Loạt sự thật kinh ngạc ít ai hay về sao Thiên vương

(Kiến Thức) - Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời, là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ. Có những thông tin đặc biệt liên quan tới hành tinh này có thể bạn chưa từng nghe đến.

Loạt sự thật kinh ngạc ít ai hay về sao Thiên vương
Theo đó, sao Thiên vương có đường xích đạo dài 51.118 km, khối lượng 8,68 × 10 ^ 25 kg, được William Herschel phát hiện vào 13/3/1871.
Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất Hệ Mặt trời, tổi thiểu cũng phải -224 độ C, chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông.
Loat su that kinh ngac it ai hay ve sao Thien vuong
Nguồn ảnh: Space. 
Bầu khí quyển phía trên của sao Thiên vương được bao phủ bởi một đám mây mêtan, che giấu những cơn bão diễn ra trong các tầng mây. Đó là về mặt sinh quyển, khí hậu.
Sao Thiên Vương quay trên trục của nó khoảng thời gian 17 giờ 14 phút, quay theo hướng ngược, ngược với cách Trái đất và hầu hết các hành tinh khác quay quanh.
Loat su that kinh ngac it ai hay ve sao Thien vuong-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.  
Nói về kích thước vật lý, hành tinh này lớn tới mức có thể nhét trọn tới 64 Trái đất bên trong.
Ngoài ra, nó còn đi kèm với 27 mặt trăng vệ tinh kỳ thú, trong khi đó hành tinh chúng ta chỉ có đúng một Mặt trăng.
Ngoài ra, thật khó để mà sống trên hành tinh này bởi vận tốc gió trên sao Thiên vương có thể đạt đến 900km/h, cuốn bay và hủy diệt mọi thứ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.

Tiết lộ bất ngờ về "kẻ tấn công" sao Thiên Vương nghiêng ngả

(Kiến Thức) - Trong những năm đầu hình thành, một thứ gì đó khổng lồ, gấp đôi kích thước của Trái đất đâm vào sao Thiên vương, làm hành tinh này nghiêng ra khỏi trục và khiến cho hành tinh này đóng băng, lạnh giá khắc nghiệt.

Tiết lộ bất ngờ về "kẻ tấn công" sao Thiên Vương nghiêng ngả
Nghiên cứu mới do một nhóm các nhà thiên văn học thuộc Đại học Durham dẫn đầu phát hiện, một vụ va chạm lớn có thể giải thích một số đặc điểm tiến hóa của sao Thiên vương qua nhiều năm. 
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Nghiên cứu xác nhận lý thuyết rằng, trong những năm đầu hệ Mặt trời, sao Thiên vương hình thành, Thiên vương tinh bị đâm trúng bởi một hành tinh băng giá khổng lồ. Các mô phỏng cũng cho rằng, lý do hành tinh này có nhiệt độ lạnh bất thường có thể là do nhiệt độ lạnh tỏa ra từ lõi kèm các mảnh vụn băng giá mà tiểu hành tinh để lại trên sao Thiên vương.

"Soi" từ trường xoay quanh sao lùn trắng từng giống Mặt trời

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế ở Đức đã phát hiện ra lớp từ trường siêu nóng bao quanh một ngôi sao lùn trắng đã từng giống Mặt trời, cách Trái đất khoảng 1.200 năm ánh sáng.

"Soi" từ trường xoay quanh sao lùn trắng từng giống Mặt trời

Ngôi sao này được gọi là GALEXJ014636.8 + 323615, là một sao lùn trắng, lõi dày đặc chứa xác của một ngôi sao chết, Nicole Reindl, một nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester cho biết.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới