Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo ngành thép với chủ đề Chờ ngày mưa tan.
Giá thép Trung Quốc tiếp tục duy trì mặt bằng thấp tới cuối 2023
VCBS kỳ vọng giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng giá thấp như hiện nay cho tới cuối 2023 do 1) Nhu cầu thép chưa hồi phục do thị trường nhà ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu ấm lên với số nhà xây mới liên tục sụt giảm bởi nguồn vốn để phát triển dự án vẫn còn nhiều vướng mắc tại đây; 2) Các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho khi liên tục tái hoạt động nhà máy trong bối cảnh gỡ bỏ phong tỏa trong khi nhu cầu chưa bắt kịp, (3) các nhà máy tại Thổ Nhĩ Kỳ vốn dĩ đã hoạt động dưới công suất do nhu cầu yếu, vì vậy việc đóng cửa do động đất không ảnh hưởng quá nhiều tới nguồn cung thật sự.
Trong khi đó, giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp đã đi ngang ở mốc 14,5 triệu đồng/tấn (thấp nhất) và hồi phục nhẹ lên mức 15,5 triệu đồng/Tấn. Tình trạng này đến từ 1) Áp lực giảm giá theo giá thép thế giới; 2) Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong Q3/2022 làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán nhanh hàng tồn kho; 3) Chi phí sản xuất thép sụt giảm.
VCBS đánh giá giá thép ở mức 14,500 đồng/kg (giá thép thanh thấp nhất của HPG) đã là mức đáy của thép thanh do ở mức giá này các doanh nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện EAF duy trì mức biên lợi nhuận gộp hòa vốn hoặc lỗ. Tuy nhiên, chu kỳ giá thép sẽ có biến động tương quan với giá thép Trung Quốc như đã nhận định ở phần trước đó và khó có thể tăng giá mạnh trong thời gian tới.
Dự báo sản lượng tiêu thụ ảm đạm trong 2023
Đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép. Năm 2022, giải ngân đầu tư công chậm tiến độ khá nhiều do giá vật liệu biến động mạnh và thủ tục giải ngân tốn thời gian.
Do đó, VCBS kỳ vọng năm 2023 đầu tư công sẽ bứt phá bởi (1) giải ngân cho các dự án tồn đọng từ 2022 chuyển sang, và (2) gói kích thích kinh tế bổ sung của chính phủ. Tuy nhiên, VCBS cũng cần lưu ý, tỷ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều, bởi vậy đóng góp chưa thực sự đáng kể. VCBS ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 4% trước khi hồi phục mạnh 7% vào năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng phần lớn tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.
Ngành BĐS nội địa khó khăn là rào cản lớn cho tăng trưởng ngành thép 2023. Thị trường xây dựng BĐS (chiếm 60% nhu cầu thép) đang gặp khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn mới, rủi ro pháp lý vẫn hiện hữu. Hiện nay, số dự án đang triển khai tại miền Nam thấp hơn cả thời kỳ Covid-19. Số dự án cấp phép mới trong 2022 cũng thấp kỷ lục, cho thấy nhu cầu xây dựng 2023 ở mức rất yếu.
Sản lượng xuất khẩu dự kiến tiếp tục thấp trong bối cảnh kinh tế các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc đều ghi nhận suy yếu, đặc biệt là EU chưa cho thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát.
Các doanh nghiệp thép lớn phải dừng hoạt động 1 phần trong quý 1/2023. HPG, POM và nhiều doanh nghiệp trong ngành thép đã đóng lò sản xuất trong Q4/2022 và mới mở lại 1 phần trong đầu năm nay. Việc đóng lò giúp các doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn khó khăn nhờ vào việc cân đối lại dòng tiền hoạt động. Quá trình tái khởi động lò sẽ diễn ra dần dần trong năm 2023, những doanh nghiệp sống sót sẽ vươn lên mạnh mẽ từ 2024. Tuy nhiên, VCBS cho rằng KQKD quý 1 của ngành thép vẫn sẽ tiếp tục tiêu cực.
Hòa Phát (HPG) được dự báo lãi hơn 9.271 tỷ đồng năm 2023
Thị trường xây dựng nội địa kém khởi sắc là khó khăn lớn nhất. Tăng trưởng diện tích xây dựng tại Việt Nam được VCBS dự báo sẽ giảm tốc trong 2023 với mức tăng 2,500 trưởng khoảng 2,4% - tương đương mức thấp năm 2020 khi 2,000 xảy ra Covid-19, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của nhóm xây 1,500 dựng dự án nhà ở dân dụng vốn chiếm tới 2/3 sản lượng 1,000 ngành. Theo đó, VCBS dự báo sản lượng ngành thép 500 phục vụ dân dụng giảm khoảng 8%-9% cho năm 2023.
VCBS đánh giá cao khả năng HPG khó có thể mở lại các lò cao tại Dung Quất trong quý 1, thậm chí quý 2 bởi (1) Tồn kho HRC tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng đầu năm nay, (2) thị trường tôn mạ Việt Nam được dự báo tiếp tục khó khăn. Theo đó bài toàn đầu ra cho các lò cao vốn để phục vụ HRC tại Dung Quất là khá hóc búa cho HPG.
Tuy nhiên đây là cơ hội cho HPG gia tăng thị phần. HPG có lịch sử gia tăng thị phần trong giai đoạn thị trường khó khăn và bứt phá khi thị trường hồi phục. Nhờ ưu thế về chi phí, HPG thường duy trì mức biến động sản lượng tích cực hơn so với toàn ngành.
Ưu thế về chi phí sản xuất rõ nét trong giai đoạn khó khăn. Nhìn chung, giá quặng sắt biến động khá sát với cung cầu và triển vọng kinh tế, trong khi giá thép phế biến động trong biên độ hẹp hơn, và không thấp hơn chi phí tháo dỡ. Vì vậy, thép phế tỏ ra khá giữ giá trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm, theo đótạo ra mặt bằng hỗ trợ cho giá thép. VCBS cho rằng biến động tăng của giá quặng và than trong tháng gần đây chỉ là ngắn hạn. Sau khi nguồn cung hàng hóa ổn định trở lại, ưu thế của lò cao sẽ tiếp tục được phát huy.
Áp lực từ tỷ giá giảm bớt. Nhìn chung, với những doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu với hàng tồn kho dự trữ lớn như HPG sẽ phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá khi đồng USD biến động mạnh trong thời gian ngắn. VCBS cho rằng năm 2023 mặc dù VND tiếp tục trượt giá so với USD, song biến động mạnh trong 1-2 tháng như quý 4.2022 sẽ khó xảy ra. Theo đó, VCBS cho rằng lỗ chênh lệch tỷ giá sẽ không phát sinh lớn như năm 2022
Khởi động lại mảng BĐS. HPG gần đây đã có những bước tái khởi động lại các dự án BĐS nhà ở với việc trúng 2 dự án đô thị tại Hưng Yên và Phú Thọ với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, VCBS dự báo năm 2025 mới là điểm rơi lợi nhuận đối với các dự án này.
VCBS dự báo 2023 của HPG |
Hoa Sen (HSG) sẽ lãi 494 tỷ năm 2023?
Sản lượng tiêu thụ của HSG được dự báo gặp nhiều khó khăn do (1) các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU suy yếu trong môi trường lãi suất cao, (2) thị trường BĐS nội địa chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục.
Dự báo sự phục hồi vào thời điểm cuối năm 2023 khi mặt bằng lãi suất có dấu hiệu điều chỉnh và thị trường bất động sản nội địa ấm dần lên.
Điểm sáng duy nhất là HSG đã giảm được hàng tồn kho xuống mức rất thấp, giảm thiểu áp lực trích lập dự phòng khi giá thép được dự báo có thể giảm tiếp.
Mảng nhựa tăng trưởng tích cực song không đáng kể. Giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho mảng nhựa tăng trưởng. Song mức đóng góp là chưa đáng kể so với mức sụt giảm của mảng tôn.
VCBS dự báo 2023 của HSG |
Nam Kim (NKG) được dự báo lãi 413 tỷ đồng
NKG tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ và đặc biệt là Châu Âu, nơi có triển vọng kinh tế không mấy tích cực. Với tỷ trọng doanh thu cao vào châu Âu (lên tới 50%), VCBS cho rằng doanh số 800 xuất khẩu của NKG sẽ chịu nhiều áp lực trong năm 2023.
Tuy nhiên, với việc được SMC hỗ trợ phân phối đầu ra, chúng tôi cho rằng sản lượng tiêu thụ nội địa của NKG có thể duy trì khá ổn định, tuy nhiên sẽ phải đánh đổi bằng biên lợi nhuận.
Tương tự HSG, NKG đã nỗ lực giảm mạnh hàng tồn kho nhằm tránh phải gia tăng trích lập trong năm nay khi giá thép tiếp tục giảm.