Lò phản ứng nhiệt hạch ở Hàn nóng gấp 7 lần lõi mặt trời

Các nhà khoa học công bố "mặt trời nhân tạo" của Hàn Quốc đã lập kỷ lục nhiệt hạch mới sau khi làm nóng vòng plasma lên 100 triệu độ C trong 48 giây.

Lo phan ung nhiet hach o Han nong gap 7 lan loi mat troi

Quang cảnh bên trong buồng lò phản ứng KSTAR. (Ảnh: Viện Năng lượng Nhiệt hạch Hàn Quốc (KFE)

Lò phản ứng nghiên cứu tiên tiến Tokamak siêu dẫn của Hàn Quốc (KSTAR) đã phá kỷ lục thế giới trước đó là 31 giây do chính nó xác lập vào năm 2021.

Bước đột phá này khá ấn tượng trên con đường dài hướng tới nguồn năng lượng sạch gần như vô hạn.

KSTAR đã thành công duy trì mức nhiệt 100 triệu độ C trong 48 giây. Trong khi đó, nhiệt độ lõi Mặt Trời là 15 triệu độ C

Thiết kế phổ biến nhất cho các lò phản ứng nhiệt hạch - tokamak - hoạt động bằng cách làm nóng plasma (một trong bốn trạng thái của vật chất, bao gồm các ion dương và các electron tự do mang điện tích âm) và nhốt nó bên trong buồng lò phản ứng hình bánh rán với từ trường mạnh.

Để kéo dài thời gian đốt plasma, các nhà khoa học đã điều chỉnh thiết kế lò phản ứng, bao gồm thay thế carbon bằng vonfram để cải thiện hiệu quả của "bộ chuyển hướng" của tokamak, giúp hút nhiệt và tro từ lò phản ứng.

Mục tiêu của KSTAR là duy trì mức nhiệt 100 triệu độ C trong 300 giây vào năm 2026.

Giới chuyên gia hy vọng có thể sử dụng lò phản ứng nhiệt hạch để tạo ra nguồn điện vô hạn không carbon. 

Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng Yongbyon

(Kiến Thức) - Các chuyên gia của ĐHTH Johns Hopkins ở Washington cho rằng Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng plutonium tại Trung tâm nghiên cứu Yongbyon.

Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng Yongbyon
Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon trước khi pháp tháp làm lạnh.
Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon trước khi pháp tháp làm lạnh.
Sau khi phân tích các bức ảnh vệ tinh ngày 31/8/2013, các chuyên gia đã có kết luận nha trên. Họ cho rằng lò phản ứng đã được tái khởi động dựa trên cơ sở dấu hiệu xác nhận gián tiếp: trong ảnh thấy rõ đám khói trắng bốc lên trên các tòa nhà lân cận.

Lò hạt nhân mới: Tranh cải nảy lửa, chờ Thủ tướng quyết

(Kiến Thức) - Tranh cãi địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhận mới không đi đến thống nhất các bên đã phải chờ vào quyết định phân xử của Thủ tướng Chính phủ.

Lò hạt nhân mới: Tranh cải nảy lửa, chờ Thủ tướng quyết
Ngày 11/4, kết thúc buổi làm việc, các đại biểu dự kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội vẫn không thể thống nhất được địa điểm xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân việt - Nga. 
Trước đó, giữa bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Lâm Đồng đã có một thời gian dài tranh cãi nảy lửa về vấn đề này. Lãnh đạo bộ Khoa học và Công nghệ quyết giữa vững quan điểm xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân Việt - Nga trên diện tích 100ha tại tiểu khu 151A, thuộc phường 12, TP Đà Lạt, mà trước đó UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp cho Bộ này quản lý, sử dụng. Các chuyên gia phía Nga cũng đã đến Đà Lạt khảo sát, đồng ý địa điểm trên.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay
 Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay

Top phát minh biến điều không tưởng thành thực tế

(Kiến Thức) - Kiếm Lightsaber, lò phản ứng nhiệt hạch, máy thời gian, bom xung điện từ… có thể không chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Top phát minh biến điều không tưởng thành thực tế
Kiếm Lightsaber là một trong những vũ khí hư cấu trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Star War”. Trên thực tế vũ khí này không quá xa trong tương lai. Vào tháng 9/2013, các nhà khoa học từ Đại học Harvard và MIT tìm được cách để thao tác các hạt photon thông thường không tương tác với nhau vào một phân tử lượng tử ánh sáng. Tuy nhiên, cho đến khi các nhà khoa học tạo ra quá trình liên kết thành các phân tử photon, Lightsaber mới chỉ tồn tại trên lý thuyết.
Kiếm Lightsaber là một trong những vũ khí hư cấu trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Star War”. Trên thực tế vũ khí này không quá xa trong tương lai. Vào tháng 9/2013, các nhà khoa học từ Đại học Harvard và MIT tìm được cách để thao tác các hạt photon thông thường không tương tác với nhau vào một phân tử lượng tử ánh sáng. Tuy nhiên, cho đến khi các nhà khoa học tạo ra quá trình liên kết thành các phân tử photon, Lightsaber mới chỉ tồn tại trên lý thuyết.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới