Loạt ông lớn ‘chống lưng’, EVN Quốc tế lên kế hoạch 2023 thế nào?

(Vietnamdaily) - Có sự hậu thuẫn từ EVNGenco1, PPC, VRG và ABBank, song EVN Quốc tế đặt kế hoạch 2023 không mấy khả quan. Đưa ra phương án xử lý các dự án tại Campuchia và Lào.

CTCP EVN Quốc tế (EVNI, UPCoM: EIC) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 với kế hoạch tổng doanh thu 135 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 20%. 

Năm 2022, EVN Quốc tế ghi nhận lợi nhuận trước thuế 104 tỷ và sau thuế là 103 tỷ đồng. Cổ tức tỷ lệ 26%, tương ứng 95 tỷ đồng.

Như vậy kế hoạch lợi nhuận năm 2023 của EIC ghi nhận suy giảm nhẹ so thực hiện 2022.

Loat ong lon ‘chong lung’, EVN Quoc te len ke hoach 2023 the nao?
 Kế hoạch 2023 của EIC

Riêng trong quý 1/2023, kết quả kinh doanh của EIC khá thấp khi doanh thu thuần vỏn vẹn 259 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế 778 triệu đồng. Như vậy, quý 1 của EIC còn cách rất xa so với kế hoạch đặt ra cho cả năm.

Theo EIC, kế hoạch năm 2023 đươc̣ tính trên cơ sở nguồn thu cổ tức từ dự án thủy điện Hạ Sê San 2 (117 tỷ đồng, tương ứng 5 triệu USD). Trong trường hợp cổ tức chi trả từ dự án thủy điện Hạ Sê San 2 thay đổi so với giá trị dự kiến trong kế hoạch năm 2023, HĐQT xem xét quyết định điều chỉnh kế hoạch năm 2023 tương ứng.

Trên cơ sở kế hoạch các nội dung công việc năm 2023 được trình bày như trên, các nguồn thu chủ yếu của EIC bao gồm: Doanh thu từ cổ tức của dự án Thủy điện Hạ Sê San 2; Doanh thu từ hoạt động tài chính (gửi số vốn góp chưa sử dụng của cổ đông và lợi nhuận các năm vào các ngân hàng); Thu từ cho thuê văn phòng, nhà để xe, cho thuê đất; và Thu từ hoạt động tư vấn QLDA và Tư vấn giám sát.

Loat ong lon ‘chong lung’, EVN Quoc te len ke hoach 2023 the nao?-Hinh-2
 

Trong năm nay, EIC cho biết sẽ thực hiện giám sát và quản lý phần vốn góp vào Công ty TNHH Thủy điện Hạ Sê San 2, trong đó phối hợp với các cổ đông khác, đôn đốc Thủy điện Hạ Sê San 2 thực hiện phân chia lợi nhuận năm 2022 theo kết quả thực hiện năm 2022 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2019 – 2024. 

Đối với các dự án thủy điện như Hạ Sê San 1/Sê San 5; Sê Kông và Nậm Mô 1, EIC tiếp tục thực hiện các giải pháp để chuyển giao dự án hoặc tham gia góp vốn đầu tư tương tự dự án Hạ Sê San 2.

Cụ thể, EIC sẽ có ý kiến bằng văn bản đến Chính phủ Campuchia/Lào về việc trong trường hợp Chính phủ Campuchia/Lào chuyển giao dự án cho đối tác khác thì EIC được thu hồi các chi phí đã thực hiện cho dự án hoặc tham gia góp vốn trong dự án tương tự như dự án thủy điện Hạ Sê San 2. 

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội các Nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), Hiệp hội các Nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), để thông qua Hiệp hội, giới thiệu các dự án của EIC cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Làm việc, kiến nghị với Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam trong việc hỗ trợ các thủ tục duy trì hiệu lực pháp lý của các dự án, cũng như thông tin đến các nhà đầu tư về các dự án của EIC.

Về đầu tư phát triển, EIC nghiên cứu, tìm kiếm các dự án nguồn điện (dự án năng lượng tái tạo, điện sinh khối...) phù hợp với tình hình tài chính của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét thông chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư để chuẩn bị thực hiện đầu tư.

Loạt "ông lớn chống lưng"

EVN Quốc tế tiền thân là CTCP EVN Campuchia được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2016, công ty điều chỉnh giảm vốn điều lệ về con số thực góp là gần 367 tỷ đồng.

Loat ong lon ‘chong lung’, EVN Quoc te len ke hoach 2023 the nao?-Hinh-3
Cơ cấu cổ đông tại thời điểm tháng 5/2023 của EIC 
Tại thời điểm tháng 5/2023, cổ đông lớn của EIC gồm Tổng Công ty Phát điện (EVNGenco1) nắm 26,05%, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) 19,3%, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) 11,78%, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) 10,31%, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 7,69%, Vinaconex 5,83%.

EVN có thể lỗ gần 65.000 tỷ đồng năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn về năng lượng. Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Tập đoàn điện lức Việt Nam nói gì về nghìn tỷ gửi ngân hàng?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích, hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn của các công ty thành viên là để duy trì dòng tiền cho sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ gốc, lãi vay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

Tin mới