Lộ toàn bộ kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Malaysia (2)

(Kiến Thức) - Các chương trình hiện đại hóa không quân chiến đấu của Malaysia gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn tài chính.

Không quân
Chương trình hiện đại hóa quan trọng nhất của Không quân Malaysia là mua 18 máy bay chiến đấu đa năng (MRCA) để thay thế 14 tiêm kích lỗi thời MiG-29N. Bốn nhà sản xuất vũ khí đã tham gia triển lãm LIMA 2013 cùng các ứng viên tham gia gói thầu bao gồm: F/A-18E/F Super Hornet của Boeing Mỹ; Typhoon của châu Âu; Rafale-B/C/M của Dassault Pháp và JAS-39C/D Gripen của Saab Thụy Điển.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29N Không quân Malaysia.
 Tiêm kích đánh chặn MiG-29N Không quân Malaysia.
Tuy vậy, triển vọng của dự án náy hiện nay rất xấu, vì tài chính Malaysia không đủ. Hiện nay vẫn chưa rõ khi dự án máy bay chiến đấu đa năng bị hủy bỏ và MiG-29N ngừng hoạt động vào năm 2015, Không quân Malaysia sẽ lấy gì bù đắp khoảng trống?
Trong khi đó, tháng 5/2013 Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia Rodzali Daud cho biết, nếu không có đủ tài chính để mua chiến đấu cơ thay thế MiG-29N, Không quân Malaysia có thể phải thuê các máy bay JAS-39C/D Gripen của Thụy Điển.
Đại diện của công ty hệ thống BAE Mark Kane chỉ ra, phương án giải quyết của chiến đấu cơ Typhoon châu Âu là sẽ trao cơ hội tham gia cho doanh nghiệp sản xuất Malaysia.
Chiến đấu cơ mạnh nhất trong lực lượng chiến đấu Không quân Malaysia hiện vẫn là 18 chiếc Su-30MKM. Ngoài ra, năm 2011, công ty Boeing cũng có được hợp đồng trị giá 17,3 triệu USD liên quan đến việc nâng cấp 8 F/A-18D Hornet trang bị cho Không quân Malaysia. Theo hợp đồng này thì đến tháng 4/2015 sẽ hoàn thành việc nâng cấp (gồm thêm thiết bị hiển thị bản đồ di động màu; thiết bị phân biệt bạn thù (IFF) mới; mũ phi công tích hợp hệ thống điều khiển (JHMCS)).
Trong việc nâng cao chương trình đào tạo thêm phi công, Không quân Hoàng gia Malaysia đã mua 19 máy bay huấn luyện sơ cấp PC-7 MKII của hãng Pilatus. Ngoài ra, ngân sách quốc phòng 2014 Malaysia đã quyết định chi một khoản để mua thêm 12 máy bay huấn luyện PC-7 nữa.
Máy bay vận tải quân sự hạng nặng A400M.
 Máy bay vận tải quân sự hạng nặng A400M.
Đối với chương trình máy bay vận tải, năm 2005 Malaysia đã ký mua 4 chiếc A400M Atlas – hợp đồng này khiến Malaysia trở thành khách hàng châu Á duy nhất hiện nay mua A400M. Dự kiến, những máy bay vận tải này sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2015-2016 và sẽ được Không quân Malaysia triển khai tại sân bay Subang gần Kuala Lumpur. Trong khi 15 máy bay vận tải C-130H Hercules trang bị cho Không quân Malaysia cùng cần phải được nâng cấp, việc này tập trung chủ yếu ở buồng lái và thiết bị dẫn đường.
Kế hoạch thay thế trực thăng vận tải đa dụng hạng trung S-61A4 Nuri của Không quân Malaysia cũng đã được tiến hành. Theo đó, nước này đã ký và nhận bàn giào đầy đủ trong năm nay 12 trực thăng vận tải đa năng hiện đại EC725 Puma từ Eurocopter.
Tuy nhiên, so với nhiệm vụ mà Không quân Malaysia đảm nhận thì 12 EC725 Puma là không đủ, vì vậy nước này vẫn phải nâng cấp trực thăng S-61A4 đã phục vụ hơn 40 năm. Kế hoạch kéo dài tuổi thọ phục vụ của 15 trực thăng đã được xác định, thông qua việc nâng cấp sẽ giúp cho thân máy bay đạt được tuổi thọ sử dụng lâu hơn nữa.
Trực thăng EC725 Puma của Không quân Malaysia.
 Trực thăng EC725 Puma của Không quân Malaysia.
Để tăng cường khả năng phòng không của mình, Quân đội Malaysia cần phải tích hợp radar và mạng lưới tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Báo cáo của công ty Raytheon và Kongsberg cho biết, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Malaysia để giải quyết vấn đề phòng không trên đất liền của không quân. “Chúng tôi có thể điều chỉnh sản phẩm của chúng tôi để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của Malaysia”, đại diện cấp cao của công ty Raytheon Patrick Marcoux nói.
Lục quân
Quân đội Malaysia hiện tại chủ yếu tập trung vào hiện đại hóa các đơn vị thiết giáp, pháo binh và không quân. Còn trang bị xe tăng thì dường như họ đã hài lòng với vẻn vẹn 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M (Ba Lan sản xuất dựa trên mẫu T-72) trong biên chế.
Theo đó, Malaysia gần đây đã ký hợp đồng mua tổng cộng 257 xe thiết giáp trị giá 2,4 tỷ USD để thay thế 450 chiếc thiết giáp loại cũ. Các loại xe được lựa chọn mua gồm mẫu AV8 do Công ty nội địa Deftech sản xuất và kiểu ACV-300 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Xe thiết giáp AV8 của Malaysia sản xuất trong nước.
 Xe thiết giáp AV8 của Malaysia sản xuất trong nước.
Lực lượng pháo binh của Malaysia cũng mong muốn mua xe pháo tự hành cỡ 155mm bổ sung vào trang bị hiện tại.
Không quân Lục quân Malaysia chủ yếu dựa vào 11 trực thăng A109LOH do công ty Agusta Westland của Italy sản xuất để thực hiện nhiệm vụ máy bay quan sát hạng nhẹ. Tuy nhiên, lực lượng này cho rằng vẫn cần thêm các đơn vị trực thăng tấn công và vận tải chiến thuật mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Các chuyên gia cho biết, trực thăng tấn công EC665 Tiger có thể là một trong các ứng viên sáng giá nhất mà Malaysia sẽ lựa chọn trang bị.
Xây dựng Thủy quân Lục chiến
Đáng chú ý là, Malaysia đang có kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng Thuỷ quân Lục chiến. Chi tiết cụ thể dường như không được tiết lộ, nhưng Malaysia đang có xu hướng tham khảo ý kiến từ Mỹ.
Phần lớn nhân lực của lực lượng này sẽ đến từ Lữ đoàn dù số 10 của Lục quân Malaysia, Lữ đoàn này đã có 2 tiểu đoàn luôn thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ thứ cấp. Hiện nay chưa rõ lực lượng này là thuộc Hải quân hay là thuộc chỉ huy của Lục quân.

Lá chắn pháo-tên lửa Việt Nam canh giữ Biển Đông có gì?

(Kiến Thức) - Lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam sở hữu hỏa lực rất mạnh mẽ gồm pháo tầm gần và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa, sức công phá "khủng".

Mạng lưới phòng thủ bảo vệ bờ biển, vùng lãnh hải Việt Nam được trang bị các loại hỏa lực từ tầm gần tới tầm xa. Ở tầm gần thì Việt Nam thường dùng hỏa lực pháo mặt đất (pháo 85mm, 105mm, 152mm, pháo không giật DKZ, pháo cối) kiêm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển chống tàu, xuồng đổ bộ đối phương. Trong ảnh, khẩu đội pháo 105mm của Trung đoàn pháo binh 368 (Quân khu 5) khai hỏa trong cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển tháng 5/2012. Ảnh: QĐND
Mạng lưới phòng thủ bảo vệ bờ biển, vùng lãnh hải Việt Nam được trang bị các  loại hỏa lực từ tầm gần tới tầm xa. Ở tầm gần thì Việt Nam thường dùng hỏa lực pháo mặt đất (pháo 85mm, 105mm, 152mm, pháo không giật DKZ, pháo cối) kiêm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển chống tàu, xuồng đổ bộ đối phương. Trong ảnh, khẩu đội pháo 105mm của Trung đoàn pháo binh 368 (Quân khu 5) khai hỏa trong cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển tháng 5/2012. Ảnh: QĐND

Khẩu đội pháo 85mm (Trung đoàn pháo binh 6) khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập đánh địch đột nhập đường biển đổ bộ vào đất liền của Quân khu 9 tháng 8/2012. Ảnh: QĐND
Khẩu đội pháo 85mm (Trung đoàn pháo binh 6) khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập đánh địch đột nhập đường biển đổ bộ vào đất liền của Quân khu 9 tháng 8/2012. Ảnh: QĐND

Pháo phản lực phóng loạt BM-14 (Trung đoàn pháo binh 6) tấn công mục tiêu trên biển trong cuộc diễn tập tháng 8/2012. Ảnh: QĐND
Pháo phản lực phóng loạt BM-14 (Trung đoàn pháo binh 6) tấn công mục tiêu trên biển trong cuộc diễn tập tháng 8/2012. Ảnh: QĐND

Đảm nhiệm các mục tiêu ở tầm xa là các tổ hợp tên lửa bờ biển. Hiện nay, bộ đội hải quân Việt Nam được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Trong ảnh là tổ hợp 4K51 Rubezh phóng tên lửa hành trình chống tàu P-15M trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: QĐND
Đảm nhiệm các mục tiêu ở tầm xa là các tổ hợp tên lửa bờ biển. Hiện nay, bộ đội hải quân Việt Nam được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Trong ảnh là tổ hợp 4K51 Rubezh phóng tên lửa hành trình chống tàu P-15M trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: QĐND

Tên lửa hành trình chống tàu P-15M lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg, tầm bắn tối đa 80km. Trong ảnh là các kỹ thuật viên hải quân Việt Nam đang nạp đạn P-15M lên xe mang phóng 3P51.
Tên lửa hành trình chống tàu P-15M lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg, tầm bắn tối đa 80km. Trong ảnh là các kỹ thuật viên hải quân Việt Nam đang nạp đạn P-15M lên xe mang phóng 3P51. 

Đạt tầm bắn xa nhất trong vũ khí phòng thủ bờ biển Việt Nam là tổ hợp tên lửa 4K44B Redut. Trong ảnh là các xe mang phóng tự hành của tổ hợp 4K44B Việt Nam.
Đạt tầm bắn xa nhất trong vũ khí phòng thủ bờ biển Việt Nam là tổ hợp tên lửa 4K44B Redut. Trong ảnh là các xe mang phóng tự hành của tổ hợp 4K44B Việt Nam.
Tổ hợp 4K44B Redut trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-35. Đạn tên lửa có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 800-1.000km. Với sức công phá này, P-35 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Trong ảnh là tổ hợp 4K44B Redut đang khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Tổ hợp 4K44B Redut trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-35. Đạn tên lửa có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 800-1.000km. Với sức công phá này, P-35 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Trong ảnh là tổ hợp 4K44B Redut đang khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài). 

Nếu 4K44B Redut là tổ hợp có tầm bắn xa nhất thì Bastion-P là vũ khí phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trong lá chắn bảo vệ biển Việt Nam.
Nếu 4K44B Redut là tổ hợp có tầm bắn xa nhất thì Bastion-P là vũ khí phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trong lá chắn bảo vệ biển Việt Nam. 

Bastion-P là vũ khí phòng thủ biển hiện đại hàng đầu thế giới có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn, độ chính xác cao, đối phương khó đánh chặn.
 Bastion-P là vũ khí phòng thủ biển hiện đại hàng đầu thế giới có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn, độ chính xác cao, đối phương khó đánh chặn.

Tổ hợp Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình siêu âm 3M55 Oniks. Đạn tên lửa được lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 250kg, tầm bắn tối đa 300km, tốc độ hành trình gấp 2 lần vận tốc âm thanh (ảnh minh họa nước ngoài).
Tổ hợp Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình siêu âm 3M55 Oniks. Đạn tên lửa được lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 250kg, tầm bắn tối đa 300km, tốc độ hành trình gấp 2 lần vận tốc âm thanh (ảnh minh họa nước ngoài). 


Tại sao Hải quân Malaysia rất đáng gờm trong khu vực?

Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.
Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.

Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.
Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.

Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.
Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.

Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.
Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.

Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.
Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.

Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.
Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.

Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.
Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.

Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.
Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.

Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.
Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.

Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.
Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới