Loài động vật mất 300 triệu năm 'trèo' từ đại dương lên đất liền

Quá trình tiến hóa sinh học thực sự rất kỳ diệu, sau rất nhiều thời gian không ai có thể tưởng tượng được một sinh vật sẽ biến đổi thành dạng gì.

Loài động vật mất 300 triệu năm 'trèo' từ đại dương lên đất liền

Cá là một loài mà tất cả chúng ta đều rất quen thuộc, khi nhắc đến loại sinh vật này, phản ứng đầu tiên của chúng ta là chúng đều cần sống trong nước. Nhưng bây giờ thực sự có một số loài cá đã ở trên cạn lâu hơn. Ví dụ, loài cá mà chúng tôi sắp nói đến dưới đây được gọi là cá cá lon mây Thái Bình Dương.

Cá lon mây Thái Bình Dương - là loài cá sống trên đất liền và có thể nhảy xa dù không có chân. Đây là loài cá biển nhưng ở trên cạn trong mọi mặt cuộc sống thường nhật khi trưởng thành, sống ở các bờ biển lởm chởm đá Micronesia.

Loai dong vat mat 300 trieu nam 'treo' tu dai duong len dat lien
Cá lon mây Thái Bình Dương bơi lội rất kém. Mặc dù vậy, chúng lại di chuyển rất nhanh nhẹn trên các bề mặt lởm chởm đá bằng cách xoắn cơ thể mình và búng đuôi để nhảy.

Các vây phía trước của loại cá này có thể nâng đỡ cơ thể, rất giống với loài ếch, đồng thời, nó cũng có khả năng bật nhảy mạnh mẽ, vì chúng có khả năng sống trong các loài lưỡng cư. Loài cá nhỏ này dường như đã thực hiện một quá trình chuyển đổi rất thành công giữa mặt phân giới nước và đất, dù nó phải luôn ẩm ướt để có thể thở qua mang và da của mình.

Loai dong vat mat 300 trieu nam 'treo' tu dai duong len dat lien-Hinh-2

Sở dĩ loại cá này có thể thở trên cạn chủ yếu là do chúng tích trữ nước trong mang trước khi lên bờ, nhờ đó chúng có thể ở trên cạn trong một thời gian, đồng thời da của chúng cũng có khả năng hô hấp, cùng với khả năng nhảy của chính mình, cho phép chúng đến một số nơi xa bờ biển hơn.

Loai dong vat mat 300 trieu nam 'treo' tu dai duong len dat lien-Hinh-3

Một số chuyên gia nói rằng chúng phải mất 300 triệu năm để có được vị trí như ngày nay, nhưng thật không may, chúng đã chạm trán với con người chúng ta trên đất liền và trở thành một món ăn ngon.

Loai dong vat mat 300 trieu nam 'treo' tu dai duong len dat lien-Hinh-4

Đây là một loài cá biển nhưng chúng lại dành phần lớn thời gian sống trên các bờ đá, có thể nhảy xa hơn cả chiều dài cơ thể mặc dù không có chân.

Mùi vị và dinh dưỡng của loài cá này rất cao nên giá của chúng cũng rất cao, điều này cũng khiến môi trường sinh tồn của loài cá này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Loai dong vat mat 300 trieu nam 'treo' tu dai duong len dat lien-Hinh-5

Đối với quá trình tiến hóa của loài cá này trong tương lai, liệu họ có thể sống tự do hơn trên cạn hay sẽ bị con người săn bắt dẫn tới tuyệt chủng?

"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế"

Những con ma hóa thạch là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại nguyên vẹn.

"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế"

Theo PHYS, các "ma hóa thạch" này có niên đại 94, 120 và 183 triệu năm, liên kết trực tiếp với 3 cuộc đại tuyệt chủng xảy ra cùng cách với những gì mà Trái Đất đang biến đổi.

"Ma hóa thạch" thực ra là nhóm sinh vật phù du đơn bào gọi là coccoliththophores. Qua kính hiển vi, những khối đá mà chúng từng nằm bên trong còn hiện rõ từng đường nét của các cơ thể quái dị và phức tạp.

"Ma hóa thạch" được khai quật từ đá kỷ Jura ở Yorkshire - Anh - Ảnh: SCIENCE

Cơ thể không xương của chúng đã bị thời gian làm tiêu biến hoàn toàn, nhưng cũng tồn tại đủ lâu để phần trầm tích bao bọc lấy chúng hóa thạch, dẫn đến hiện tượng kỳ lạ nói trên.

"Ma hóa thạch" có đường kính hẹp hơn 15 lần so với sợi tóc người - xấp xỉ 5 phần nghìn mm, nhưng cực kỳ sắc nét, giúp nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Paul Bown từ University College London (UCL, trường thành viên của Viện Đại học London - Anh) tái hiện lại hoàn hảo các sinh vật cổ đại. Và chúng đã giúp lấp đầy một khoảng trống làm đau đầu các nhà cổ sinh vật học nhiều năm.

Vì vậy việc nghiên cứu các "ma hóa thạch" sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ những gì xảy ra với sinh vật phù du, một trong những loài hiếm hoi vẫn cố gắng sinh tồn được thông qua các biến đổi có thể có lợi hay có hại cho sinh vật khác.

Từ đó, họ sẽ dự báo được những gì xảy ra với chuỗi thức ăn khi nhiệt độ toàn cầu ngày một tăng, cách thức mà nóng lên toàn cầu gây ra các sự kiện tuyệt chủng, cách sinh vật phù du phục hồi sau những cái chết hàng loạt... để có dự báo cho tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Khám phá những bí mật của loài khủng long

Sự tồn tại của khủng long trong quá khứ được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 18 và khi các công cụ nghiên cứu của con người ngày càng phát triển.

Khám phá những bí mật của loài khủng long

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long

Các loài khủng long xuất hiện sớm nhất được cho là có nguồn gốc từ khu vực ngày nay là Nam Mỹ, sau đó tách ra và phân bố trên toàn cầu.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-2

Sau khi phát hiện ra những chiếc tổ hóa thạch, các nhà khoa học có thể tìm hiểu về "chiến lược" đẻ trứng và nuôi dạy con của khủng long từ số lượng trứng và cách sắp xếp chúng.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-3

Dấu chân của khủng long thể hiện kích thước của chúng và cách chúng đi bộ với bao nhiêu chân. Độ dài sải chân có thể được sử dụng để tính toán tốc độ di chuyển của khủng long.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-4

Việc kiểm tra chi tiết các bộ xương có thể cho thấy các xương khớp và sự chuyển động của khủng long như thế nào.Các mảng và vết thô ráp trên xương khủng long cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí của cơ, sụn và dây chằng của chúng.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-5

Hình dạng răng của khủng long có thể tiết lộ chế độ ăn uống của chúng. Những phân tích dưới kính hiển vi có thể cho thấy vết mòn và vết xước trên răng, cung cấp thêm manh mối về những thứ khủng long đã ăn.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-6

Khủng long lớn rất nhanh. Dưới kính hiển vi, chúng ta có thể đếm các đường tăng trưởng trong thành xương để thấy quá trình phát triển của khủng long.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-7

Một số hóa thạch khủng long, nếu được bảo quản tốt, bao gồm các mô mềm như da, cơ và các cơ quan nội tạng, chúng ta sẽ có những manh mối quan trọng về sinh học và ngoại hình của khủng long.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-8

Theo các nhà khảo cổ, một con khủng long kích thước lớn có thể sống tối thiếu là 75 năm và tối đa lên đến 300 năm.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-9

Chúng ta thường biết đến khủng long là loại động vật gần giống với bò sát. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất, khủng long cũng có lông, nhưng chúng về cơ bản lại không biết bay. Đặc điểm này cho thấy, khủng long khá giống với những loại động vật có vú.

Kham pha nhung bi mat cua loai khung long-Hinh-10

Khủng long đã trải qua hai lần tuyệt chủng vào hai thời kì khác nhau. Lần đầu tiên cách đây 200 triệu năm, cuộc đại tuyệt chủng này được gọi là Trias-Jura, đã khiến rất nhiều loại khủng long trên cạn bị tuyệt chủng, ngay cả những loại bạo chúa. Lần tuyệt chủng thứ hai là cách đây 66 triệu năm, đã quét sạch đi hơn 70% các loại sinh vật trên Trái Đất.

Thế hệ quái vật đầu tiên của Trái Đất: Bốc hơi nửa tỉ năm trước

Nghiên cứu Trường Đại học Cambridge - Anh đã vén màn bí ẩn về kỷ Ediacaran của đại Tân Nguyên Sinh: ột thế giới quái vật đông đúc nhưng đại tuyệt chủng.

Thế hệ quái vật đầu tiên của Trái Đất: Bốc hơi nửa tỉ năm trước

Hai nhà cổ sinh vật học Rebecca Eden và Emily Mitchell, với sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp tại Cambridge, đã đi tìm bằng chứng cho cái gọi là "đại tuyệt chủng Ediacaran".

Trước đây giới khoa học cho rằng sự kiện bùng nổ sinh học kỷ Cambri đã đặt nền móng cho hệ động vật của Trái Đất, dù biết rằng động vật đầu tiên ra đời tận kỷ Ediacaran trước đó. Nhưng kết quả phân tích cấu trúc của 3 tổ hợp hóa thạch thuộc về 32 triệu năm cuối cùng của kỷ Ediacaran cho thấy còn có một vụ bùng nổ sinh học khác, sớm hơn nhiều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới