Loại nhựa cây hóa thạch hàng triệu năm trở thành 'báu vật'

Ngày nay, loại nhựa cây đặc biệt này xuất hiện nhiều trong quá trình chế tác các loại trang sức cao cấp, đắt giá.

Hổ phách là một nguyên liệu đặc biệt với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Được coi là "kiệt tác" của thời gian, hổ phách hình thành từ nhựa cây cổ đại, sau hàng triệu năm chôn vùi dưới lòng đất. Qua quá trình hóa thạch phức tạp, nhựa cây dần trở nên cứng cáp và trong suốt, lưu giữ nguyên vẹn những sinh vật nhỏ bé như côn trùng hay thực vật đã sống từ hàng triệu năm trước.
Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch hàng triệu năm. Ảnh: Internet
Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch hàng triệu năm. Ảnh: Internet
Hổ phách không có nguồn gốc từ khoáng chất, có màu vàng nâu đặc trưng tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Những mỏ hổ phách lớn nhất thế giới hiện nay có thể tìm thấy ở Mexico, Myanmar và Cộng hòa Dominica. Đặc biệt, vùng bờ biển Amber gần Kaliningrad, Nga là nơi tập trung hai mỏ lớn là Palmnikenskoe và Primorskoe. Đây được coi là "cái nôi" cất giữ 80% trữ lượng hổ phách toàn cầu. Không chỉ có giá trị kinh tế, hổ phách còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc đối với nhiều dân tộc. Người Trung Quốc xem nó như biểu tượng của may mắn, người Hy Lạp gắn nó với thần thoại, trong khi cư dân vùng Baltic tin vào khả năng chữa bệnh của hổ phách.
Từ thời xa xưa, hổ phách đã là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực của giới quý tộc. Ngày nay, nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong chế tác trang sức cao cấp. Các thợ kim hoàn tài hoa không ngừng sáng tạo, kết hợp hổ phách với kim cương, san hô cổ, đá sapphire, gỗ... tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt. Một trong những thương hiệu nổi tiếng ứng dụng hổ phách vào trang sức là Hemmerle của Đức.
Hổ phách kết hợp với kim cương tạo thành một sản phẩm tuyệt đẹp. Ảnh: Internet
Hổ phách kết hợp với kim cương tạo thành một sản phẩm tuyệt đẹp. Ảnh: Internet
Ngày nay, vật liệu này được ứng dụng trong chế tác trang sức đắt tiền. Ảnh: Internet
Ngày nay, vật liệu này được ứng dụng trong chế tác trang sức đắt tiền. Ảnh: Internet
Nhà thiết kế Glenn Spiro cũng từng mang lại làn gió mới cho thế giới trang sức qua bộ sưu tập "Materials of the Old World", sử dụng hổ phách cổ. Những viên hổ phách được cắt tỉa tinh xảo, phối hợp hài hòa với đá citrine và kim cương trắng, tạo nên những chiếc vòng cổ vàng ấn tượng. Tại Hội chợ Nghệ thuật và Thiết kế 2023 ở London, các tác phẩm của ông đã khiến khán giả kinh ngạc bởi vẻ đẹp lộng lẫy.
Ngoài giá trị thẩm mỹ, hổ phách còn được coi là vật liệu hỗ trợ sức khỏe. Axit có trong hổ phách rất giàu chất chống oxy hóa, giúp phục hồi hệ thần kinh, chống nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch. Nó còn được sử dụng như một "viên đá" thanh lọc, có thể đặt lên các vết thương, giúp vết thương mau lành. Khi tiếp xúc với cơ thể, vật liệu đặc biệt này có thể tạo ra một lượng nhiệt nhỏ, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và thư giãn cơ bắp. Nhiều người còn tin rằng hổ phách mang đến cảm giác bình yên, cân bằng năng lượng và giảm căng thẳng.

Chấn động nguyên nhân căn phòng hổ phách huyền thoại “bốc hơi” không dấu vết

Được ví như kỳ quan thứ 8 của nhân loại, căn phòng hổ phách huyền thoại của Nga biến mất bí ẩn vào cuối Thế chiến 2. Một giả thuyết cho rằng, kho báu quý giá này đã bị phá hủy trong chiến tranh nên mãi không tìm ra.

Chấn động nguyên nhân căn phòng hổ phách huyền thoại “bốc hơi” không dấu vết
Chan dong nguyen nhan can phong ho phach huyen thoai “boc hoi” khong dau vet
 Căn phòng hổ phách (Amber Room) là một trong những kho báu quý giá biến mất bí ẩn mà con người đang khao khát tìm thấy. Được chế tác từ năm 1701 - 1711, căn phòng hổ phách được Vua Phổ Friedrich I tạo ra như một lời tỏ tình lãng mạn với vợ yêu - hoàng hậu Sophie Charlotte.

Khối hổ phách nặng khoảng 3,5 kg dùng để chặn cửa nhiều năm

Một phụ nữ lớn tuổi ở Romania đã sử dụng khối hổ phách nặng khoảng 3,5 kg trị giá hơn 1 triệu USD làm chặn cửa trong suốt nhiều năm. Theo các chuyên gia, nó có niên đại khoảng 38,5 - 70 triệu năm.

Một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới, nặng khoảng 3,5 kg, đã được tìm thấy trong nhà của một phụ nữ lớn tuổi người Romania. Trong suốt nhiều năm, bà đã dùng nó để chặn cửa mà không hay biết đó là khối hổ phách quý giá.

Tua-bin điện gió chịu được bão, lý do một số bị ảnh hưởng

Siêu bão Yagi có sức gió tàn phá khủng khiếp, tuy nhiên chỉ có một trang trại điện gió tại Trung Quốc bị ảnh hưởng. Nhiều cột trụ cánh quạt khổng lồ vẫn đứng vững sau bão.

Thống kê thiệt hại sau siêu bão Yagi cho thấy, chỉ một trang trại điện gió ở đảo Hải Nam bị ảnh hưởng, một số tua-bin gió dọc bờ biển bị va đập và hư hỏng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới