Lừa đảo qua mạng gây thiệt hại hơn 390 ngàn tỉ đồng

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến phát triển, đòi hỏi sớm đánh giá toàn diện, thấu đáo và có giải pháp toàn diện phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu.
Thông tin này được Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), nhấn mạnh tại hội thảo phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, do NCA tổ chức ngày 13-5.
Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, là thách thức với mọi quốc gia. Thống kê trên thế giới cho thấy năm 2023, hoạt động lừa đảo trên mạng đã gây thiệt hại là 1.026 tỉ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.
Tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.
Lua dao qua mang gay thiet hai hon 390 ngan ti dong
Thượng tướng Lương Tam Quang phát biểu tại hội thảo
Dẫn thống kê trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin, Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết cổng đã ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 ngàn tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỉ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
Qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết hoạt động của các đối tượng phạm tội rất chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể.
Phương thức, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, sử dụng công nghệ deepface giả mạo người thân hoặc cơ quan chức năng gọi điện; kêu gọi đầu tư qua các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, chứng khoán. Bên cạnh đó, đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí cả trẻ em.
Nhấn mạnh phòng, chống lừa đảo qua không gian mạng đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, song Thượng tướng Lương Tam Quang cũng nêu rõ công tác này còn nhiều khó khăn khi hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh.
Cùng với đó, quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém. Việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao, thông tin cung cấp chậm và chưa xác định được địa chỉ IP của đối tượng khi dùng mạng qua 3G, 4G.
Lãnh đạo Bộ Công an cũng nhìn nhận nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an ninh mạng thiếu hụt; vấn đề "sim rác", mua bán tài khoản ngân hàng tuy đã được tập trung xử lý, song vẫn còn tràn lan khiến hoạt động điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn.
Qua rà soát, Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết các kênh bán sim không chính chủ qua đại lý, các trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội vẫn diễn ra phổ biến, dễ dàng tiếp cận mua với số lượng lớn; các kênh chợ đen, Facebook, Telegram, Twitter... buôn bán hàng ngàn tài khoản ngân hàng với giá thấp, dễ tiếp cận từ 200.000 đồng.
"Những khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng đặt ra yêu cầu cấp thiết trao đổi, thảo luận thẳng thắn giữa các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, đánh giá toàn diện, làm rõ nguyên nhân, thống nhất xác định giải pháp tháo gỡ triệt để trong thời gian tới"- Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.
Tại hội thảo, lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Thông tin và Truyền thông đã nêu thực trạng lừa đảo trên không gian mạng hiện nay và đề xuất các giải pháp phòng, chống thời gian tới.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website bán vé concert Westlife chiếm đoạt tài sản

Trước phản ánh về website giả mạo nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn trang web giả mạo.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website bán vé concert Westlife chiếm đoạt tài sản
Ngày 26/9 vừa qua, vé concert của nhóm nhạc Westlife tại Việt Nam đã được mở bán chính thức trên nền tảng trực tuyến Ticketbox. Sau khi vé sự kiện được bán hết trên nền tảng trực tuyến, một bộ phận người dùng tìm đến các nguồn bán vé không chính thống với nhiều khả năng dễ rơi vào bẫy của những đối tượng lừa đảo.
Cùng với đó, Ticketbox cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo trực tuyến khi xuất hiện một số trang web giả mạo đăng tải những thông tin bán vé không chính xác, có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng. Các đối tượng thay đổi tên miền so với địa chỉ trang web chính thức và tạo một trang web lừa đảo với thiết kế web gần như giống hệt nhau để đánh lừa người mua. Hiện nay, website giả mạo này đã được Cục An toàn thông tin xử lý và không thể truy cập.

Tái diễn chiêu cộng tác viên online lừa đảo

Sau một thời gian tạm lắng, chiêu lừa cộng tác viên online “việc nhẹ lương cao” lại rầm rộ gần đây, với hình thức lừa đảo trực tuyến tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử…

Liên tiếp thời gian gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ các câu chuyện bị lừa đảo trực tuyến hoặc lên các hội nhóm hỏi xác minh về những lời mời làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử.

Tai dien chieu cong tac vien online lua dao

Nhiều vụ lừa đảo trực tuyến từ cộng tác viên online sàn giao dịch điện tử đến đầu tư chứng khoán, tiền số... được ghi nhận từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024 (Ảnh chụp màn hình)

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM kỷ luật nhiều đảng viên

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đã thông tin về kết quả tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên.

Ngày 13/5, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy TP HCM đã phát đi thông cáo báo chí về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên.
Cụ thể, UBKT Thành ủy TP HCM đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Vũ Bá Vinh (đảng viên Chi bộ khu phố 5, Đảng ủy phường 7, quận Phú Nhuận), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, nguyên Thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Trưởng Ban Kiểm soát nội bộ Tổng Công ty Lương thực miền Nam.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.