Lợi nhuận của SHB phụ thuộc nhiều vào thu nợ xấu, cổ phiếu đã vượt quá giá trị thực

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận năm 2020 của SHB phụ thuộc nhiều vào kế hoạch thu hồi nợ xấu vốn dĩ sẽ kém thuận lợi hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Đó là nhận định của Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) công bố ngày 17/6.

Lợi nhuận năm 2020 phụ thuộc nhiều vào thu hồi nợ xấu, 5 tháng lãi 1.301 tỷ

SHB vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua kế hoạch năm 2020 với tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt là 15,4% và 16%.

Lợi nhuận trước thuế 3.268 tỷ đồng, vẫn tăng 8% so với 2019 chủ yếu là nhờ giảm 20% trích lập dự phòng trái phiếu VAMC và tăng cường thu hồi nợ xấu.

Mức lợi nhuận kế hoạch này được hỗ trợ lớn bởi kế hoạch thu hồi nợ xấu lên tới 6.081 tỷ đồng trong 2020, tăng vọt 124,5% so với mức thu hồi 2019.

Loi nhuan cua SHB phu thuoc nhieu vao thu no xau, co phieu da vuot qua gia tri thuc
 

Trong khi đó, tính đến cuối tháng 5/2020, tổng tài sản của SHB là 378.158 tỷ đồng, tăng 3,5%; huy động là 300,9 tỷ đồng, tăng 4,3%; tín dụng là 291,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9.8%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Lợi nhuận trước thuế 5 tháng đạt 1.301 tỷ đồng, tương đương gần 40% kế hoạch năm 2020. 

Dự kiến năm 2020 trích lập dự phòng cho VAMC chỉ bằng 60% năm 2019

Năm 2019, SHB đã tất toán trước hạn 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC kỳ hạn 5 năm (để đủ điều kiện được thanh toán cổ tức) nhưng có bán thêm hơn 2.000 tỷ nợ xấu cho VAMC nên số dư trái phiếu VAMC (sau trích lập dự phòng) tại 31/12/2019 là 4.005 tỷ đồng.

Để có kết quả này, SHB đã trích lập tới 4.232 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu đặc biệt này trong năm 2019.

Trong kế hoạch 2020, SHB dự kiến dùng 1.000 tỷ đồng để mua trước hạn và 1.523 tỷ đồng trích lập dự phòng theo quy định, đưa số dư trái phiếu VAMC (sau trích lập dự phòng) tại cuối 2020 về mức 1.865 tỷ đồng, không thực hiện được kế hoạch đề ra tại ĐHCĐ 2019 là xóa sạch trái phiếu VAMC trong 2020.

Tổng mức trích lập dự phòng cho VAMC trong 2020 dự kiến chỉ bằng 60% mức trích 2019.

Loi nhuan cua SHB phu thuoc nhieu vao thu no xau, co phieu da vuot qua gia tri thuc-Hinh-2
 

Tiếp tục tăng vốn thông qua trả cổ tức 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% 

SHB vừa hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng lên 17.558 tỷ đồng thông qua trả cổ tức 2017, 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20,9% và phát hành bằng mệnh giá gần 300,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. 

Chưa dừng lại ở đó, SHB sẽ thực hiện trả cổ tức 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ lên 19.314 tỷ đồng trong quý 3/2020. 

Kế hoạch sử dụng vốn điều lệ tăng thêm là dùng 300 tỷ đồng để đầu tư hiện đại hóa công nghệ; 1.355 tỷ đồng để cho vay khách hàng cá nhân và SMEs.

Một vấn đề quan trọng của SHB là cổ đông uỷ quyền cho HĐQT quyết định thời điểm niêm yết sang sàn HoSE.

Hoàn thành bán vốn tại SHB FC trong năm nay, không có rủi ro mất vốn tại dự án Cocobay

Về việc bán vốn công ty con, vào cuối năm 2016, SHB mua lại Công ty tài chính Vinaconex- Viettel và đổi tên thành Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB FC). Giá vốn khoản đầu tư của SHB tại SHB FC là 1.000 tỷ đồng, tương đương mức vốn điều lệ của SHB FC.

SHB FC tập trung cho vay tiêu dùng dưới hình thức tiền mặt. Tại 31/12/2019, dư nợ cho vay là 2.727 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 106 tỷ đồng.

SHB không tiết lộ tỷ lệ thoái vốn dự kiến cũng như điều kiện về giá tại SHB FC. Tuy nhiên, Chủ tịch SHB cho biết hiện đã bước vào vòng đàm phán với một số đối tác và khả năng hoàn tất giao dịch trong năm 2020 là khả thi. SHB kỳ vọng sẽ thu được một khoản thặng dư đáng kể từ giao dịch này. 

Liên quan đến các khoản vay cho dự án Cocobay của công ty Thành Đô, SHB cho biết không có rủi ro mất vốn với các khoản vay này. SHB là ngân hàng tài trợ vốn cho dự án và bảo lãnh tiến độ bàn giao nhà.

Đến thời điểm hiện tại, SHB đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, phía Thành Đô và các khách hàng cũng đã tìm được giải pháp nên ngân hàng khẳng định sẽ không có rủi ro mất vốn.

Nhà đầu tư hết sức thận trọng khi đầu tư vào SHB

Theo Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cổ phiếu SHB đã ghi nhận một đợt tăng giá đáng kinh ngạc trong 3 tháng gần đây. Ở mức giá hiện tại, tỷ lệ P/B là 1,12x tính trên BVPS 2020KH (14.135 đồng/cp) và 1,2x tính trên BVPS ước tính tại 31/5/2020 (13.239 đồng/cp) – cao hơn P/B của các NHTM có chất lượng tài sản tốt hơn như MBB, TCB, VIB.

Do đó, SSI ước tính, tổng (nợ xấu nội bảng + trái phiếu VAMC + tài sản có nghi ngờ) của SHB tại cuối 2019 là 17,8 nghìn tỷ đồng, vẫn tăng 7% so với cuối 2018 và chiếm gần 4,9% tổng tài sản. Lợi nhuận kế hoạch 2020 của SHB phụ thuộc nhiều vào kế hoạch thu hồi nợ xấu vốn dĩ sẽ kém thuận lợi hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Mặc dù các giao dịch thoái vốn SHB FC, chuyển sàn có thể tác động tăng giá cổ phiếu nhưng mức giá hiện tại đã vượt quá giá trị thực và SSI khuyến nghị nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu SHB.

Nợ xấu tăng nhưng SHB vẫn không trích lập dự phòng quý 1, bị đánh giá rủi ro

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) vừa báo lợi nhuận sau thuế 614 tỷ đồng trong quý 1/2020, tăng 3% so cùng kỳ nhờ không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng. 

Cụ thể, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1,684 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng gấp tới 3,2 lần lên 45 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động “ngốn” 1,071 tỷ đồng khi tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và đa phần thu nhập ngoài lãi giảm mạnh nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB 780 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 5% so với quý 1/2019. 

Thương vụ 5.500 tỷ của bầu Hiển sau khi giá cổ phiếu SHB tăng nóng bất thường

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) vừa cho biết đã phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng, vốn tự có lên gần 34.000 tỷ đồng. 

Trong đó, từ ngày 17/2 đến 27/4, SHB chào bán thành công gần 300,8 triệu cổ phiếu và trong quý 1, SHB đã phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ 20,9% của hai năm 2017 và 2018.

Việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.518 tỷ đồng nằm trong kế hoạch phát triển của SHB và đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên SHB năm 2019.

Cổ tức SHB chưa chia năm 2019 được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông với tỷ lệ 11% sẽ được chia muộn nhất vào quý 3/2020 theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Được biết, kết phiên giao dịch ngày 8/5, cổ phiếu SHB đóng cửa tại mức 17.000 đồng/cổ phiếu, tăng mạnh hơn 139% trong vòng 1 quý vừa qua. Khối lượng giao dịch bình quân cũng tăng đột biến lên hơn 11 triệu đơn vị mỗi phiên.
Theo Chứng khoán SBS, chính việc phát hành nhiều cổ phiếu khiến cổ phiếu SHB bị pha loãng dẫn đến EPS giảm. Trong khi đó, giá cổ phiếu SHB vừa trải qua quá trình tăng giá đột biến, bất thường, đi ngược xu hướng chung của thị trường dù kết quả kinh doanh không tăng trưởng tương ứng.
Được biết trước khi tăng vốn, Tập đoàn T&T của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) nắm 9,27% vốn SHB, còn ông Hiển nắm 2,55% vốn, con trai ông Hiển là Đỗ Vinh Quang năm 2,78%.
Thuong vu 5.500 ty cua bau Hien sau khi gia co phieu SHB tang nong bat thuong
 

Việc tăng vốn là cơ sở để SHB hoàn tất đầy đủ toàn bộ các trụ cột của Basel II.

Bên cạnh đã hoàn thành trụ cột thứ nhất của Basel II đáp ứng đầy đủ quy định tại Thông tư 41 – NHNN, với việc tăng vốn điều lệ hơn 5.000 tỷ đồng, SHB đã cơ bản hoàn tất trụ cột II và tiến tới hoàn tất đầy đủ toàn bộ ba trụ cột của Basel II. 

Ngoài ra, việc tăng vốn thành công cũng có ý nghĩa trọng yếu đối với sự phát triển an toàn và bền vững của SHB trong bối cảnh hiện nay. 

Được biết, vừa qua, SHB đã lên kế hoạch thoái vốn tại công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài. Việc thoái vốn cũng sẽ đảm bảo đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho SHB nâng cao năng lực tài chính.

Theo SHB, mức đệm vốn được tăng cường để ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở duy trì các tỷ lệ an toàn, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41, đồng thời hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Về tình hình kinh doanh, do quý 1/2020, SHB không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên ghi nhận lợi nhuận sau thuế 614 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản của SHB tính đến ngày 31/3/2020 xấp xỉ hồi đầu năm, ở mức gần 368,982 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 282,160 tỷ đồng, tăng 6% và các khoản lãi, phí phải thu 9,641 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. 

Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tại SHB cũng xấp xỉ đầu năm, ở mức gần 262,540 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/3/2020, tổng nợ xấu của SHB hơn 6,136 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn tăng 59% và nợ nghi ngờ tăng 63%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của SHB tăng từ 1,91% của đầu kỳ lên mức 2.17%.

Hiện SHB là nhà băng có tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm cao trong các ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cũng như vốn chủ sở hữu ở mức thấp.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.