Luật Nhân quả do ai điều khiển?

Tự thân tiến trình nhân - duyên - quả cũng do duyên sinh, vô ngã tính...

Luật Nhân quả do ai điều khiển?
HỎI: Trong đạo Phật có quan niệm về luật Nhân quả, đồng thời lại có quan niệm rằng không có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ. Như vậy, làm sao để luật Nhân quả luôn vận hành đúng? Ví dụ như làm ác gặp quả báo ác; làm thiện gặp phước báo lành..., khi không có một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả liệu nó vận hành sai thì sao? Như thế thì còn gì là nhân quả phân minh nữa? Rất mong được quý Báo giải đáp.
(LÊ BẰNG, lebangvcb@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Lê Bằng thân mến!
Có thể bạn đã bị ám ảnh lâu ngày về việc “có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ” nên khi tìm hiểu luật Nhân quả của Phật giáo bạn thấy thiếu “một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thực ra, luật Nhân quả chính là quy luật vận động tương tác đa chiều một cách tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng. Đức Phật là bậc Giác ngộ cũng chỉ phát hiện ra quy luật Nhân quả này mà thôi. Tiến trình từ nhân đến quả của các pháp rất tinh vi và phức tạp nên nếu vô minh và chấp thủ sâu dày thì rất khó nhận ra.
Luật Nhân quả Phật giáo nói đầy đủ là nhân-duyên-quả. Nhân là nguyên nhân chính để tạo thành quả. Duyên là các nhân phụ tham gia tác động vào tiến trình hình thành quả. Quả là kết quả của tiến trình ấy. Điều cần lưu ý nhất trong tiến trình này là duyên, tuy là những nhân phụ nhưng duyên lại có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quả, có thể khiến cho quả bị lệch hướng (tốt hoặc xấu) so với nhân ban đầu.
Mặt khác, tiến trình nhân quả không hề vận hành đơn tuyến, độc lập mà đa tuyến, nhiều chiều tương tác lẫn nhau. Nhân của tiến trình này đồng thời là duyên của tiến trình kia và cũng là quả của tiến trình nọ. Chúng vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả cho nhau; tất cả cùng nhau vận hành, tương tác trong mối quan hệ trùng điệp bất khả phân ly, gọi là trùng trùng duyên khởi vô cùng vô tận.
Do đó, tìm hiểu về luật Nhân quả Phật giáo cần quán sát sâu sắc cả tiến trình nhân-duyên-quả trong ba thời (hiện báo - nhân quả hình thành trong hiện đời, sinh báo - nhân quả hình thành sau một đời, hậu báo - nhân quả hình thành sau nhiều đời). Dưới ánh sáng tuệ giác Duyên khởi, tiến trình nhân-duyên-quả vận động không ngừng, chi phối và tương tác với nhau mãnh liệt nhưng vô cùng chính xác, rõ ràng.
Tự thân tiến trình nhân-duyên-quả cũng do duyên sinh, duyên khởi, vô ngã tính nên chẳng bao giờ cần “một người hay thế lực nào quản lý” nhưng luật Nhân quả luôn đúng đắn và phân minh. Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế gian sinh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không) đều tuân theo quy luật Duyên sinh-Nhân quả này.
Chúc bạn tinh tấn!

Từ vụ BS Cát Tường nghĩ về luật nhân quả

Trong kinh Kim Cương Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ- Đề rằng: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai".

Từ vụ BS Cát Tường nghĩ về luật nhân quả
"Một bác sỹ sai lầm có thể giết chết một bệnh nhân. Một nhà văn hóa sai lầm có thể giết chết cả một thế hệ". Nếu bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường được sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo đức tốt, hoặc được đào tạo trong một môi trường giáo dục luôn luôn lấy y đức làm trọng, hoặc làm việc trong một môi trường luôn luôn coi trọng sinh mạng của bệnh nhân hơn là đồng tiền vô tri thì bi kịch với bác sỹ Tường đâu có xảy ra?.

Góc khuất nhân quả

Tuy không nhậu nhẹt nhưng về sau bác Tư mất sớm vì bệnh xơ gan cổ trướng, ai cũng thấy lạ...

Góc khuất nhân quả
Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.

Vườn tượng Phật kì lạ ở Viêng Chăn

Thăm Viêng Chăn, du khách có ấn tượng khó quên về một thành phố thanh bình với những danh thắng độc đáo như Công viên Phật (Buddha Park)…

Vườn tượng Phật kì lạ ở Viêng Chăn
Thủ đô Viêng Chăn là thành phố yên tĩnh và thơ mộng nằm bên dòng Mê Kông. Trong tiếng Lào, Viêng Chăn nghĩa là “Thành phố Mặt trăng” do người Lào cho rằng họ “có nguồn gốc từ Mặt trăng”. Chính vì vậy trên quốc kì Lào có hình mặt trăng ở chính giữa.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.