Loài chim mang tên độc đáo của Việt Nam, lặn suối săn mồi như chớp

Loài chim mang tên độc đáo của Việt Nam, lặn suối săn mồi như chớp

Loài chim này có hai kiểu kiếm ăn khác nhau, thứ nhất là lặn xuống suối để ăn các động vật lớn dưới đáy, thứ hai là lội ở những phần nông hơn của suối và ăn những động vật nhỏ hơn.

"Lội suối" là tên gọi của một  loài chim độc đáo sinh sống ở Việt Nam, có pháp danh khoa học là Cinclus pallasii. Ảnh: eBird.
"Lội suối" là tên gọi của một loài chim độc đáo sinh sống ở Việt Nam, có pháp danh khoa học là Cinclus pallasii. Ảnh: eBird.
Các cá thể trưởng thành của chim lội suối dài 21-22 cm, có thân màu nâu tối, đuôi ngắn. Con non có bộ lông màu nhạt hơn, điểm các viền đen nhạt.
Các cá thể trưởng thành của chim lội suối dài 21-22 cm, có thân màu nâu tối, đuôi ngắn. Con non có bộ lông màu nhạt hơn, điểm các viền đen nhạt.
Ở Việt Nam, chúng là loài chim định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, khu vực phía Tây Bắc của Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.
Việt Nam, chúng là loài chim định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, khu vực phía Tây Bắc của Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.
Sinh cảnh của chim lội suối là các con sông và suối, phân bố từ độ cao 200 đến 2.850 mét. Có thể dễ gặp chúng tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Mường Nhé, Tây Côn Lĩnh, Du Già.
Sinh cảnh của chim lội suối là các con sông và suối, phân bố từ độ cao 200 đến 2.850 mét. Có thể dễ gặp chúng tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Mường Nhé, Tây Côn Lĩnh, Du Già.
Loài chim này có hai kiểu kiếm ăn khác nhau, thứ nhất là lặn xuống suối để ăn các động vật lớn dưới đáy, thứ hai là lội ở những phần nông hơn của suối và ăn những động vật nhỏ hơn.
Loài chim này có hai kiểu kiếm ăn khác nhau, thứ nhất là lặn xuống suối để ăn các động vật lớn dưới đáy, thứ hai là lội ở những phần nông hơn của suối và ăn những động vật nhỏ hơn.
Những con trưởng thành sẽ lặn tìm thức ăn từ tháng 12 đến tháng 4, đó là lúc nguồn thức ăn dưới đáy dồi dào. Thời kỳ này trùng với mùa sinh sản của chim lội suối. Chim mái thường đẻ 3 đến 4 trứng mỗi lứa.
Những con trưởng thành sẽ lặn tìm thức ăn từ tháng 12 đến tháng 4, đó là lúc nguồn thức ăn dưới đáy dồi dào. Thời kỳ này trùng với mùa sinh sản của chim lội suối. Chim mái thường đẻ 3 đến 4 trứng mỗi lứa.
Trong thời gian còn lại của năm, chim trưởng thành sẽ kiếm ăn bằng cách lội nước và nhặt nhạnh những thứ ăn được ở khu vực nước nông. Do tập tính này mà chúng có tên gọi là "lội suối".
Trong thời gian còn lại của năm, chim trưởng thành sẽ kiếm ăn bằng cách lội nước và nhặt nhạnh những thứ ăn được ở khu vực nước nông. Do tập tính này mà chúng có tên gọi là "lội suối".
Trên thế giới, chim lội suối phân bố ở Đông Á và Siberia. Một quần thể nhỏ trú đông tại suối nước nóng ở dãy núi Suntar-Khayata, Siberia, được ghi nhận kiếm ăn dưới nước khi nhiệt độ không khí xuống dưới -55 C.
Trên thế giới, chim lội suối phân bố ở Đông Á và Siberia. Một quần thể nhỏ trú đông tại suối nước nóng ở dãy núi Suntar-Khayata, Siberia, được ghi nhận kiếm ăn dưới nước khi nhiệt độ không khí xuống dưới -55 C.
Trong Sách Đỏ IUCN, chim lội suối nằm trong diện Ít quan tâm do phạm vi phân bố rộng và đang sinh trưởng ổn định ở hầu khắp các khu vực phân bố.
Trong Sách Đỏ IUCN, chim lội suối nằm trong diện Ít quan tâm do phạm vi phân bố rộng và đang sinh trưởng ổn định ở hầu khắp các khu vực phân bố.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.