Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới khi nào hoạt động?

Một lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 28 tỷ đô la ở Pháp, đã lắp đặt xong cuộn dây từ cuối cùng. Dự kiến hoạt động vào năm 2039.

Lo phan ung hat nhan lon nhat the gioi khi nao hoat dong?
Tokamak được chụp ảnh trong quá trình lắp ráp vào năm 2021. (Ảnh: Alamy) 
Các nhà khoa học của dự án đã công bố lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất thế giới cuối cùng đã hoàn thành, nhưng phải mất 15 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động.
Lò phản ứng nhiệt hạch của Dự án Năng lượng Nhiệt hạch Quốc tế (ITER) ban đầu được lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm đầy đủ lần đầu tiên vào năm 2020. Hiện nay, các nhà khoa học cho biết lò phản ứng sẽ hoạt động sớm nhất vào năm 2039. Điều này có nghĩa là năng lượng nhiệt hạch, trong đó tokamak của ITER là tiên phong, rất khó có thể ra đời kịp thời để trở thành giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu.
Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới này là sản phẩm hợp tác giữa 35 quốc gia bao gồm các quốc gia trong Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
ITER chứa nam châm mạnh nhất thế giới, có khả năng tạo ra từ trường mạnh gấp 280.000 lần từ trường bảo vệ Trái Đất. Thiết kế ấn tượng của lò phản ứng này khá tốn kém. Ban đầu dự kiến sẽ tốn khoảng 5 tỷ đô la và khởi động vào năm 2020, nhưng hiện đã bị trì hoãn nhiều lần và ngân sách đã tăng lên hơn 22 tỷ đô la, với thêm 5 tỷ đô la được đề xuất để trang trải các chi phí bổ sung. Những chi phí và sự chậm trễ không lường trước này là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ đi vào hoạt động, ít nhất 15 năm nữa.
Các nhà khoa học đã cố gắng khai thác sức mạnh của phản ứng tổng hợp hạt nhân-quá trình mà các ngôi sao cháy, trong hơn 70 năm. Bằng cách kết hợp các nguyên tử hydro để tạo ra heli dưới áp suất và nhiệt độ cực cao, các ngôi sao dãy chính chuyển đổi vật chất thành ánh sáng và nhiệt, tạo ra lượng năng lượng khổng lồ mà không tạo ra khí nhà kính hoặc chất thải phóng xạ lâu dài.
Tuy nhiên, việc tái tạo các điều kiện như bên trong lõi của các ngôi sao không phải là nhiệm vụ đơn giản. Thiết kế phổ biến nhất cho lò phản ứng nhiệt hạch, tokamak, hoạt động bằng cách làm nóng plasma (một trong bốn trạng thái của vật chất, bao gồm các ion dương và các electron tự do tích điện âm) trước khi giữ nó bên trong một buồng lò phản ứng có từ trường mạnh.
Tuy nhiên, việc giữ các cuộn plasma hỗn loạn và quá nhiệt đủ lâu để phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra là một thách thức. Nhà khoa học Liên Xô Natan Yavlinsky đã thiết kế lò tokamak đầu tiên vào năm 1958, nhưng kể từ đó không ai có thể tạo ra lò phản ứng có khả năng tạo ra nhiều năng lượng hơn năng lượng mà nó hấp thụ.
Một trong những trở ngại chính là xử lý plasma đủ nóng để hợp nhất. Lò phản ứng hợp nhất đòi hỏi nhiệt độ rất cao (nóng hơn nhiều lần so với mặt trời). Lõi của mặt trời có nhiệt độ khoảng 15 triệu độ C.

Bí ẩn lò phản ứng hạt nhân được xây dựng từ 2 tỷ năm trước

Lịch sử loài người mới trải qua 5000 năm, thế nhưng một lò phản ứng hạt nhân có tuổi đời lên tới 2 tỷ năm đã được tìm thấy gây sốc cho các nhà khoa học.

Bí ẩn lò phản ứng hạt nhân được xây dựng từ 2 tỷ năm trước
Bi an lo phan ung hat nhan duoc xay dung tu 2 ty nam truoc
 Năm 1942, nhà vật lý học Enrico Fermi và một đội ngũ công nhân đã xây nên lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của con người tại một sân bóng tennis trong nhà tại Chicago.

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu hoạt động trở lại

Lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto 3 của Phần Lan, lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu bị trì hoãn nhiều năm sẽ bắt đầu hoạt động bình thường trở lại vào ngày 16/4.

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu hoạt động trở lại
Lo phan ung hat nhan lon nhat chau Au hoat dong tro lai
Năng lượng hạt nhân vẫn còn gây tranh cãi ở châu Âu, chủ yếu là do những lo ngại về an toàn. Tin tức về việc khởi động OL3 được đưa ra khi Đức tắt ba lò phản ứng cuối cùng vào ngày 15/4, trong khi Thụy Điển, Pháp, Anh và các nước khác đang lên kế hoạch phát triển mới.
Nhà điều hành OL3 - Teollisuuden Voima, thuộc sở hữu của công ty Phần Lan Fortum và một tập đoàn gồm các công ty năng lượng và công nghiệp, cho biết đơn vị này dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 14% nhu cầu điện của Phần Lan, giảm nhu cầu nhập khẩu từ Thụy Điển và Na Uy.
Lò phản ứng 1,6 gigawatt (GW) là nhà máy hạt nhân đầu tiên của Phần Lan trong hơn 4 thập kỷ và là nhà máy đầu tiên của châu Âu sau 16 năm kể từ 2005. Nhà máy ban đầu được mở cửa hoạt động 4 năm, nhưng sau đó gặp nhiều vấn đề kỹ thuật.
OL3 lần đầu tiên cung cấp sản phẩm thử nghiệm cho lưới điện quốc gia của Phần Lan vào tháng 3 năm ngoái và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất bình thường vào 4 tháng sau đó, nhưng đã xảy ra một loạt sự cố và mất điện nên mất nhiều tháng để khắc phục.
Các nhà phân tích cho biết, Phần Lan - quốc gia Bắc Âu duy nhất có mức thâm hụt điện lớn, có thể mong đợi vào chi phí điện thấp hơn từ việc khởi động lại nhà máy.
Hoạt động xuất khẩu điện của Nga sang Phần Lan đã kết thúc vào tháng 5 năm ngoái khi công ty điện lực Inter RAO của Nga cho biết họ chưa được thanh toán cho lượng năng lượng đã bán. Đây là hậu quả của hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa Công ty độc quyền xuất khẩu nhà nước Nga Gazprom đã sớm kết thúc các chuyến vận chuyển khí đốt tự nhiên đến quốc gia Bắc Âu này.Moskva và châu Âu trong cuộc chiến ở Ukraine.
Công ty độc quyền xuất khẩu của Nga - Gazprom, đã sớm kết thúc vận chuyển khí đốt tự nhiên đến quốc gia Bắc Âu này.

Cận cảnh bên trong lò phản ứng hạt nhân Fukushima bị nung chảy

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) mới công bố video và hình ảnh chụp từ bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bằng drone. Qua đó, quy mô thiệt hại của lò phản ứng 13 năm sau thảm họa nóng chảy được hé lộ.

Can canh ben trong lo phan ung hat nhan Fukushima bi nung chay
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) là đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi của Nhật Bản. Mới đây, TEPCO sử dụng drone để quay video và chụp ảnh từ bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima 13 năm sau thảm họa nóng chảy. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới