Loài kiến có thể đánh hơi được các tế bào ung thư ở người

Các nhà khoa học tin rằng loài kiến sẽ là giải pháp đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm để chẩn đoán bệnh ung thư cho con người.

Loài kiến có thể đánh hơi được các tế bào ung thư ở người

Loài kiến có thể đánh hơi được các tế bào ung thư ở người  ảnh 1

Ảnh minh họa: Pixabay.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, các nhà khoa học đã phát hiện loài kiến có thể ngửi thấy mùi của bệnh ung thư trong nước tiểu.

Theo tờ Independent, đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm ra khả năng này của loài kiến.

Trong phát hiện mới nhất, họ đã cho 70 con kiến thuộc loài Formica fusca tiếp xúc với các mẫu nước tiểu của chuột. Họ đã huấn luyện chúng ngửi mùi ung thư bằng cách bôi mùi đó lên các phần thưởng để chúng đi tìm kiếm. Nhờ có khứu giác rất nhạy bén, sau ba lần thử nghiệm ít ỏi, những con kiến đã có thể phân biệt được mùi nước tiểu của chuột khỏe mạnh với chuột ung thư.

“Chúng tôi rất bất ngờ về mức độ hiệu quả và đáng tin cậy của loài kiến”, nghiên cứu kết luận. Trong thời gian tiếp theo, các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra xem liệu loài kiến có thể phát hiện tương tự đối với nước tiểu của con người hay không.

Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng loài chó có thể phát hiện ung thư từ mùi nước tiểu sau khi được huấn luyện.

Ngoài ra còn có những thiết bị điện tử có thể phát hiện một số loại ung thư - chẳng hạn như bàng quang, vú hoặc tuyến tiền liệt – từ các mẫu nước tiểu.

Tuy nhiên, mũi con người không đủ nhạy bén để nhận ra mùi ung thư trong nước tiểu.

Video: “Trang trại” chăn nuôi kỳ lạ của loài kiến

Con người bắt đầu thuần hóa và nuôi dưỡng bò từ cách đây khoảng 6.000 năm. Tuy nhiên, các con vật rệp cây tí hon có lẽ đã bị nuôi giữ từ rất lâu trước đó.

Video: “Trang trại” chăn nuôi kỳ lạ của loài kiến
 
Khi hút nhựa vỏ cây, các con rệp cây đã sản sinh ra một chất dịch ngọt thơm dịu, tương tự như sữa của các con bò trong nông trại của người. Kiến thu hoạch dịch ngọt từ đàn rệp bằng cách dùng các râu của mình đánh vào cơ thể chúng. Thứ chất dịch đó còn được gọi là "rượu mật".

Loài kiến có quy tắc giao thông trên cả tuyệt vời

Có bao giờ bạn tự hỏi trong đàn kiến hàng ngàn con di chuyển nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng “ách tắc giao thông”. Vậy bí mật của loài côn trùng tí hon này là gì.

Loài kiến có quy tắc giao thông trên cả tuyệt vời
Một nhà khoa học người Đức Drik Helbing và các cộng sự của mình đã tìm hiểu phương thức di chuyển của các loài kiến trong suốt một khoảng thời gian, họ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về cộng đồng loài kiến.

Vì sao kiến đi ngược chiều thường chụm đầu vào nhau?

Thiên nhiên rất đỗi bí ẩn, ngay cả những chú kiến nhỏ cũng có những "bí mật" riêng mà không phải ai cũng biết.

Vì sao kiến đi ngược chiều thường chụm đầu vào nhau?
Các nghiên cứu chỉ ra, kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy loài kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới