Lỗ nặng 276 tỷ đồng, Tôn Đông Á rút hồ sơ niêm yết trên HoSE

(Vietnamdaily) - HoSE sẽ ngừng việc xem xét hồ sơ niêm yết của Tôn Đông Á, trường hợp Công ty nộp lại hồ sơ, HoSE thực hiện xem xét hồ sơ lại từ đầu.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa nhận được công văn của CTCP Tôn Đông Á về việc rút hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu.

Tôn Đông Á cho biết lý do xin rút hồ sơ là vì tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2022 toàn ngành nói chung và Công ty nói riêng không khả quan. Công ty chưa đáp ứng được các điều kiện niêm yết theo quy định tại điểm a và điểm c Khoản 1 Điều 109 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

Như vậy, HoSE sẽ ngừng việc xem xét hồ sơ niêm yết của Tôn Đông Á. Trường hợp Công ty nộp lại hồ sơ, HoSE thực hiện xem xét hồ sơ lại từ đầu.

Lo nang 276 ty dong, Ton Dong A rut ho so niem yet tren HoSE
 Tôn Đông Á rút hồ sơ niêm yết trên HoSE.
Tôn Đông Á được thành lập từ năm 1998 với sản phẩm chính là tôn mạ dùng trong xây dựng. Hiện tại, Tôn Đông Á có 2 nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, với công suất hàng năm lên đến 850.000 tấn.
Tôn Đông Á giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam năm 2020 ở mức 16%, chỉ sau Hoa Sen (HSG). Nếu tính riêng thị trường nội địa, Tôn Đông Á cũng thường xuyên là công ty lớn thứ 2 có thị phần khoảng 17% -18% trong 3 năm qua.

So với các công ty cùng ngành trong nước, Tôn Đông Á có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn. Mặc dù công ty tạm thời có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các công ty cùng ngành do ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn và tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm GI thấp hơn, nhưng biên lợi nhuận của GL và PPGL thường ổn định hơn, đồng thời TDA cũng có nền tảng doanh thu mạnh từ Mỹ với các đơn đặt hàng sản phẩm chất lượng cao.

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022, Tôn Đông Á ghi nhận doanh thu 21.680 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2021 và lỗ sau thuế hơn 276 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi gần 1.210 tỷ đồng.

Trước đó, Tôn Đông Á lên kế hoạch IPO và niêm yết cổ phiếu từ giữa năm 2021 vào thời điểm cổ phiếu thép đạt đỉnh và kết quả kinh doanh khả quan.

HoSE từng công bố nhận được hồ sơ niêm yết 114,7 triệu cp của Tôn Đông Á, ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là 22/4/2022 và đơn vị tư vấn là CTCK SSI.

Trước khi đăng ký niêm yết, Tôn Đông Á đã thực hiện đợt chào bán lần đầu 15,35 triệu cp ra công chúng (IPO). Với mức giá tối thiểu 40.000 đồng/cp, đợt IPO của Tôn Đông Á đã thu hút 139 nhà đầu tư tham gia và khối lượng đặt mua lên tới 16,46 triệu cp (vượt 7% so với lượng cổ phiếu chào bán). Ngày kết thúc chào bán là 10/3/2022.

Với giá mua 40.000 đồng/cp, Tôn Đông Á thu về 614 tỷ đồng và được định giá 4.587 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ gặp khó 'trăm bề'

(Vietnamdaily) - "Việc hoạt động ở cả thượng nguồn (sản xuất) và hạ nguồn (bán lẻ tới tay người tiêu dùng cuối) khiến HSG chịu ảnh hưởng gấp đôi từ giá nguyên liệu so với các doanh nghiệp cùng ngành" - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định trong Báo cáo của mình.
 

HSG đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử khi lỗ ròng trong 2 quý liên tiếp. Có thể nói chưa bao giờ ngành thép rơi vào tình huống gắt gao như hiện tại, khi thị trường thép liên tiếp mang lại thử thách cho cả hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

Là doanh nghiệp hoạt động ở cả hai phân khúc sản xuất và bán lẻ, HSG gặp khó gấp đôi so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Một cổ phiếu ngành thép bị cắt margin

(Vietnamdaily) - HoSE cho biết lý do cổ phiếu SMC không được nằm trong danh sách được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 là số âm.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa bổ sung cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Tin mới