Nhóm Nhà nước Hồi Giáo Iraq và Cận Đông
Lợi dụng sự bất bình của dòng Sunni đối với chính phủ Iraq, nhóm ISIL đã tập trung quân đội nhằm lật đổ chính phủ hiện tại. Họ đã nắm bắt thời cơ rất tốt. Nhóm hồi giáo này đang ngồi trên những hòm vũ khí đáng giá 2 tỉ đô la Mỹ, kiếm tiền từ những vụ cướp ngân hàng, buôn cổ vật và chiếm đoạt những mỏ dầu.
ISIL đang hưởng lợi ở Iraq. |
Có những báo cáo rằng ở Mosul, nơi bị ISIL chiếm đóng gần 2 tuần trước, họ sẽ sử dụng biên pháp mềm mỏng chứ không đưa ra những luật chặt chẽ để mong muốn dành được sự trung thành từ người dân. Điều này cho thấy ISIL muốn có sự cai trị lâu dài.
Ở Mosul, nơi hầu hết là người dòng Sunni, cách này đã có thể có hiệu quả, trong một thời gian đến khi một nhóm người khét tiếng bạo lực cho thấy bản chất thật sự. Họ đã đưa lên mang một đoạn video tử hình một số binh sĩ Iraq
Đảng Baath
Việc quân đội Mỹ chiếm đóng Iraq đã đánh bại Đảng Baath. Sau khi cai trị Iraq hàng thập kỉ, họ trở thành những kẻ không được chào đón với chế độ mới. Sau khi ông Saddam Hussein bị xử tử vào tháng 12/2006, một nhóm sĩ quan đảng Baath, tức giận vì sự thiếu tôn trọng dành cho lãnh đạo của họ, đã lập lên một nhóm goi là Jaysh Rịal al-Tariq- Naqshabandi (JRTN).
Đảng Baath là một trong những nhóm người Sunni đang nổi có quyền lực nhất đang hoạt động trong nước. Rất nhiều hãng truyền thông nói rằng JRTN đòng 1 vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Mosul.
Người đứng đầu đảng Baath Izzat Ibrahim al-Douri từng là bạn thân thiết của ông Saddam Hussein. |
Theo Trung tâm Chống khủng bố tại West Point, trong lúc quân đội Mý đang đóng quân tại Iraq, JRTN đã thành công trong việc đánh vào nỗi sợ hãi của người Sunni về chính phủ được dẫn dắt bởi người dòng Shia.
JRTN, giống như một con tắc kè hoa, có khả năng thay đổi hình thức mà sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của họ. Có những tin đồn rằng có một thỏa thuận ngầm giữa ISIL và JRTN rằng Douri sẽ trở thành nhà lãnh đạo của chính phủ mới một khi nhóm này lật đổ được chế độ hiên tại của ông Nouri Al Maliki.
Iran và lực lượng Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo (IRGC – QF)
Iran có sự liên quan dài hàng thập kỷ đối với Iraq. Iran giúp đỡ tị nạn những nhà lãnh đạo dòng Shia, đào tạo và tài trợ cho quân đôi dòng Shia, và bây giờ đang gửi những chiến binh ưu tú thuộc lực lương Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo tới Iraq để giúp đỡ Chính phủ Shia của ông Maliki.
Binh sĩ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. |
Theo ông Ali Khedery - quan chức Mỹ phục vụ tai Iraq, IRGC – QF báo cáo trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao, Ayatolla Ali Khamenei, và tích cực tiến hành những nhiệm vụ thúc đẩy sự ảnh hưởng của Iran bằng cách gây mất ổn định các nước Trung Đông thông qua việc xuất khẩu của của Cách mạng Hồi giáo từ năm 1979.
Lý do của việc lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi giáo của Iran có mặt ở Iraq là Iran cũng đang tự bảo vệ mình khỏi mối đe dọa thường trực của ISIL, những người Sunni cực đoan, họ cũng tin tưởng rằng đấy là nghĩa vụ đối với Chúa mà họ phải làm.
Từ điểm nhìn của những người Iran, ISIL và đồng minh càng trở nên tàn bạo, khó kiểm soát thì Shia sẽ càng dễ dàng nhờ đến sự can thiệp của Iran.
Hầu hết khí tài quân sự đều được hỗ trợ, đào tạo và hỗ trợ bời Iran, và hầu hết những báo cáo sẽ được gửi đến trụ sở chỉ huy của lực lượng Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo Iran.
Lực lượng quân dân dòng Shia
Kể từ khi giáo sĩ quyền lực nhất của Iraq, Grand Ayatollah Ali al-Sistani ra yêu cầu hành động một tuần trước, lực lượng quân dân dòng Shia đã có mặt để đối mặt với cuộc chiến.
Lực lượng dân quân dòng Shia sau khi huấn luyện. |
Giáo sĩ Asa’ib Ahl al-Haq đã trở thành một trong những người có quyền lực nhất trong Lực lượng quân dân Shia, và gần như ngang hàng với chỉ huy của lực lượng quân đội Quds ở Iran - Qasem Suleimani.
Tín đồ Shia có vấn đề riêng với ông Maliki, người kiểm soát Đảng Dawa hiện được ủng hộ mạnh mẽ hơn so với các đảng khác. Giáo sĩ Sistani bắt đầu chống lại chính phủ của Maliki và kêu gọi để nhóm người Shia còn lại sẽ có vai trò chính trị lớn sau cuộc khủng hoảng hiện tại.
Nhóm người Kurd
Có lẽ không có nhóm người nào lợi dụng sự hỗn loạn ở Iraq khéo léo hơn người Kurd. Người Kurd nắm lấy cơ hội và mở rộng lãnh thổ cũng như thể hiện rằng Lực lượng Peshmerga của họ được đào tạo tốt hơn và thiện chiến hơn bất kì quân đội người Iraq nào khác.
Chiến binh lực lương Peshmerga của người Kurd. |
Khi ISIL bắt đầu tấn công miền bắc Iraq, lực lương Peshmerga đã nổi dậy và chiếm đóng mỏ dầu Kirkuk.
Người Kurd từ lâu đã coi Kirkuk và dầu mỏ ở đó là của họ và bây giờ họ đã biến giấc mơ thành hiện thực. Erbil, một trong những thành phố chính của người Kurd, đã trở thành thiên đường trong suốt cuộc chiến. Erbil chào đón những người tị nạn và cung cấp sự an toàn nhờ vào sự cứng rắn của lực lượng Peshmerga.
Người Kurd chiếm 15-20 % tổng số dân của người Iraq. Tuy nhiên họ khác biệt với hầu hết những người Iraq gốc Ả rập khi ngôn ngữ của người Kurd gần giống với tiếng Ba Tư hơn là là tiếng Ả Rập. Người Kurd chủ yếu là thuộc dòng Sunni, nhưng rất ít những dấu hiệu cho rằng họ đứng về phía các chiến binh dòng Sunni chống lại chính phủ, họ muốn bảo vệ chủ quyền mà họ dành được năm 1991.
Họ sẽ có những thời gian khó khăn trong thời gian tới: cuộc chiến đã gây nguy hại đến đường ống chuyền tải dầu tới Thổ Nhĩ Kỳ ở Kurdistan và phải đợi tình hình dịu xuống trước khi kiếm được bất kì lợi thế nào về kinh tế từ các mỏ dầu.
Nhưng ngay bây giờ, quyền tự trị của người Kurd gần như là một sự độc lập. Ông Galbraith- một cố vấn cho Chính Quyền Kurd nhận định “Người Kurd sẽ không bị giữ chân tại Iraq”.