc quyền
Ở những vị trí đó, hẳn là họ cũng nắm vững pháp luật. Vậy thì câu hỏi là vì sao họ vẫn vi phạm?
Họ hiểu luật chứ, nắm vững luật chứ. Nhưng luật của ta không nghiêm, khi phát hiện ra sai phạm thì không xử lý đến nơi đến chốn. Vì thế, khi có khe hở để làm lợi cho bản thân thì họ sẵn sàng lờ luật đi.
Hôm 28/8, trong buổi họp báo thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam có đưa ra so sánh lương của Thủ tướng cũng chưa đến 17 triệu đồng/tháng, của bộ trưởng cũng chỉ khoảng 12 triệu đồng/tháng. So sánh này liệu có khập khiễng không thưa bà?
Thực ra ngay trong các văn bản của Chính phủ cũng không quy định lương của bộ trưởng phải cao hơn lương của tổng giám đốc công ty, tập đoàn. Bằng chứng là lương của Thủ tướng, Chủ tịch nước mới có 17 triệu đồng/tháng, trong khi lương của các chủ tịch tập đoàn thành viên đã là 36 triệu đồng/tháng rồi. Như thế là Nhà nước không đánh đồng lương của lãnh đạo cơ quan quản lý với các cơ quan kinh doanh. Chấp nhận chênh lệch đó, đánh giá công lao chèo lái của các lãnh đạo doanh nghiệp cao, và chênh lệch đó là chấp nhận được.
Thế nhưng rõ ràng, sẽ không nhiều người tin rằng thu nhập của bộ trưởng chỉ là chừng đó tiền?
Tùy theo từng vị trí mà các vị lãnh đạo được hưởng thêm các chế độ khác, nước nào cũng có những quy định này và không ai tính nó vào lương cả. Tùy theo trang bị hành chính của mỗi quốc gia mà các lãnh đạo này được hưởng.  
Thế nên cũng có người cho rằng, phải đến nhà các vị lãnh đạo thì mới biết thu nhập của họ là bao nhiêu?
Đó là những thứ không kiểm soát được. Thắc mắc của người dân lớn bao nhiêu thì tính minh bạch của nền hành chính đó thấp bấy nhiêu. 
Hiện các vị giám đốc nhận lương tiền tỷ này đang hứa sẽ hoàn trả số tiền vượt chi này. Tham nhũng mà chỉ trả lại tiền là xong thì đơn giản quá?
Một số vị bắt đầu trả lại tiền rồi, chưa chờ đến nhà nước phải truy thu. Nhưng đúng là thế thì quá đơn giản, dư luận chắc chắn là không bằng lòng. Người dân chỉ cần một hành vi sai trái nhiều khi cũng phải lấy tính mạng ra đền tội rồi. Đối với công chức nhà nước thì càng cần phải xử lý nghiêm.
"Các vị nằm trong đống rơm" sẽ sợ
Có một vấn đề đặt ra là liệu phải chăng với mức sống như bây giờ, điều kiện xã hội như bây giờ, thì phải có mức thu nhập như thế mới có thể sống được?
Tôi nghĩ điều kiện sống bây giờ phải lấy mức lương của công chức để so sánh. Nếu nói rằng mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng 60 - 70% mức sống tối thiểu thì lấy mức lương đó nhân với 1,4 lần là ra số tiền phù hợp cho mức sống tối thiểu. Không thể nói rằng mức lương hàng trăm triệu đồng mới đủ để sống. Mức lương đó là sống quá sung túc so với mức chung của xã hội này. Mức thu nhập đó quả thật là quá đáng quá. Nhất là đặt trong so sánh mức sống trung bình của người dân, của cán bộ công chức. 
Sự quá chênh lệch đó tạo ra bức xúc trong dư luận?
Đúng, bức xúc vì nó chênh lệch cả với hiệu quả làm việc, với thành quả họ tạo ra cho xã hội mà chúng ta nhìn thấy. 
Nhiều người còn cho rằng thu nhập cao đó một phần là do họ lấy từ chính các dịch vụ cung cấp cho người dân, thế là tham ô của dân?
Chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước là những dịch vụ lấy từ tiền ngân sách. Còn nếu họ có các dịch vụ khác mà sử dụng nhân công, thiết bị, tiền ngân sách để kiếm lời thì đó cũng là tham nhũng. 
Phải chăng càng là doanh nghiệp nhà nước thì càng có điều kiện để tham nhũng?
Các doanh nghiệp công ích rất dễ tham nhũng vì họ được cấp ngân sách trực tiếp. Cho nên những nước có nền hành chính minh bạch thì họ thường xã hội hóa các dịch vụ công ích thông qua các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu. Tư nhân tham gia thì sẽ bớt được tham nhũng.
Nhưng nếu để tư nhân làm thì có khi tham nhũng lại xảy ra ở hình thức khác, các tư nhân đó sẽ hối lộ để được trúng thầu dịch vụ đó?
Tư nhân hay nhà nước làm thì cũng đều có thể có tham nhũng. Vấn đề là phải có giám sát, quy chế rành mạch. Nhưng dù thế nào thì tôi tin rằng tư nhân làm chắc chắn tốt hơn nhà nước làm.
Giả sử tất cả các doanh nghiệp công ích sẽ bị thanh tra, kiểm tra gắt gao, bà nhận định kết quả thanh tra sẽ thế nào?
Tôi tin là 100% có sai phạm, có tham nhũng. Vì nó quá dễ để tham nhũng, lợi ích thì lại quá lớn mà không bị kiểm soát. Qua sự việc này mà ta xử lý nghiêm thì chắc là "những vị nằm trong đống rơm" sẽ phải nghĩ rằng mình nên ăn ít thôi, họ sẽ phải sợ.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Qua vụ việc này tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải tỉnh ngộ. Câu chuyện này thực ra chỉ là "giọt nước làm tràn ly". Đáng lý phải sửa từ lâu rồi nhưng chúng ta quá chậm chễ, quá coi thường việc để cho tư nhân tham gia vào các hoạt động công ích, coi như đó là vùng cấm, nên dẫn đến những hậu quả như vậy.

Công khai lương: Dân mừng – lãnh đạo lo!

Công khai lương: Dân mừng – lãnh đạo lo!
- “Yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập là điều tôi tán thành. Việc công khai đó thì ai mừng, ai lo? Dân mừng, nhưng tôi ngờ là nhiều lãnh đạo lo đấy. Vì làm ăn thua lỗ, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả… mà lãnh đạo vẫn nhận lương khủng thì cũng đáng xấu hổ lắm”, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương chia sẻ.

Thua lỗ mà dám nhận lương cao – vì sao?

Từ 1/2/2013, theo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập. Theo ông, giải pháp này có phải là chìa khóa ngăn chặn tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả?

Kê khai tài sản của người có chức quyền là một trong nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước đương nhiên cũng phải nằm trong diện điều chỉnh đó. Thường xuyên khai báo để dân và cơ quan Nhà nước giám sát diễn biến sự giàu sang đó. Xem sự giàu sang đó là chính đáng hay còn có điều gì khuất tất, hay do tham nhũng mà có được.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương.

Theo ông thì tại sao lại phải đặt vấn đề công khai lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước?

Đặt vấn đề như vậy là đúng quá còn gì. Thử xem trên báo chí thời gian vừa rồi, lương của lãnh đạo doanh nghiệp điện, dầu khí, than, vinashin, vinaline... là bao nhiêu. Thu nhập của họ chênh lệch với lương khởi điểm của người công nhân như thế nào. Qua đó đã thấy được sự không công bằng rồi.

Ông có thể chỉ cụ thể của cái gọi là “không công bằng”?

Lương đó đã quá chênh lệch so với thu nhập của đa số người dân lao động. Nó có thể không công bằng nếu so với hiệu quả lao động của họ.

Nhưng sẽ có người lý giải cái sự thiếu công bằng ấy rằng lương cao là do hiệu quả lao động của họ cũng cao?

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hàng nghìn tỉ, sai phạm chồng chéo, thì hiệu quả ở đâu? Anh làm cho doanh nghiệp bị thất thu mà anh dám nhận lương cao thế là vì sao? Điều này có nghịch lý không? Rõ ràng là không công bằng.

Vậy thì vì sao lương của họ vẫn cao?

Tôi cũng tự hỏi có phải vì họ tự phong hay là vì theo quy định của Nhà nước mà họ được hưởng lương cao như vậy. Nếu họ được quyền tự phong thì căn cứ vào đâu mà họ phong cho mình mức lương cao thế? Trong khi doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.

Lãnh đạo thế thì không thể tha thứ được!

Vậy là theo ý ông, bất cập lớn nhất của con số lương khủng này là khi so sánh với hiệu quả công việc?

Đúng vậy. Làm theo năng lực, hưởng theo hiệu quả lao động. Lẽ ra khi công ty làm ăn thua lỗ thì lãnh đạo phải tình nguyện giảm lương của mình, thậm chí không nhận lương. Chứ đã làm ăn be bét mà lại còn tham nhũng nữa thì không thể tha thứ được!

Khi quy định buộc phải công khai cả lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp, có người băn khoăn không biết làm có dễ?

Ta đừng bàn nó dễ hay không mà tôi thấy đưa thành điều khoản trong luật như vậy là đáng hoan nghênh. Còn thực hiện kê khai một cách trung thực thì không dễ. Có những người lãnh đạo sẽ tự hào vì được kê khai chi tiết thu nhập của mình. Khi đơn vị của họ làm ăn hiệu quả, đóng góp cho nhà nước tốt, đời sống công nhân viên ổn định, lương và thu nhập lãnh đạo cao, thì đáng tự hào lắm chứ.

Theo ông, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay sẽ cảm thấy mừng hay lo?

Người làm việc có hiệu quả, có thu nhập đường đường chính chính thì họ càng vui. Họ công khai cho mọi người biết thành quả lao động, giá trị chất xám của họ là như thế. Nhưng với người có khuất tất thì nhất định là họ lo lắng rồi. Người đàng hoàng thì tự hào, người khuất tất thì tự xấu hổ.

Hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế. Rõ ràng, người đứng đầu phải công khai thu nhập, e là họ không mừng?

Tôi nghĩ là không nên trả lời thay họ. Nhưng không cần phải đoán thì cũng thấy, họ mừng thế nào được. Còn tình trạng kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì báo chí nêu rồi, kết quả thanh tra nói lên rồi, kết quả kiểm toán thông báo rồi, Chính phủ báo cáo rồi, Quốc hội kết luận rồi. Còn gì để nói nữa? Rõ ràng không có hiệu quả.

Lương 2,6 tỷ: “Không thể lấy tiền dân, bỏ túi riêng!”

(Kiến Thức) - “Phải tăng cường thanh tra, không để các doanh nghiệp dùng tiền của Nhà nước, của dân để bỏ vào túi riêng của mình”, đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nói về việc giám đốc doanh nghiệp công ích nhận lương "khủng".

Lương 2,6 tỷ: “Không thể lấy tiền dân, bỏ túi riêng!”
Theo kết luận mới đây của UBND TP.HCM, lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích của thành phố là Công ty Chiếu sáng công cộng, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Công trình giao thông và Công ty Công viên cây xanh thành phố đã nhận lương từ 584 triệu đến 2,6 tỷ đồng/năm.

Lật tẩy “quái chiêu” biến bạc thành vàng hết sức tinh vi

(Kiến Thức) - Những đồ trang sức bằng bạc qua vài công đoạn “nhào nặn” của hai đối tượng “chân đất” đã nhanh chóng mang các thương hiệu vàng nổi tiếng rồi được đem bán lại cho các tiệm vàng.

Lật tẩy “quái chiêu” biến bạc thành vàng hết sức tinh vi
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Trước đó, vào ngày 26/8 vừa qua, tại tiệm vàng Kim Hùng ở thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, hai đối tượng lạ mặt nói giọng Quảng Bình xuất hiện để bán hai nhẫn vàng 9999 (4 chỉ), mang thương hiệu của chính tiệm vàng Kim Hùng. Do đã được cơ quan công an thông báo phải cảnh giác với chiêu bán vàng giả của kẻ lừa đảo, chủ tiệm đã dùng nhiều phương pháp để kiểm tra. Cuối cùng cũng đã xác định được hai nhẫn vàng mà các đối tượng đang đem bán này là bạc được mạ vàng hết sức tinh vi, nếu không kiểm tra kỹ thì không thể phát hiện.

Tin mới