Lợi nhuận ngành thép tăng trưởng 40% trong năm tới?

(Vietnamdaily) - Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2024 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ đến 40% nhờ doanh thu dự kiến sẽ hồi phục 25%.

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán MBS đánh giá rằng, nguồn cung giảm sút và nhu cầu thép trên thế giới vào năm tới được dự báo sẽ hồi phục đáng kể. Theo đó, nguồn cung thép sẽ lùi nhẹ 1% so với năm nay trong bối cảnh thị trường Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể phục hồi nguồn cung.

Theo dự báo mới nhất của WSA, nhu cầu thế giới sẽ tăng nhẹ 1,9%, động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng của khu vực EU cũng như Ấn Độ. Dự kiến, yếu tố này sẽ tiếp tục tác động đến giá thép thế giới nói chung trong năm 2023.

Xét tại thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ thép nội địa trong năm nay ghi nhận ở mức thấp. Nguyên nhân bởi, ngành bất động sản vẫn còn ảm đạm, thanh khoản thấp, nguồn cung dự án giảm sâu.

Loi nhuan nganh thep tang truong 40% trong nam toi?
 Lợi nhuận ngành thép sẽ phục hồi mạnh.

Nguồn cung bất động sản giảm mạnh khiến nhu cầu tiêu thụ thép cũng giảm theo, điều này khiến giá thép xây dựng liên tục lao dốc. Theo dự báo của MBS, giá thép nội địa trong cả năm 2023 sẽ duy trì ở quanh mức 139 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm đến 20%.

Tuy nhiên kể từ năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến sẽ cải thiện đáng kể, đồng thời tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành một số biện pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản.

Theo kỳ vọng từ Chứng khoán MBS, những yếu tố tích cực từ giá thép thế giới và thị trường bất động sản ‘ấm dần’ từ giữa năm tới sẽ thúc đẩy giá thép nội địa tăng lên. Dự kiến, giá thép xây dựng sẽ phục hồi lên mức15 triệu đồng/tấn vào năm 2024, tương ứng với mức tăng 8%.

Trong năm tới, đà tăng giá nguyên vật liệu nhiều khả năng chỉ diễn ra trong ngắn hạn, sau đó hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu sản xuất thép của Trung Quốc giảm xuống.

Cũng theo đội ngũ phân tích của MBS, nhu cầu phục hồi từ EU trở thành yếu tố chính tác động tích cực, từng bước đưa thị trường xuất khẩu thép bước qua vùng ảm đạm.

Dự kiến, sản lượng xuất khẩu thép năm 2023 sẽ đạt 10,5 triệu tấn (tăng 25%) và 11,2 triệu tấn (tăng 7%) vào năm 2024. Ngoài ra, giá HRC xuất khẩu dự kiến sẽ đạt 800 USD/tấn (tương ứng với mức tăng 8%) trong năm 2024.

Loi nhuan nganh thep tang truong 40% trong nam toi?-Hinh-2
 Lãi gộp của DN thép phục hồi 13%.

Nhóm ngành thép sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng 40% trong năm tới?

Xét riêng nhóm doanh nghiệp ngành thép, MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sẽ cải thiện từ mức trung bình 8% trong năm nay lên mức 13% trong năm tới. Đồng thời, giá thép được dự báo sẽ hồi phục khoảng 8% còn giá nguyên vật liệu giảm nhẹ 6%. Đây là cơ sở giúp biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2024 sẽ hồi phục lên mức 2 chữ số.

Liên quan đến vấn đề này, Chứng khoán MBS cũng lưu ý rằng, giá than và quặng kể từ đầu tháng 9 năm nay đã có xu hướng tăng lên trong bối cảnh những nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc đã tăng cường tích trữ tồn kho trước khi áp dụng chính sách cắt giảm sản lượng trong năm 2024.

Loi nhuan nganh thep tang truong 40% trong nam toi?-Hinh-3
 Lợi nhuận tăng tới 40%?

Cũng trong năm tới, nguồn cung quặng sắt vẫn được cải thiện trong bối cảnh sản lượng tại Úc được dự báo tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 1,01 tỷ tấn, dựa theo dự báo của Bộ Công Nghiệp - Khoa học nước này.

Ngoài biên lãi, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2024 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ đến 40% nhờ doanh thu dự kiến sẽ hồi phục 25%, động lực đến từ sản lượng và giá bán của thép tăng trưởng mạnh.

Năm 2024, dự kiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành thép sẽ phục hồi lên mức 13% (trong khi năm 2023 là khoảng 8%). Ngoài ra, áp lực tỷ giá cùng chi phí vay hạ nhiệt sẽ giúp chi phí tài chính của nhóm ngành này giảm mạnh 30% trong năm tới.

Ngành thép: Đã khó nay lại càng khó

(Vietnamdaily) - Công suất huy động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn ở hầu hết các nhóm ngành thép do nhiều phân khúc phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà sản xuất thép thận trọng khi lập kế hoạch sản lượng cho năm 2023.

Công suất huy động vẫn chưa phục hồi

Trong bản tin về ngành Thép của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với phân khúc thép thô, cả sản lượng và tiêu thụ đều thấp hơn khoảng 25% so với cùng kỳ. Có thể quan sát rằng nhu cầu thép thô đã phục hồi một phần từ mức thấp nhất vào cuối năm 2022, nhưng vẫn còn cách xa mức từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.

Ngành thép đối mặt khó khăn, biên lãi gộp giảm do chi phí đầu vào cao

(Vietnamdaily) - Chứng khoán BIDV cho rằng trong quý 4, ngành thép có thể tiếp tục phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, khi lượng nhập khẩu từ quốc gia 1,4 tỷ dân trong quý 3 đã tăng 52% so với cùng kỳ.
 

Trong báo cáo triển vọng hàng hóa, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong quý 3, lượng tiệu thụ thép đạt 6 triệu tấn, đi ngang so với quý 2 và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tin mới