Bóc trần ISIL: nhóm Hồi giáo đang “làm mưa gió” ở Iraq

(Kiến Thức) - Một nhóm chiến binh Hồi giáo sắp vượt qua Al Qaeda và trở thành mối đe dọa mới cho Trung Đông.

Bóc trần ISIL: nhóm Hồi giáo đang “làm mưa gió” ở Iraq
“Mối đe dọa với toàn khu vực”
Nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) nổi tiếng với các chiến thuật tàn bạo và lực lượng đánh bom tự sát vừa chiếm thành phố lớn thứ 2 ở Iraq là Mosul, giáng một đòn mạnh vào chính quyền nước này.
Trước đó, ISIL đã kiểm soát thành phố Fallujah trong vòng 5 tháng và được cho là lực lượng mạnh nhất tham gia chiến đấu chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Việc nhóm này chiếm thành phố Mosul hôm 10/6 khiến Mỹ bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình “vô cùng nghiêm trọng” và cảnh báo nhóm thánh chiến Hồi giáo dòng Sunni này đang trở thành “mối đe dọa đối với toàn khu vực”.
Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho hay ông “vô cùng quan ngại trước tình hình an ninh xấu đi nghiêm trọng ở Mosul”.
Thành viên ISIL trên đường phố Mosul.
Thành viên ISIL trên đường phố Mosul.
Dưới sự lãnh đạo của Abu Bakr al-Baghdadi , ISIL nhận được sự hậu thuẫn của hàng nghìn chiến binh Hồi giáo ở Syria và Iraq, trong đó có nhiều người phương Tây. ISIL đang vượt qua Al Qaeda và trở thành nhóm thánh chiến Hồi giáo nguy hiểm nhất thế giới.
Không giống như những nhóm chiến binh chống lại chính quyền của ông Assad khác, ISIL đang hướng tới trở thành “đế chế” Hồi giáo hoạt động ở cả Syria và Iraq.
Nhóm Hồi giáo với nhiều thành viên phương Tây
Các chính phủ phương Tây lo sợ nhóm này cuối cùng sẽ tiến hành các cuộc tấn công ở nước ngoài với những người phương Tây bị ISIL và Baghdadi lôi kéo.
Ví dụ điển hình là Mehdi Nemmouche, công dân Pháp 29 tuổi, được cho là thủ phạm trong vụ xả súng tại một viện bảo tàng Do Thái ở Bỉ hồi tháng 5. Nemmouche từng chiến đấu trong hàng ngũ ISIL một năm ở Syria.
Việc các nhóm khủng bố, thánh chiến Hồi giáo thu hút được nhiều thành viên phương Tây như Mehdi Nemmouche đang trở thành vấn đề đe dọa an ninh nghiêm trọng cho phương Tây.
Việc các nhóm khủng bố, thánh chiến Hồi giáo thu hút được nhiều thành viên phương Tây như Mehdi Nemmouche đang trở thành vấn đề đe dọa an ninh nghiêm trọng cho phương Tây. 
Nhóm tư vấn Soufan ở New York (Mỹ) ước tính rằng 12.000 chiến binh nước ngoài đã tới Syria trong đó có 3.000 công dân phương Tây. Theo giáo sư Peter Neumann thuộc Đại học Nhà vua ở London, khoảng 80% số chiến binh phương Tây ở Syria là thành viên của nhóm ISIL.
ISIL đang tìm cách lôi kéo những người không thuộc thế giới Ả rập. Nhóm này đã phát hành 2 tạp chí bằng tiếng Anh và đã công bố các đoạn băng bằng tiếng Anh hoặc có phụ đề tiếng Anh.
Nhóm này tuyên bố có các chiến binh đến từ Anh, Pháp, Đức và các quốc gia châu Âu khác; ngoài ra còn có các chiến binh từ Mỹ, thế giới Ả rập và vùng Caucasus.
Sức hút từ kẻ lãnh đạo
Sự thu hút của ISIL đến từ bản thân Baghdadi – người đứng đầu ISIL được tung hô là một chỉ huy trên chiến trường và có tầm nhìn chiến thuật. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa Baghdadi và lãnh đạo Al Qaeda Ayman al-Zawahiri.
“Trong hơn 10 năm qua, Zawahiri đã bị mắc kẹt tại vùng biên giới Afghanistan-Pakistan và không làm được gì nhiều ngoài việc đưa ra một vài tuyên bố và băng video. Còn Baghdadi đã làm được rất nhiều việc: hắn ta đã chiếm các thành phố, huy động một lượng lớn chiến binh. Hắn đã tàn sát không thương tiếc ở khắp nơi trên đất Iraq và Syria”, ”, ông Richard Barrett - cựu quan chức chống khủng bố thuộc Cơ quan tình báo Anh MI6, nhận định.
“Nếu anh là một người thích hành động thì anh sẽ muốn theo Baghdadi," Barrett kết luận.
Kẻ đứng đầu nhóm thánh chiến Hồi giáo ISIL: Baghdadi.
Kẻ đứng đầu nhóm thánh chiến Hồi giáo ISIL: Baghdadi.
Baghdadi tham gia phong trào phiến quân xuất hiện ở Iraq ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến ở nước này năm 2003. Vào tháng 10/2005, các lực lượng Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt "Abu Dua," một trong các biệt danh của Baghdadi, trong một cuộc tấn công ở biên giới Iraq-Syria.
Nhưng có vẻ thông tin đó không chính xác do Baghdadi đã tiếp quản nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq (hay ISI) vào tháng 5/2010 sau khi 2 lãnh đạo của nhóm này bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của Mỹ - Iraq. Kể từ đó, thông tin về Baghdadi rất ít khi lọt ra ngoài.
Tháng 10/2011, Bộ Tài chính Mỹ đưa ra thông báo xác định Baghdadi là một “tên khủng bố”, sinh ra ở thành phố Samarra của Iraq vào năm 1971.
Hồi đầu năm 2014, Iraq công bố bức hình được cho là của Baghdadi: một người đàn ông hói đầu có râu quai nón mặc comple và đeo cà vạt.
Vào thời điểm Baghdadi tiếp quản ISIL, nhóm này suýt bị các lực lượng của Mỹ kết hợp với lực lượng chiến binh Sunni đánh bại. Tuy nhiên, năm 2013, ISIL đã phục hồi và mở rộng hoạt động vào Syria.
Baghdadi đã tìm cách sát nhập với nhóm Al-Nusra tuy nhiên bị từ chối và từ đó tới nay hai nhóm hoạt động riêng rẽ. Zawahiri đã yêu cầu ISIL tập trung vào Iraq và để Syria cho Al-Nusra, tuy nhiên Baghdadi và các chiến binh đã công khai không tuân theo lời lãnh đạo Al-Qaeda. Trên thực tế, ISIL không chỉ chống lại Tổng thống Assad mà còn cả nhóm Al-Nusra và các nhóm nổi dậy khác.

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?

(Kiến Thức) - Các chiến lược gia quân sự phương Tây đang nghiên cứu khả năng xảy ra và biện pháp ngăn chặn cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới. 

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?
Mặc dù phương Tây vẫn chưa quên trải nghiệm về cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh với Moscow, các quan chức phương Tây cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã khiến các quốc gia NATO đưa ra các giả thuyết chiến lược và nghiên cứu về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh truyền thống và hạt nhân.
Các điểm nóng có nguy cơ xung đột

Cuộc sống phụ nữ Afghanistan dưới chế độ mới

(Kiến Thức) - Không còn bị bó hẹp trong những khuôn phép xưa kia, người phụ nữ Afghanistan thời nay đã có thêm nhiều cơ hội để bắt kịp với xu hướng của thời đại.

Cuộc sống phụ nữ Afghanistan dưới chế độ mới
Phụ nữ Afghanistan có cơ hội “thoát khỏi” bóng đen u ám và hòa mình vào với xã hội. Họ có thể là các đại biểu quốc hội, luật sư, vận động viên, doanh nhân, nghệ sĩ. Và trên hết, họ còn là hình mẫu cho các cô gái trẻ tuổi ở thế hệ sau. Trong ảnh, các nữ sinh viên năm cuối của Khoa Luật, Đại học Kabul đang tham dự một buổi học ở trường. Theo số liệu của Tổ chức Oxfam năm 2014, số lượng phụ nữ ghi danh vào các trường đại học ở Afghanistan đã tăng hơn 40% kể từ 2007.
 Phụ nữ Afghanistan có cơ hội “thoát khỏi” bóng đen u ám và hòa mình vào với xã hội. Họ có thể là các đại biểu quốc hội, luật sư, vận động viên, doanh nhân, nghệ sĩ. Và trên hết, họ còn là hình mẫu cho các cô gái trẻ tuổi ở thế hệ sau. Trong ảnh, các nữ sinh viên năm cuối của Khoa Luật, Đại học Kabul đang tham dự một buổi học ở trường. Theo số liệu của Tổ chức Oxfam năm 2014, số lượng phụ nữ ghi danh vào các trường đại học ở Afghanistan đã tăng hơn 40% kể từ 2007.

Sỹ quan gốc Việt được Tổng thống Obama đề cử cấp tướng

Sỹ quan Mỹ gốc Việt, đại tá Lương Xuân Việt, tư lệnh phó sư đoàn 1 thiết kỵ ở Đồn Hood (bang Texas) được Tổng thống Obama đề cử cấp tướng.

 Sỹ quan gốc Việt được Tổng thống Obama đề cử cấp tướng
Ngày 4.6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử đại tá Việt được thăng cấp chuẩn tướng trong một danh sách phong cấp trình Thượng viện Mỹ. Danh sách chính thức này sẽ chờ Quốc hội Mỹ phê duyệt.
Đại tá Việt.
Đại tá Việt. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.